Mẹ & bé
Nấc cụt ở trẻ sơ sinh
Trẻ có dây rốn quấn cổ có thông minh đúng như quan niệm dân gian đồn thổi hay không? Tình trạng dây rốn quấn cổ có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của cả thai nhi và mẹ? Bạn sẽ tìm được câu trả lời khi đọc xong bài viết dưới đây nhé.
Trẻ có dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ. Theo kiến thức y khoa, đây là hiện tượng dây rốn quấn quanh cổ của thai nhi thành một vòng, thậm chí là nhiều vòng. Dây rốn có chức năng vận chuyển chất dinh dưỡng, oxi, máu từ cơ thể mẹ qua con thông qua bánh nhau. Tình trạng dây rốn quấn cổ thai nhi thường gặp ở 30% mẹ bầu trong quá trình mang thai tháng thứ 5 hoặc 6 của thai kỳ và được phát hiện qua quá trình siêu âm.
Thường hiện tượng dây rốn quấn quanh cổ thai nhi sẽ tự gỡ và trở lại bình thường, tuy nhiên, một số trường hợp có dây rốn quấn chặt, thai nhi sẽ đạp mạnh hơn trong bụng mẹ để báo hiệu nguy hiểm.
Trẻ có dây rốn quấn cổ có thông minh không? Theo quan niệm dân gian truyền miệng, việc trẻ có dây rốn quấn cổ lại có ý nghĩa khác. Nếu những bé gái có dây rốn quấn cổ thì sau này sẽ có cuộc sống giàu sang, phú quý và rất sung sướng. Với những bé trai sẽ thông minh, lanh lợi và rất đào hoa.
Tuy nhiên, thực tế thì dựa theo quan điểm khoa học, hiện nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào chứng minh vấn đề dây rốn quấn cổ bé sẽ thông minh.
Quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng, máu nuôi thai nhi sẽ gặp khó khăn khi dây rốn bị rối và siết chặt nhiều vòng. Bởi vậy, con trẻ sau này có nguy cơ sinh ra nhẹ cân và thiếu máu. Nguy hiểm hơn thì bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân đẻ mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.
Trên thực tế, bé bị dây rốn quấn cổ 1 vòng thì phần lớn không gây nguy hiểm. Khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ vẫn có thể phát triển khỏe mạnh và sinh thường vậy nên các mẹ cũng đừng quá lo lắng. Hãy giữ tinh thần lạc quan, thoải mái để giúp con phát triển toàn diện và tham khảo bác sĩ nếu có vấn đề gì nhé!
Ảnh hưởng đối với mẹ bầu
Đa số những mẹ bầu có thai nhi bị vòng rốn quấn cổ đều cảm thấy lo lắng, áp lực vì sợ em bé xảy ra bất trắc.
Khi dây quấn cổ nhiều vòng khiến cho đầu em bé ngửa ra sau nên khó sinh thường, dẫn đến việc làm tăng nguy cơ mẹ bầu phải sinh mổ.
Ảnh hưởng đối với trẻ
Dây rốn quấn cổ làm giảm lưu lượng máu cung cấp cho thai nhi, khiến quá trình trao đổi chất của bé bị cản trở, gây khó khăn. Vì thế, bé sinh ra có thể bị nhẹ cân hoặc bị thiếu máu.
Trường hợp mẹ bầu quyết định sinh thường, có thể xảy ra những cơn co thắt có thể khiến dây rốn bị xiết lại làm cho nhịp tim thai giảm. Khi đó, cơ thể của em bé sẽ bị thiếu oxy, gây ngạt.
Đặc biệt với những trẻ nghịch ngợm, tình trạng này sẽ nguy hiểm hơn vì khi em bé càng cử động mạnh, cử động nhiều thì càng dễ bị dây quấn siết chặt gây nghẹt thở. Điều này dẫn tới nguy cơ thai lưu. Mặc dù tỷ lệ thai lưu vì dây rốn quấn cổ trẻ rất thấp, thế nhưng không phải không xảy ra, vì vậy mẹ cũng cần phải đề phòng bất trắc.
Tuy rằng, phần lớn dây rốn quấn cổ không làm hại đến mẹ và bé, nhưng các mẹ cũng nên tìm hiểu kiến thức đầy đủ để phòng ngừa trường hợp bất trắc xảy ra. Nền y học hiện đại ngày nay vẫn chưa có cách để khắc phục hiện tượng dây rốn quấn cổ mà hoàn toàn phụ thuộc vào tính tự vận động của thai nhi. Vậy nên các mẹ hãy lưu ý những lời khuyên sau từ các chuyên gia để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả 2 mẹ con nhé:
Đi khám thai định kỳ
Để có thể phát hiện ra những bất thường với thai nhi có dây rốn quấn cổ, các mẹ bầu cần tuân thủ lịch khám thai định kỳ của bác sĩ. Việc kiểm tra thường xuyên sẽ giúp các mẹ yên tâm hơn và đề phòng được xem em bé có bị dây rốn quấn cổ không, từ đó có phương pháp sinh thích hợp nhất.
Có chế độ sinh hoạt ăn uống lành mạnh
Mẹ bầu nên có chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học và nghỉ ngơi hợp lý, thể dục nhẹ nhàng đều đặn. Bên cạnh đó, cần giữ tinh thần lạc quan, thoải mái; lựa chọn một các bài thể dục, nghe nhạc nhẹ nhàng thư giãn phù hợp với sức khỏe và thể trạng của mẹ bầu như, yoga, đi dạo,.... Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên tránh không làm việc nặng quá sức cơ thể cho phép. Hãy nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh đến nơi đông đúc ồn ào gây kích thích mạnh khiến dây rốn quấn nhiều vòng hơn, nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Trong dân gian thường lưu truyền mẹo vặt chữa dây rốn quấn cổ trẻ bằng cách "mẹ bầu thực hiện bò quanh giường theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, thai quấn bao nhiêu vòng thì sẽ phải bò bấy nhiêu lượt". Nhiều mẹ đã áp dụng và thực hiện thành công phương pháp này. Tuy nhiên, vì chưa có nghiên cứu nào chứng minh, mẹ bầu cần lưu ý những điểm sau:
- Mẹ bầu không bò quá nhiều vòng gây chóng mặt, nếu làm sai cách có thể khiến tử cung co bóp mạnh, ảnh hưởng xấu tới thai nhi
- Không nên thực hiện việc bò ngay sau khi ăn uống
- Nếu thai máy bất thường và mạnh, mẹ bầu cần đến ngay đến bệnh viện vì có thể bé bị quấn cổ quá chặt dẫn đến nguy hiểm.
Trẻ có dây rốn quấn cổ có thông minh không? Hi vọng, qua những thông tin trên sẽ giúp ích được các mẹ bầu cảm thấy an tâm hơn, các mẹ có thể hiểu hiện tượng trẻ có dây rốn quấn cổ chỉ là quan niệm dân gian truyền miệng từ đời này qua đời khác. Thực tế, khi các mẹ bầu gặp trường hợp này cũng đừng hoang mang lo lắng quá, quan trọng là việc chú ý nghỉ ngơi thư giãn giữ tinh thần thoải mái nhất có thể. Nếu có vấn đề gì hãy đến gặp bác sĩ thăm khám định kỳ để có lời khuyên khoa học và chính xác nhất. Chúc các mẹ bầu có một thai thật kỳ khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông.
Đặng Nguyệt
Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội
Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882
Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn
Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.