Mỗi đứa trẻ đều có cân nặng tối ưu của riêng mình. Nhưng nếu tỷ lệ phần trăm cân nặng của con bạn giảm trên biểu đồ tăng trưởng như không tăng cân trong 3 tháng liền hoặc sút cân, đó chính là dấu hiệu cảnh báo tình trạng bệnh tật ở trẻ hoặc chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám dinh dưỡng để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Hãy tham khảo biểu đồ cân nặng của trẻ dưới đây:
Trong 3 tháng đầu đời: Tăng 1-2kg/ tháng.
Tháng thứ 4-6: Tăng 500-600g/ tháng.
Tháng thứ 7-12: Tăng 300-400g/ tháng.
Bé 1 tuổi thường nặng gấp 3 lần so với cân nặng lúc sinh (khoảng 9-10kg).
Từ 2 đến 10 tuổi: Bé tăng trung bình 2-3kg/ năm.
Với các bé trên 1 tuổi, mẹ có thể tính cân nặng trung bình của trẻ dựa trên công thức:
X = 9kg + [2kg x (N-1)].
Trong đó:
X là số cân nặng hiện tại của bé, được tính bằng đơn vị kg.
N là số tuổi của bé, tính theo năm.
Nguyên Nhân Khiến Trẻ Nhẹ Cân
- Trẻ sinh non thường nhẹ cân vì tốc độ tăng trưởng của trẻ không bắt kịp các bạn cùng lứa tuổi.
- Thông thường, bạn sẽ được yêu cầu lưu hồ sơ thực phẩm để kiểm tra thói quen ăn uống của con bạn. Chuyên gia dinh dưỡng cũng sẽ xem xét các khả năng khác Nhưng một lý do phổ biến khiến trẻ lớn bị nhẹ cân là do ăn uống không đủ chất. Đây có thể là kết quả của việc kén ăn, hoặc hoạt động quá nhiều mà không cung cấp đủ lượng calo cần thiết.
- Ngoài ra còn có một số vấn đề y tế có thể ngăn chặn sự thèm ăn hoặc ngăn chặn sự hấp thụ chất dinh dưỡng. Bao gồm:
Thuốc: Những loại thuốc được sử dụng trong chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), có thể ngăn chặn sự thèm ăn.
Dị ứng thực phẩm: Những thứ này có thể khiến việc nạp đủ calo trở thành một thách thức. Càng nhiều dị ứng thực phẩm, thách thức càng lớn.
Các vấn đề về nội tiết hoặc tiêu hóa: trẻ mắc các bệnh lý về chuyển hoá, nội tiết hoặc có mức chuyển hóa cơ bản cao, tiêu hao nhiều năng lượng nên ăn nhiều vẫn gầy
Điều Gì Có Thể Xảy Ra Nếu Trẻ Tăng Cân Kém?
Khi tình trạng biếng ăn, kém hấp thu kéo dài, sẽ bị thiếu năng lượng và thiếu chất dinh dưỡng, dẫn tới chậm tăng cân, chậm phát triển chiều cao, gây còi xương, suy dinh dưỡng và kém phát triển về trí não. Trẻ dễ bị suy giảm hệ miễn dịch, giảm khả năng chống đỡ với tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus..
Trẻ Em Nên Tập Những Thói Quen Ăn Uống Nào?
- Tránh Ăn vặt quá nhiều: Đây là một trong những cạm bẫy phổ biến nhất. Các gia đình nên quy định giờ giờ ăn chính và bữa phụ sao cho trẻ có thời gian đói trước khi ngồi vào bữa tối. Việc ăn vặt sẽ khiến trẻ no trước bữa và thấy các món ăn thiếu hấp dẫn hơn.
- Khuyến khích một hoặc hai bữa ăn nhẹ lành mạnh thường xuyên mỗi ngày. Tránh thức ăn ít dinh dưỡng, giàu năng lượng, chẳng hạn như đồ ăn vặt chứa calo rỗng, bao gồm kẹo, khoai tây chiên và nước ngọt.
- Thiết lập quy tắc trong bữa ăn như thời gian, hành vi...Sử dụng đồ điện tử: không để trẻ ngồi trước màn hình tivi, điện thoại hoặc máy tính trong khi ăn
- Tránh nước hoa quả: Đặc biệt là những loại có thêm đường. Nước trái cây và đồ uống có đường khác sẽ khiến trẻ no mà không cung cấp cho chúng bất kỳ chất béo hoặc chất đạm nào.
- Không bỏ bữa. Cân nhắc ăn bốn hoặc năm bữa nhỏ mỗi ngày, thay vì cố gắng ăn ba bữa lớn hơn, vì con bạn có thể sẽ không ăn hết chúng.
- Ăn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, giàu năng lượng, giàu calo nhưng cũng có vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác, chẳng hạn như sữa nguyên chất, sữa chua làm từ sữa nguyên chất, bơ đậu phộng, v.v.
- Hạn chế đồ uống trong bữa ăn để trẻ không no và có thể muốn ăn nhiều thức ăn hơn.
- Tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để được trợ giúp thêm, đặc biệt nếu con bạn bị kém hấp thu hoặc mắc bệnh mãn tính khiến trẻ bị nhẹ cân.
- Đừng ép trẻ khiến con có tâm lý sợ, chán bữa ăn.
Thực Phẩm Hữu Ích
- Đa dạng các bữa ăn: bữa ăn đơn điệu, nghèo nàn sẽ làm giảm hứng thú ăn uống của trẻ.. Do vậy, mẹ có thể đa dạng món ăn của bé bằng cách kết hợp nhiều loại thực phẩm lại với nhau. Tuy nhiên mẹ cần lưu ý là trong các bữa ăn cần cung cấp đủ 4 nhóm thực phẩm cho bé là: tinh bột, chất béo, đạm và rau quả cho trẻ. Ngoài ra, mẹ có thể trang trí món ăn bắt mắt để thu hút sự chú ý của con.
- Bạn cũng có thể lập danh sách các loại thực phẩm mà con thực sự thích và sau đó cố gắng tìm các phiên bản giàu dinh dưỡng hơn và giàu năng lượng hơn của những loại thực phẩm đó. Điều này nên bao gồm trái cây và rau quả và nhiều loại thực phẩm từ tất cả các nhóm thực phẩm.
- Chất béo lành mạnh: Nhiều chất béo từ thực vật là những thành phần rất cần thiết cho sự phát triển của con. Mẹ nên dùng các loại dầu hạt lanh, dầu dừa, dầu oliu khi nấu ăn. Ngoài ra cho trẻ ăn thêm các loại hạt giàu chất béo, calo và nhiều khoáng chất tốt cho sự phát triển thể chất của trẻ như: óc chó, hạt dẻ, hạnh nhân..
- Đồ ăn vặt lành mạnh: Thay vì bánh kẹo và đồ ngọt, hãy sử dụng các loại hạt, sữa chua, hoa quả ít đường.
- Với trẻ sơ sinh, cần sắp xếp thời gian ăn ngủ hợp lý. Khi trẻ bú, cần lưu ý tư thế và khớp ngậm đúng để trẻ nhận được lượng sữa đầy đủ và tốt nhất.
Khuyến Khích Trẻ Vận Động Thể Chất
- Trẻ vận động thường xuyên vừa giúp cho cơ thể năng động, nhanh nhẹn, còn giúp tiêu hao calo để trẻ có cảm giác thèm ăn và ăn ngon hơn, lúc này cơ thể trẻ sẽ dễ dàng hấp thu lượng dưỡng chất một cách tốt nhất.
- Trẻ sơ sinh: Massage các động tác nhẹ nhàng cho trẻ giúp máu lưu thông tốt, hệ cơ và xương chắc khỏe. Đồng thời, giúp trẻ tránh được tình trạng táo bón và đầy hơi.
Bổ Sung
- Sữa là một trong những nguồn dinh dưỡng dễ hấp thu nhất cho trẻ. Nên sử dụng thêm các loại sữa giúp con tăng cân tốt để tăng nguồn dưỡng chất mỗi ngày. Lưu ý, nhu cầu về sữa có thể thay đổi theo từng độ tuổi.
- Thực phẩm chức năng: Mặc dù các chuyên gia dinh dưỡng thường không khuyến khích cho trẻ sử dụng thực phẩm chức năng để giúp trẻ tăng cân, nhưng trong một số trường hợp có thể bổ sung thêm men vi sinh từ thực phẩm hoặc thực phẩm chức năng để tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng cho trẻ
Khi Nào Nên Đưa Trẻ Đến Gặp Bác Sĩ?
Nếu tình trạng này kéo dài không cải thiện, hãy nói chuyện với bác sĩ để đảm bảo rằng trẻ không có bất kỳ vấn đề về dinh dưỡng hoặc sức khỏe nào.
About the author
Ngo Thu Trang