Trẻ em có uống được hoa đậu biếc không? Khi nào nên uống?

MẸ & BÉ

Trẻ em có uống được hoa đậu biếc không? Khi nào nên uống?

authorBy Đặng Nguyệt
Share on
Share on
Trẻ em có uống được hoa đậu biếc không? Khi nào nên uống?

Trẻ em có uống được hoa đậu biếc không? Hoa đậu biếc vốn có màu sắc rực rỡ thu hút mọi ánh nhìn, và bởi vì có tính thẩm mỹ cao nên không chỉ người lớn mà trẻ nhỏ cũng vô cùng thích thú với loài hoa này. Vì vậy, có không ít băn khoăn rằng liệu trẻ em có uống được hoa đậu biếc không? Nếu có nên uống khi nào và liều lượng ra sao để đảm bảo sự phát triển toàn diện cho trẻ nhỏ? Hãy cùng tìm hiểu kiến thức để có câu trả lời cho thắc mắc trên.


Trẻ em có uống được hoa đậu biếc không và cách dùng như thế nào?


Trẻ em có uống được hoa đậu biếc không và uống bao nhiêu là đủ? Hoa đậu biếc mang màu sắc bắt mắt nên được trẻ em rất thích. Đối với trẻ em trên 2 tuổi, các phụ huynh hoàn toàn có thể thay thế những thức uống có ga nhiều đường bằng trà hoa đậu biếc lành mạnh có lợi cho tiêu hóa, ngăn ngừa béo phì, tiểu đường rất tốt.


Tuy nhiên, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên hạn chế dùng hoa đậu biếc. Đặc biệt với các bé hệ tiêu hóa kém, ăn các món hoặc thức uống có hoa đậu biếc sẽ rất dễ bị tiêu chảy, buồn nôn. Có nhiều chất trong hoa đậu biếc mà cơ thể trẻ nhỏ chưa thể hấp thụ được, từ đó dễ sinh ra phản ứng phụ. Vì vậy các mẹ hãy cho trẻ uống với liều lượng nhỏ, hoặc có thể tham khảo ý kiến bác sĩ.


Cách dùng và liều dùng: Nên sử dụng hoa đậu biếc tối đa 2 lần/tuần. Mỗi lần dùng từ 3,4 bông và ngâm trong nước sôi khoảng từ 10s-15 giây. Các bậc phụ huynh cũng có thể cho trẻ em uống nước hoa đậu biếc sau bữa ăn khoảng 30 phút. Điều này sẽ giúp hoa đậu biếc tạo điều kiện hấp thụ sắt ở trẻ được tốt hơn, bởi sắt là một khoáng chất vô cùng quan trọng trong việc tăng cường thể chất và trí tuệ ở trẻ trong độ tuổi phát triển toàn diện.


tre-em-co-uong-duoc-hoa-dau-biec-khong-2.jpg


Hoa đậu biếc và lợi ích đối với sức khỏe


Hoa đậu biếc còn có tên gọi khác là bông biếc hoặc đậu hoa tím. Đây là giống cây thân thảo, leo thường được trồng thành giàn. Hoa đậu biếc có màu sắc đẹp mắt, thường được sử dụng trong việc tạo màu thực phẩm. Ngoài ra, hoa còn được chế biến thành trà, rất có lợi cho sức khỏe và được giới trẻ ngày nay vô cùng đón nhận.


Hoa đậu biếc đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe:


Hoa đậu biếc làm món ăn ngon


Nhiều món ăn làm từ hoa đậu biếc không chỉ đẹp mắt mà còn được chế biến thành các món ăn, thức uống thơm ngon, bổ dưỡng. Ví dụ như, nước sắn dây hoa đậu biếc, sinh tố hoa đậu biếc, sữa tươi hoa đậu biếc, bánh chưng hoa đậu biếc…


Hoa đậu biếc có thể dùng tươi, sấy khô hoặc tán thành bột dự trữ khi cần. Khi sử dụng chỉ cần đem ngâm trong nước khoảng 5 phút sẽ được một loại nước có màu xanh biếc, không mùi vị, vô cùng đẹp mắt.


Hoa đậu biếc giúp duy trì sức đề kháng, chống béo phì, thừa cân


Trong hoa đậu biếc có chứa anthocyanin có thể ức chế được phản ứng peroxy hóa lipid, ngăn cản sự tích tụ chất béo trong cơ thể giúp duy trì vóc dáng được thon thả, không bị béo phì, thừa cân. Ngoài ra, hoa đậu biếc còn giúp làm chậm quá trình lão hóa da, giảm rụng tóc và lưu thông máu tốt hơn. Bởi vậy rất nhiều chị em sử dụng hoa đậu biếc để làm đẹp bằng cách pha trà uống mỗi ngày. Với trẻ em, pha trà đậu biếc uống giúp trẻ có thể phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.


tre-em-co-uong-duoc-hoa-dau-biec-khong-1.jpg


Hoa đậu biếc giúp giảm stress, mệt mỏi


Chất anthocyanin trong hoa đậu biếc có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi tác hại và tăng sức đề kháng. Đối với những người mắc bệnh thiếu máu lên não, những người già, suy giảm trí nhớ hoa đậu biếc giúp cung cấp các chất dinh dưỡng cho não bộ. Điều này sẽ giúp cải thiện lưu thông máu trong não.


Hoa đậu biếc giúp tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa ung thư


Hoa đậu biếc có khả năng chống oxy hóa cao, những hoạt chất trong hoa Đậu biếc có chức năng ổn định di thể trong nhân tế bào, bảo vệ màng tế bào, tăng cường khả năng nhận diện tế bào ung thư của bạch cầu và thực bào nên hạn chế được sự phát triển tế bào ung thư và hỗ trợ bệnh nhân trong quá trình điều trị xạ trị. Ngoài ra theo nhiều nghiên cứu từ các nhà khoa học, trong phòng thí nghiệm, chất cliotide của hoa Đậu biếc có khả năng ức chế tế bào ung thư một cách hiệu quả.


Hoa đậu biếc giúp tăng cường thị lực


Ngoài những tác dụng trên, hoa đậu biếc còn có tác dụng cải thiện thị lực cực kỳ hiệu quả giúp bảo vệ đôi mắt của bạn khỏi tác hại từ môi trường. Sử dụng loài hoa này trong các bữa ăn hàng ngày sẽ giúp máu lưu thông trong các mao mạch của mắt, hỗ trợ việc điều trị các bệnh về mắt hiệu quả từ đó giúp bạn có thị lực tốt hơn.


Hoa đậu biếc giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường


Hoa đậu biếc đem lại công dụng thần kỳ, có thể làm tăng tiết hoạt chất insulin giúp kiểm soát và ổn định lượng đường trong máu, làm giảm một phần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Sử dụng trà từ hoa đậu biếc thay thế cho những thực phẩm uống có hại như nước có ga, kem,… là lựa chọn được rất nhiều bạn trẻ áp dụng.


tre-em-co-uong-duoc-hoa-dau-biec-khong-3.jpg


Khi nào không nên uống hoa đậu biếc?


Hoa đậu biếc có nhiều công dụng đối với sức khỏe là vậy, tuy nhiên trong hoa Đậu biếc chứa anthocyanin có tác dụng ức chế sự kết tụ tiểu cầu, làm tăng lưu thông máu, thúc đẩy sự co bóp tử cung nên lưu ý cẩn thận lưu ý hạn chế dùng cho phụ nữ đang mang thai và trẻ sơ sinh.


Khi dùng hoa đậu biếc để pha trà, làm đẹp nên lưu ý vì cây đậu biếc có 2 bộ phận chứa chất độc đó là: Hạt và rễ.


Chuyên gia cho hay, rễ đậu biếc có vị chát, đắng, có chứa một lượng nhỏ chất độc để điều chế thuốc tẩy, thuốc xổ, thuốc hay trị rắn cắn, côn trùng cắn... do đó có thể gây buồn nôn nếu ăn phải.


Còn hạt đậu biếc chứa khoảng 12% chất dầu có khả năng gây ngộ độc khi nhai nuốt phải, biểu hiện là nôn mửa, tiêu chảy nặng. Trong thực tế đã ghi nhận một số ca ngộ độc do ăn phải hạt đậu biếc, chủ yếu là trẻ em. Chuyên gia khuyên các bậc phụ huynh phải cẩn thận nhắc nhở trẻ không chơi, không ăn hạt đậu biếc để tránh ngộ độc.


Trẻ em có uống được hoa đậu biếc không? Uống khi nào thì hiệu quả nhất? Qua bài viết trên các bậc phụ huynh cần tìm hiểu kỹ theo những kiến thức trên để có thể chăm sóc trẻ tốt nhất nhé. Vì theo các nhà nghiên cứu hoa đậu biếc xinh đẹp này làm lâu lành vết thương. Do đó, cha mẹ cần lưu ý khi con đang bị chấn thương hoặc vừa mới phẫu thuật xong thì không nên sử dụng trà hoa đậu biếc. Sử dụng hoa đậu biếc sẽ làm cho việc phục hồi vết thương của trẻ nhỏ lâu lành hơn. Cách tốt nhất là cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

About the author

Cô gái yêu thích marketing và viết lách.

author

Đặng Nguyệt

Đăng ký để nhận tin tức mới nhất từ Her

Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội

Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882

Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn

Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

imgimg
close-icon

Quà Tặng Đặc Biệt Tháng Này!

Liệu pháp giác hơi da mặt mang đến sức khoẻ và độ đàn hồi cho làn da, trả lại vẻ tươi trẻ bạn mong muốn!