Có nên nấu cháo cho bé bằng gạo nếp không? 5 sai lầm cần tránh

MẸ & BÉ

Có nên nấu cháo cho bé bằng gạo nếp không? 5 sai lầm cần tránh

authorBy Đặng Nguyệt
Share on
Share on
Có nên nấu cháo cho bé bằng gạo nếp không? 5 sai lầm cần tránh

Có nên nấu cháo cho bé bằng gạo nếp không là nỗi băn khoăn của nhiều mẹ khi chế biến món cháo cho con ăn dặm. Không chỉ cần chú ý đến cách nấu cháo sao cho ngon và giàu dinh dưỡng, các mẹ cũng nên biết có nên dùng gạo nếp nấu cháo cho con không. Cùng tham khảo thông tin dưới đây để có câu trả lời.


Có nên nấu cháo cho bé bằng gạo nếp?


Rất nhiều mẹ băn khoăn không biết có nên dùng gạo nếp nấu cháo cho bé không. Theo các chuyên gia, mẹ hoàn toàn có thể cho bé ăn cháo gạo nếp vì thành phần gạo nếp cũng tương tự gạo tẻ. Nấu cháo gạo nếp cho bé là một cách để thay đổi khẩu vị cho con. Thi thoảng, mẹ có thể nấu cháo gạo tẻ pha thêm chút gạo nếp và một loại hạt như đậu xanh hoặc loại hạt nhiều đạm đều rất tốt cho con.


Có nên nấu cháo cho bé bằng gạo nếp?


Bạn có nên nấu cháo cho bé bằng gạo nếp vì loại gạo này giàu chất xơ không hòa tan, tốt cho hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, vitamin E và dưỡng chất có trong cám gạo nếp cũng tốt cho da. Cháo gạo nếp sẽ mang đến vị ngọt, làm ấm bụng và giúp con dễ tiêu hóa.


Các bước nấu cháo bằng gạo nếp đơn giản


Để nấu thành công nồi cháo gạo nếp ngon miệng, không bị vỡ hạt, tham khảo các bước nấu cháo đơn giản dưới đây.


Bước 1: Rang gạo trước khi nấu


Bạn nên rang gạo sơ qua trước khi nấu để tăng hương vị và màu sắc cho món cháo. Khi rang, cần chú ý không rang quá kỹ để tránh làm cháy gạo, chỉ nên rang cho đến khi màu gạo chuyển sang trắng đục và hơi lấm tấm là đạt yêu cầu. 


Bước 2: Canh nhiệt độ khi nấu cháo


Hiện nay mẹ có thể nấu cháo cho con bằng nồi instant pot, nồi cơm điện... rất tiện lợi và không mất thời gian trông bếp. Nhưng nếu nấu cho con bằng nồi thông thường, chú ý không nên để nhiệt quá cao, tránh cháo bị khê, cháy và không nhừ. Lúc đầu, bạn chỉ cần đun sôi cháo, rồi sau đó, hạ nhiệt nhỏ lại để hạt gạo có thể chín đều. Công đoạn này rất quan trọng sẽ góp phần giúp giữ nguyên hương vị và dinh dưỡng của thực phẩm nấu kèm.


Một lưu ý nhỏ khác là khi cháo sôi thì không nên đậy nắp vung. Nếu đậy vung, cháo sẽ bị trào ra ngoài. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên cho nước và nồi cháo nhiều lần vì sẽ làm cháo vữa và ăn không ngon.


Bước 3: Kết hợp nguyên liệu phù hợp


Tùy vào từng độ tuổi của bé mà mẹ có thể nấu loại cháo kèm theo nguyên liệu thực phẩm rau củ, thịt sao cho phù hợp. Chẳng hạn như thịt lợn, xương ống, thịt gà, bí ngô, … Sự kết hợp này sẽ tạo nên món cháo thơm ngon, bổ dưỡng tốt cho bé.


Các bước nấu cháo bằng gạo nếp đơn giản


Bước 4: Nêm nếm gia vị


Để có món cháo ngon miệng, bạn cũng cần nêm nếm sao cho vừa. Chú ý không nên nêm cháo lúc còn nóng bởi lưỡi sẽ không cho vị chính xác. Thông thường, người ta cũng không cho mắm vào cháo vì sẽ khiến cháo nhanh chua và hỏng. Lúc ăn, nếu nhạt mới cho thêm mắm vào bát riêng.

Với các bé dưới 1 tuổi, ba mẹ không nên dùng gia vị cho món cháo giống như gia vị người lớn. Hãy dùng các loại gia vị phù hợp dành riêng cho trẻ ăn dặm.


5 Sai lầm cần tránh khi nấu cháo cho bé ăn dặm


Thường xuyên cho khoai và cà rốt nghiền vào món cháo


Nhiều mẹ quan niệm đây là hai loại củ chứa nhiều chất bổ. Bởi vậy, ho thường xuyên thêm khoai tây và cà rốt vào món cháo. Thực tế, đây là hai loại củ thuộc nhóm bột đường mà không phải là rau như nhiều mẹ nghĩ. Bởi vậy, nếu ăn quá nhiều, con sẽ bị thừa bột đường mà lại thiếu vitamin. Cách tốt nhất là bạn không nên dùng nhiều hai loại quả này khi bổ sung món ăn cho trẻ ăn dặm.


Thêm ngũ cốc vào cháo


Nhiều mẹ nấu cháo cho bé thường thêm nhiều thành phần, nhất là ngũ cốc và bột. Đây là sai lầm không nên có vì ngũ cốc dù giàu dinh dưỡng nhưng không phù hợp với hệ tiêu hóa còn non nớt của con. Nếu ăn những thực phẩm như vậy, con sẽ dễ bị đầy hơi, khó tiêu và lâu dần sẽ biếng ăn.


Cho bé ăn quá mặn


Khi thấy cháo của bé nhạt, nhiều mẹ thêm các loại gia vị như hạt nêm và nước mắm. Tuy nhiên, điều này có thể gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày của trẻ và gây hại cho thận.


Cho bé ăn cháo nghiền nhuyễn quá lâu


Việc cho bé ăn cháo nhuyễn quá lâu sẽ khiến con không có phản xạ nhai, dịch vị không được kích thích. Do đó, bé không cảm nhận được mùi vị của thức ăn, và về lâu dài con sẽ biếng ăn. Bởi vậy, ngoài việc chú ý có nên nấu cháo cho bé bằng gạo nếp để đổi vị, mẹ cũng nên tập phản xạ nhai cho bé bằng cách chuyển đổi độ nhuyễn của thức ăn một cách từ từ.


Sai lầm cần tránh khi nấu cháo cho bé ăn dặm


Không sử dụng dầu ăn


Đa số các mẹ đều cho rằng nấu cháo cùng dầu ăn khiến trẻ đau bụng. Thực tế, dầu ăn (bao gồm dầu thực vật hoặc dầu cá) được xếp vào nhóm thực phẩm cung cấp chất béo. Đây là nhóm chất dinh dưỡng rất quan trọng, đóng vai trò chính trong cung cấp năng lượng cho trẻ, giúp hình thành mô mỡ có chức năng điều hòa thân nhiệt, cung cấp chất béo giúp cho quá trình hấp thu các vitamin quan trọng trong cơ thể. Vì vậy khi nấu cháo cho con, mẹ nên cho 1-2 thìa dầu ăn nhé!

 

Như vậy, có nên nấu cháo cho bé bằng gạo nếp vì gạo nếp cũng rất bổ dưỡng cho trẻ thành phần giàu dưỡng chất. Các mẹ hãy chú ý cách nấu cháo bằng gạo nếp cũng tương tự như gạo tẻ và chú ý thực hiện các bước nấu cháo để có thể tạo nên món cháo thơm ngon hơn. Chúc các mẹ thành công trong việc nấu món cháo đầy dinh dưỡng cho con.

About the author

Cô gái yêu thích marketing và viết lách.

author

Đặng Nguyệt

Đăng ký để nhận tin tức mới nhất từ Her

Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội

Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882

Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn

Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

imgimg
close-icon

Quà Tặng Đặc Biệt Tháng Này!

Liệu pháp giác hơi da mặt mang đến sức khoẻ và độ đàn hồi cho làn da, trả lại vẻ tươi trẻ bạn mong muốn!