Sống khỏe
7 Cách để thức dậy tỉnh táo mỗi sáng
Tình trạng bé ngủ hay đạp chân xuống giường khiến nhiều cha mẹ lo lắng, con có thể con ngủ không được ngon giấc hoặc là triệu chứng bất thường nào không. Để giải đáp thắc mắc trên cha mẹ hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về hiện tượng này qua bài viết dưới đây.
Theo các chuyên gia thì hiện tượng bé ngủ đạp chân xuống giường, cựa quậy tay chân chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường do hệ thần kinh của trẻ chưa được hoàn thiện đầy đủ. Vì vậy, cha mẹ nên lưu ý bổ sung cho bé các dinh dưỡng đầy đủ và cho trẻ ngủ đúng giờ giấc là được.Tuy nhiên, một số ít trường hợp bé ngủ hay đạp chân xuống giường lại xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau, cha mẹ cần để ý để có thể kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường ở trẻ và khám chữa kịp thời.
Nguyên nhân xảy ra hiện tượng trẻ ngủ hay đạp chân xuống dưới giường là do hệ thần kinh của trẻ nhỏ phát triển chưa hoàn thiện, do vậy sẽ không khống chế được toàn bộ các hoạt động vô thức nên các vận động tay, chân xảy ra nhiều trong lúc ngủ. Bên cạnh đó, có thể do một vài yếu tố khác ảnh hưởng như:
Khi cha mẹ cho trẻ ngủ ngày nhiều nên đêm trẻ sẽ thức ít buồn ngủ hoặc ngủ không sâu giấc, hay quấy khóc đêm và để chân xuống giường. Tùy theo độ tuổi trẻ sẽ có các khoảng thời gian ngủ ngày - đêm khác nhau. Cha mẹ có thể tham khảo thời gian chuẩn dưới đây
Trẻ từ 0 - 4 tháng: ban ngày thường ngủ 7 – 9 giờ và ban đêm thường ngủ 8 – 12 giờ.
Trẻ từ 4 - 12 tháng ban ngày thường ngủ là 4 - 5 giờ và ban đêm thường ngủ 9 - 10 giờ.
Canxi là khoáng chất quan trọng tham gia vào việt hỗ trợ hoạt động dẫn truyền thần kinh. Cha mẹ có thể bổ sung Canxi cho bé qua bữa ăn hàng ngày, đặc biệt là sữa có chứa nhiều canxi. Thế nhưng để canxi hấp thu tốt nhất cần có sự hiện diện của vitamin D - vi chất này rất ít trong sữa mẹ hay thức ăn. Cha mẹ có thể bổ sung vitamin D cho trẻ từ các loại thực phẩm bổ sung theo ý kiến tư vấn từ bác sĩ hay từ các chuyên gia dinh dưỡng.
Bé ngủ hay đạp chân xuống giường rất có thể là dấu hiệu trẻ chưa no bụng, cha mẹ lưu ý điều này vì trẻ sơ sinh thường cần nhiều cữ bú mỗi ngày. Nhất là trong những ngày thời tiết oi nóng, bé ra nhiều mồ hôi sẽ cần bú nhiều hơn. Chi tiết các mẹ có thể tham khảo thông tin sau:
Trẻ mới sinh cần tới 8 - 12 cữ bú/ngày.
Trẻ < 3 tháng cần khoảng 5-8 cữ bú /ngày
Trẻ 7 - 12 tháng tuổi cần 4 cữ bú/ngày
Giai đoạn này con đang học các động tác cơ bản như lật, bò... vì vậy bé sẽ hoạt động tay chân nhiều hơn trong ngày, gây nên các biểu hiện “dư âm” tương tự trong giấc ngủ.
Ngoài ra, trẻ ngủ hay đạp chân ra ngoài giường còn do một số yếu tố bên ngoài như thời tiết nóng bức, giường ngủ chật hẹp, không thoải mái, có muỗi côn trùng cắn. Một phần cũng do thói quen từ khi trong bụng mẹ em bé ngủ hay co chân lên, khi ra ngoài em bé sẽ có những hành động vô thức nên các vận động tay, chân xảy ra nhiều trong lúc ngủ.
- Bé ngủ hay đạp chân xuống giường, trước hết cha mẹ cần sắp xếp giường ngủ của bé an toàn, tránh để đồ chơi, bình sữa, đồ dùng khác trên giường. Nên lắp giường chắc chắn có vách ngăn tránh trường hợp bé đạp mạnh có thể bị ngã rất nguy hiểm.
- Lúc trẻ đạp chân tay, cha mẹ nên để bé nằm yên chứ không đánh thức trẻ, chỉ cần vỗ nhẹ cho bé ngủ tiếp. Khi trẻ thức hẳn hay quấy khóc đêm mới cần dỗ trẻ ngủ lại. Nếu bé trên 6 tháng tuổi, mẹ không nên cho bé bú đêm luôn bởi vì ở độ tuổi này trẻ không cần bú đêm nữa và điều này cũng giúp mẹ cai sữa đêm cho trẻ tốt hơn.
- Khi thấy trẻ ngủ ngày quá nhiều, mẹ cũng nên điều chỉnh giờ ngủ ngày - đêm của trẻ hợp lý và khoa học.
- Cho trẻ bú sữa trước khi đi ngủ để tránh trường hợp trẻ đói đêm quấy khóc.
- Khi trẻ được 18 tháng tuổi cha mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trong trường hợp cần bổ sung vitamin D cho bé. Có thể chọn sản phẩm vitamin D có thêm thành phần DHA để hỗ trợ hệ thần kinh của bé phát triển tốt hơn. Bên cạnh đó, cũng cần cung cấp đủ cho trẻ canxi vì thiếu canxi sẽ gây kích thích đến não, làm giấc ngủ của bé chập chờn, không ngon giấc được.
- Cha mẹ cần tạo cho bé một không gian ngủ yên tĩnh, tránh tiếng ồn, không có nhiều ánh sáng chói mắt để giúp bé có giấc ngủ đảm bảo hơn.
- Cha mẹ cần hạn chế các cho trẻ vận động quá sức, đặc biệt là trước khi ngủ.
Bé ngủ hay đạp chân xuống giường là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường nên cha mẹ không cần quá lo lắng. Khi trẻ lớn dần hiện tượng này sẽ chấm dứt, khi đó hệ thần kinh của trẻ được hoàn thiện đầy đủ. Nếu hiện tượng này kéo dài không có dấu hiệu giảm dần, nguyên nhân có thể liên quan tới các bệnh lý, cha mẹ cần đưa con tới các cơ sở y tế để được khám chữa kịp thời. Hi vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp cha mẹ có thêm kinh nghiệm chăm sóc cho con, giúp con có giấc ngủ ngon mỗi ngày.
Đặng Nguyệt
Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội
Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882
Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn
Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.