Mẹ & bé
Nấc cụt ở trẻ sơ sinh
Các ba mẹ tìm cách trị sổ mũi cho bé bằng dầu tràm vì đây được xem là giải pháp hiệu quả khi bé bị cảm và sổ mũi. Bí quyết dùng dầu tràm trị sổ mũi cho trẻ được cho là đơn giản và dễ thực hiện, ngoài ra còn giúp phụ huynh không cần dùng thuốc gây nhờn thuốc cho trẻ về sau. Tham khảo các mẹo trị sổ mũi bằng dầu tràm dưới đây và áp dụng với bé sao cho phù hợp.
Để thực hiện cách trị sổ mũi cho bé bằng dầu tràm cũng rất hiệu quả là mẹ hãy xoa đều lên vùng lưng, ngực, lòng bàn tay và bàn chân của bé. Sau khi xoa, các vị trí này sẽ dần ấm lên và hỗ trợ điều trị ho rất tốt cho bé.
Các mẹ có thể xoa vào lòng bàn chân bé trước khi ngủ vì thông thường con sẽ dễ bị lạnh vào mùa đông và dễ bị ngạt mũi. Khi được giữ ấm, bé sẽ ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết lạnh và tình trạng sổ mũi cũng khó xảy ra. Tuy nhiên, cách xoa dầu tràm lên da này không nên áp dụng với các bé sơ sinh vì da bé còn rất mỏng và nhạy cảm nên dễ bị bỏng.
Một trong những cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm đơn giản nhất là pha tinh dầu vào nước tắm của con. Bằng cách này, con sẽ hít được mùi thơm từ dầu tràm giúp giảm nghẹt mũi, tiêu diệt virus gây kích ứng và làm thông hệ hô hấp. Qua đó, bé sẽ nhanh hết sổ mũi và nghẹt mũi hơn.
Ba mẹ chỉ cần nhỏ khoảng 5-10 giọt tinh dầu vào thau nước ấm, khuấy đều rồi dùng khăn nhúng vào để lau người bé. Chú ý không nên lau vùng mặt và mắt để bé không bị cay khó chịu. Vì dầu tràm từ thiên nhiên 100% nên không gây nhờn trên da. Mẹ có thể không cần tắm lại cho bé sau khi lau người con bằng nước có chứa tinh dầu.
Mẹ cũng có thể dùng dầu tràm nhỏ lên gối để giúp con hít được tinh dầu tràm nhằm giảm ngạt mũi rõ rệt. Đây cũng là cách trị sổ mũi cho bé bằng dầu tràm rất đơn giản được nhiều mẹ áp dụng. Mùi hương từ tinh dầu sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn, virus trong mũi và giảm nhanh hiện tượng cúm hay cảm lạnh ở bé.
Xông hơi phòng bằng tinh dầu tràm cũng giúp lan tỏa mùi hương khắp phòng và bé sẽ hít được tinh dầu dễ dàng. Bạn có thể nhỏ vài giọt vào đèn đốt, máy phun sương hay máy tạo độ ẩm. Không chỉ giúp giảm ngạt mũi cho bé, xông hơi phòng bằng tinh dầu cũng góp phần sát khuẩn không khí, tạo nên bầu không khí sảng khoái cho cả nhà.
Với các bé lớn hơn, mẹ có thể cho con ngửi tinh dầu tràm bằng cách nhỏ giọt tinh dầu vào khăn quàng cổ của bé. Mùi hương dầu tràm sẽ giúp con giảm sổ mũi, ngạt mũi và tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả.
Trong dầu tràm có chứa các chiết xuất từ cành, lá, thân của cây tràm có khả năng kháng khuẩn và chống viêm hỗ trợ trị ngạt mũi rất tốt. Trong Đông y, lá tràm có tính ấm giúp giảm và thông đờm nên dầu tràm thường được dùng để trị sổ mũi, ngạt mũi và các vấn đề liên quan đến đường hô hấp.
Theo khoa học, dầu tràm có chứa các hoạt chất hóa học có thể giúp tiêu đờm và kháng khuẩn. Bên cạnh đó, nó còn có thể ức chế virus gây cúm và giảm chứng nghẹt mũi, chảy mũi hiệu quả. Bởi vậy, cách trị sổ mũi cho bé bằng dầu tràm được cho là hiệu quả. Các mẹ có thể áp dụng các cách trên để dùng dầu tràm chữa nghẹt mũi cho con dễ dàng.
Khi dùng dầu tràm trị sổ mũi cho bé, các bậc phụ huynh cần lưu ý một số vấn đề sau để đảm bảo an toàn và tính hiệu quả của phương pháp này.
- Không dùng dầu tràm thoa trực tiếp lên da của trẻ sơ sinh vì da bé còn nhạy cảm rất dễ bị kích ứng và bỏng. Có thể pha loãng dầu tràm trước khi xoa lên da của con, các loại dầu nền có thể dùng: dầu oliu, dầu bơ, dầu dừa…
- Không nên dùng nhiều tinh dầu trong phòng vì sẽ gây nồng nặc mùi gây choáng. Chỉ nên dùng 3-4 giọt mỗi lần là đủ
- Nên sử dụng dầu tràm nguyên chất, hoàn toàn từ thiên nhiên và đảm bảo dầu tràm chất lượng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé
- Không nên dùng dầu tràm pha loãng nhỏ trực tiếp vào mũi trẻ vì sẽ làm kích ứng niêm mạc mũi khiến con bị cay xộc mũi. Nếu muốn dùng nhỏ mũi, ba mẹ hãy dùng dung dịch nước muối sinh lý hoặc vệ sinh mũi chuyên dụng để đảm bảo không gây kích ứng và hại cho bé
Về cơ bản, cách trị sổ mũi cho bé bằng dầu tràm là an toàn và hiệu quả. Các ba mẹ nên cân nhắc áp dụng các mẹo dùng tinh dầu khác nhau sao cho phù hợp với con mình nhất. Tuy nhiên cần chú ý không dùng quá nhiều dầu tràm nếu thấy tình trạng của con không có tiến triển. Lúc này, cần áp dụng các biện pháp khác sao cho thích hợp hơn để không làm trầm trọng thêm vấn đề sổ mũi của bé.
Đặng Nguyệt
Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội
Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882
Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn
Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.