Bé mút tay có phải đói hay không? Tại sao bé hay mút tay?

MẸ & BÉ

Bé mút tay có phải đói hay không? Tại sao bé hay mút tay?

authorBy Đặng Nguyệt
Share on
Share on
Bé mút tay có phải đói hay không? Tại sao bé hay mút tay?

Bé mút tay có phải đói không là điều mà nhiều ba mẹ đang băn khoăn. Bài viết này sẽ giúp bạn đi sâu tìm hiểu về vấn đề trẻ mút tay có phải đói không và một số thông tin hữu ích khác.


Bé mút tay có phải đói không?


Khi ở những ngày tháng đầu tiên của cuộc đời, bé sơ sinh chưa biết nói nên không thể nói cho ba mẹ biết mình muốn gì. Bởi vậy, mút tay có thể được coi là một dấu hiệu như muốn báo cho mẹ biết rằng con đang đói. Đây được xem là một hành động thuộc tính bản năng của trẻ để ra dấu cho mẹ biết đã đến lúc nên cho bé bú hoặc ăn. 


Ngoài ra, để biết bé mút tay có phải đói không, bạn cũng có thể dựa vào dấu hiệu đói của trẻ sơ sinh. Khi đó, trẻ sẽ hay bặm miệng hoặc bặm môi như thể con đang rất sẵn sàng bú mẹ. Hãy quan sát thêm dấu hiệu này để biết rõ hơn về nhu cầu của bé. 


Tuy nhiên, đói không phải là nguyên nhân duy nhất khiến bé mút tay. Tùy theo từng độ tuổi và giai đoạn phát triển mà bạn sẽ biết bé sơ sinh hay mút tay là do đâu.


bé mút tay có phải đói


Tại sao trẻ sơ sinh hay mút tay?


Dấu hiệu tự xoa dịu bản thân


Như đã đề cập về việc bé hay mút tay có phải đói không, đói không phải là lý do phổ biến khiến trẻ mút tay nhưng không phải là nguyên nhân duy nhất. Bé mút tay là dấu hiệu tự xoa dịu bản thân. Hành động nhỏ này sẽ giúp bé thư giãn và bớt khó chịu.


Do mọc răng


Trẻ từ 3-4 tháng trở lên mút tay nhiều có thể do con đang hoặc chuẩn bị mọc răng. Mọc răng sẽ khiến các bé thấy đau ở nướu và việc mút tay cọ xát vào nướu giống như một cách để giảm cơn đau và giúp bé cảm thấy thoải mái hơn.


Để biết bé hay mút tay có phải do mọc răng không, các mẹ có thể quan sát xem bé có chảy nhiều nước dãi, và cáu kỉnh hơn bình thường không. Đây là những dấu hiệu phổ biến của hiện tượng sắp mọc răng ở bé.


Bé thích khám phá


Tại sao em bé hay mút tay? Đối với các bé mới chỉ 2-3 tháng tuổi, các con rất thích khám phá thế giới xung quanh và mút tay giống như một hành động tò mò và háo hức khám phá. Ở giai đoạn tuổi này, các con sẽ nhận ra đôi tay như một thứ gì đó mới lạ và rất hữu ích trong việc cầm, nhặt, vẫy… Ngoài ra, các bé sẽ bắt đầu tìm hiểu về giác quan, và các bộ phận của mình để hiểu hơn về cơ thể.


Đôi khi, em bé hay ngậm tay vì con đang chán. Bé sơ sinh đã quá quen với lịch trình ăn ngủ khóc nhất định trong ngày và chính điều này khiến con nhàm chán. Không được mẹ ôm ấp vỗ về, bé sẽ thường mút tay như báo hiệu rằng hãy đưa con đến không gian khác mới lạ hơn.


bé mút tay có phải đói


Trẻ sơ sinh hay mút tay có sao không?


Biết bé mút tay có phải đói không hay do nguyên nhân nào khác ở trên, ba mẹ có thể hiểu rằng hiện tượng bé mút tay được xem là bản năng bình thường của trẻ. Tuy nhiên, nếu ba mẹ để tình trạng này kéo dài sẽ gây những ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe và sự phát triển nói chung của bé. Chẳng hạn như:


- Bé mút tay quá sâu sẽ dễ khiến con bị nôn trớ sau khi ăn

- Tay bé chưa được rửa sạch thường chứa nhiều vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng lây qua đường tay miệng nếu bé mút tay như bệnh thủy đậu, cúm, chân tay miệng, nhiễm trùng tiêu hóa…

- Bé mút tay thường xuyên sẽ dễ làm biến dạng xương ngón tay khiến ngón tay của trẻ có hình dạng bất thường

- Tay của bé có thể bị tổn thương nếu trẻ mút tay mạnh hoặc nhai. Điều này cũng dễ khiến bé bị vi khuẩn xâm nhập và gây nên bệnh nhiễm trùng da

- Thói quen mút tay có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển của vòm miệng, sự sắp xếp của răng, gây lệch khớp cắn hay nhô, không chỉ gây mất thẩm mỹ khi con lớn lên mà còn khiến bé có nguy cơ khó phát âm…


bé mút tay có phải đói


Bé hay mút tay, mẹ phải làm sao?


Dù biết em bé mút tay có phải đói hay vì lý do gì đi chăng nữa, các ba mẹ vẫn nên giúp trẻ bỏ tật mút tay. Đây là một thói quen không tốt mà trẻ không nên có. Có thể tham khảo một số mẹo xử lý như sau:


- Đảm bảo bé bú đủ no, không bị đói để tránh khiến bé mút tay vì đói

- Tạo cảm giác thoải mái, thư giãn và an toàn cho bé vì nhiều khi trẻ mút tay vì đang lo lắng và bất an. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng lưu ý tìm hiểu nguyên nhân nếu trẻ thường xuyên thấy khó chịu hoặc kích thích quá mức

- Sử dụng úm vú giả được vệ sinh sạch sẽ để hạn chế việc bé mút tay

- Để con tham gia các hoạt động vui chơi khác phù hợp với độ tuổi để con phân tâm khỏi việc mút tay

- Với các bé lớn hơn, hãy dạy trẻ mút tay là xấu và dạy trẻ biết tác hại của việc mút tay

- Khuyến khích, tán dương bé khi con bỏ mút tay và cải thiện tình trạng này qua mỗi ngày

- Trong trường hợp với trẻ lớn không thể bỏ được tật mút tay, có thể cần đưa trẻ tới bác sĩ để được thăm khám và tư vấn.


Nhìn chung, bé mút tay có phải đói vì đây có thể là cách con muốn báo hiệu cho mẹ biết . Tuy nhiên, cũng có thể do các nguyên nhân khác khiến trẻ hay mút tay hơn. Mút tay là một thói quen không tốt, có thể gây những ảnh hưởng tiêu cực đến cả sức khỏe và sự phát triển của bé. Ba mẹ nên chú ý chăm sóc bé đúng cách để giảm tình trạng mút tay ở trẻ hiệu quả

About the author

Cô gái yêu thích marketing và viết lách.

author

Đặng Nguyệt

Đăng ký để nhận tin tức mới nhất từ Her

Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội

Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882

Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn

Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

imgimg
close-icon

Quà Tặng Đặc Biệt Tháng Này!

Liệu pháp giác hơi da mặt mang đến sức khoẻ và độ đàn hồi cho làn da, trả lại vẻ tươi trẻ bạn mong muốn!