Ẩm thực
Bữa tối với cá hồi Teriyaki
Là bậc phụ huynh, chúng ta luôn muốn các con ăn những gì tốt nhất nhưng có một nghịch lý là có nhiều trẻ lại không thích đồ ăn lành mạnh như rau củ mà thường thích đồ ngọt, kem, đồ chiên rán hơn. Trong bữa ăn, các bạn có mất thời gian từ dỗ dành cho đến dọa nạt để trẻ ăn rau không?
Thay vì giằng co hay mặc cả với lượng thức ăn bé phải ăn, các bạn có thể áp dụng các cách sau để tăng cường thực đơn lành mạnh cho con mà vẫn giúp con ăn một cách vui vẻ.
Trước hết, các bạn hãy nhớ, cho trẻ ăn rau xanh không phải bắt ép mà là giúp con có nhiều dinh dưỡng tốt hơn. Nếu có thái độ kiên quyết và nghiêm khắc, con bạn sẽ trở nên cảnh giác và mất cảm tình với các loại thực phẩm rau củ quả ngay từ đầu.
Hãy thay đổi quan điểm từ ra lệnh sang khuyến khích. Chúng ta chỉ vui vẻ làm những việc mình thích chứ không phải nhận lệnh từ người khác. Điều này là chân lý đúng cho mọi người, đặc biệt là trẻ con. Nếu bạn thấy mình bất lực với con vì chúng không chịu ăn rau, thì hãy thử một vài chiến thuật được Precision Nutrition gợi ý sau.
Nếu bạn không thích bị ép buộc, thì trẻ con cũng vậy. Ngay khi “đánh hơi” thấy mệnh lệnh, chúng ta thường sẽ:
Nguyên nhân: Khi bị sai bảo, bạn sẽ thấy mình trở nên nhỏ bé, bản thân không được xem trọng và không ai lắng nghe mình. Vì thế, trẻ chắc chắn sẽ phản ứng lại.
Có nhiều các tiếp cận khác hiệu quả hơn dọa nạt để cho trẻ nghe lời bạn, nhất là trong việc ăn uống: Hãy giúp con hiểu chúng có thể làm gì
Bằng cách này, thay vì đối đầu với con, các bạn sẽ hiểu hơn về những sở thích và suy nghĩ của trẻ. Đến đây, các bạn cũng sẽ thấy việc giúp con ăn rau không đơn giản là một chuyện nhỏ mà nó chính là một phần trong quá trình nuôi dạy con và hình thành kết nối giữa bố mẹ với con trong tương lai.
Trước hết, chúng ta sẽ đi vào một số nguyên tắc cơ bản.
Nguyên tắc #1: Hãy làm gương cho con
Trẻ con thường hay thích bắt chước theo những gì chúng nhìn thấy. Vì vậy hãy thử lặp đi lặp lại các thói quen ăn uống lành mạnh để con bạn làm theo như:
Nguyên tắc #2: Luôn giữ thái độ trung lập và khách quan
Trung lập nghĩa là khi đặt ra câu hỏi cho con, hãy thực sự tò mò về câu trả lời của trẻ và không phán xét.
Trung lập không có nghĩa là “Bố mẹ sẽ hỏi câu này nhưng chỉ có đáp án đúng duy nhất: Đáp án bố mẹ muốn nghe.”
Đừng tỏ ra quá vui mừng và thốt lên rằng: “Con ăn rau rồi cơ đấy! Ngoan lắm.” hoặc than thở về sự lựa chọn của con như, “Sao lại ăn thứ vớ vẩn đấy?”
Giữ thái độ trung lập ban đầu sẽ có chút khó khăn vì bố mẹ luôn quen với việc đưa ra yêu cầu và ý kiến chủ quan để con nghe theo. Nhưng giữ thái độ bình tĩnh, không phán xét kết hợp cùng những nguyên tắc Làm gương bên trên sẽ có hiệu quả tốt hơn để trẻ nghe lời nhưng vẫn có quyền lên tiếng trong gia đình.
Bạn càng làm tốt tấm gương cho con, không mặc cả, than phiền và giữ thái độ trung lập, thì con bạn sẽ có xu hướng làm theo những việc bạn mong đợi ở con – mà không cần quát mắng.
Vậy là bạn đã nắm được các nguyên tắc cơ bản, giờ thì chúng ta sẽ đi tới những câu hỏi và đối thoại giúp trẻ sẵn sàng ăn nhiều rau hơn.
Tuy rằng có câu nói “Không có câu hỏi nào là ngớ ngẩn”, nhưng điều này không luôn đúng vì có một số câu hỏi cần tránh, và có một số câu hỏi sẽ cho bạn kết quả bạn cần.
Những câu hỏi “tước quyền”: có tông giọng đanh thép, thể hiện uy quyền của bố mẹ cho rằng mình đúng. Khi bạn hỏi như vậy, các con sẽ cảm thấy bị dọa nạt và yếu thế hơn.
Những câu hỏi “trao quyền”: giúp con cảm thấy ấm áp, được lắng nghe, và tự tin trả lời bố mẹ hơn.
Hãy xem ví dụ về hai kiểu câu hỏi dưới đây.
Đối thoại kiểu “tước quyền”
Bố mẹ: Con có định ăn rau bây giờ không?
Con: Không ạ.
Bố mẹ: Thế sao lại không?
Con: Con không thích cách nấu kiểu này.
Bố mẹ: Nhưng bố mẹ thấy nấu như vậy chả có vấn đề gì cả.
Con: Im lặng.
Bố mẹ: Im lặng.
Căng thẳng được tạo ra ngay trong bữa ăn và phá hỏng thời gian bên nhau.
Đối thoại kiểu “trao quyền”
Bố mẹ: Con muốn ăn rau chứ?
Con: Không ạ.
Bố mẹ: Vậy con nói cho bố mẹ tại sao được không?
Con: Con không thích cách nấu này.
Bố mẹ: Vậy à? Thế con không thích gì ở cách nấu thế này?
Con: Nó nát lắm. Và lúc nào bố mẹ cũng để nó lẫn với những đồ ăn khác.
Bố mẹ: Vậy là có thể bố mẹ đã nấu hơi lâu và trộn với hơi nhiều thứ. Đúng không?
Con: Đúng ạ.
Bố mẹ: Thế con muốn lần sau rau được nấu thế nào?
Con: Con thích ăn rau giòn giòn như lần bố mẹ nướng rau củ. Và không có quá nhiều thứ trộn lẫn.
Bố mẹ: Thông tin này hay đó. Vậy lần sau chúng ta sẽ nướng rau củ và không trộn nó với thứ khác nhé. Nếu vậy con sẽ ăn rau chứ?
Con: Có, con sẽ ăn.
Bố mẹ: Được rồi, tốt lắm.
Bạn và con gần gũi hơn thay vì dọa nạt, quát mắng rồi gây ra giận dỗi và cả nước mắt.
Dưới đây sẽ là một số những mẹo để hướng con bạn tập trung vào những mặt thú vị của việc ăn rau. Hơn nữa, bạn có thể áp dụng chúng vào nhiều tình huống khác trong gia đình.
Lập buổi brainstorm (tạo ra ý tưởng) khi đi chợ
Hỏi những câu hỏi mở và đợi bé trả lời:
Cách làm này giúp cho con có cảm giác được tin tưởng và tôn trọng khẩu vị của mình mà không bị áp lực từ người lớn, và được đóng vai trò đóng góp vào bữa ăn gia đình thay vì ép buộc ăn cái gì đã nấu. Chúng sẽ tự biết mình thích hay không thích ăn gì.
Tạo ra nhiều lựa chọn
Hãy đưa ra cho chúng một số lựa chọn sẽ có và hỏi xem chúng sẵn sàng ăn gì.
Khi đưa ra những lựa chọn cho con, bạn đang trao quyền kiểm soát cho đứa trẻ, đồng thời tạo ra giới hạn để bé nghe theo và thực hiện chọn lựa trong những món lành mạnh bạn đã liệt kê.
Thêm món mới vào thực đơn
Khi con đòi ăn một loại thức ăn liên tục, bố mẹ luôn tìm cách ngăn không cho con ăn mãi một loại. Cách tiếp cận này thưởng phản tác dụng. Thay vì tước đi món ăn ưa thích của trẻ, hãy tìm cách bổ sung thêm vào món đó các thành phần lành mạnh hơn.
“Đầu hàng” khi cần
Đã bao giờ bạn rơi vào tình huống, dù bạn có nói gì đi nữa, con bạn cũng kiên quyết không nghe và cái lại vô lý chưa? Vậy đó, thay vì tranh cãi đến cùng, hãy thử làm điều ngược lại: Để các con thắng. Tuy nhiên, hãy khéo léo khi áp dụng phương pháp này qua một vài tình huống sau:
Ví dụ 1: Con của bạn nói rằng chúng không muốn ăn tối vì đã ăn vặt ở nhà bạn vào buổi chiều. Ngay cả khi không vui vì điều này, đừng vội mắng con về việc chúng bỏ bữa, hãy nói:
- “Nếu con không đói vì đã ăn ở nhà bạn, bố mẹ sẽ không bắt con ăn cơm. Nhưng bố mẹ sẽ rất vui nếu con ngồi cùng gia đình trong bữa cơm và nói chuyện về ngày hôm nay. Được chứ?”
Ví dụ 2: “Con không thích đồ ăn bố mẹ nấu ngày hôm nay cũng không sao. Con có thể tìm thứ gì đó khác để ăn trong tủ lạnh.”
Ví dụ 3 (với trẻ lớn): “Nếu con không thích thức ăn ngày hôm nay, lần sau con có thể nấu những món mình thích cho cả nhà ăn nhé.”
Đôi khi, đối với trẻ tuổi teen hay trẻ lớn, cách tốt nhất để chúng không đối đầu với mình chính là rút lui. Khi đó, chúng sẽ thấy trống trải vì mất lý do để chống đối và dịu lại.
Các bạn thấy đấy, việc giúp con ăn rau không chỉ đơn giản là thỏa thuận, giao hẹn hay ép buộc. Nó là cả một hệ thống kết nối với việc bình thường bạn giao tiếp và dạy đứa trẻ theo cách nào. Hãy luôn là người bạn với con và thực sự giúp đỡ chúng. Trao cho trẻ quyền lợi cùng trách nhiệm thay vì nuông chiều và dọa nạt khi trẻ không nghe lời.
Dao Chi Anh
Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội
Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882
Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn
Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.