Kiến tạo “của để dành” cho con

SỰ NGHIỆP & TÀI CHÍNH

Kiến tạo “của để dành” cho con

authorBy Dương Trang
Share on
Share on
Kiến tạo “của để dành” cho con

Nếu chưa có con, có lẽ bạn chưa thể hình dung chi phí cho con nhiều đến cỡ nào. Chúng bao gồm nhà ở, thức ăn, phương tiện đi lại và chăm sóc sức khỏe, tiết kiệm cho việc học đại học và chi phí sinh hoạt. Bạn đã có những chiến lược để kiến tạo “của để dành” cho con chưa? 


“Của Để Dành” Cho Con 


Trước tiên, bạn cần xác định rõ mục tiêu tiết kiệm để làm gì. Có thể bạn muốn tiết kiệm cho:


Đầu tư giáo dục


Bạn muốn cho con học một trường học có điều kiện học tập tốt ngay từ tiểu học. Hoặc đơn giản, bạn muốn tiết kiệm một khoản để sau này con có thể học đại học mà không phải lo lắng về tài chính. Có nhiều gia đình muốn xây dựng một kế hoạch tài chính cho con đi du học ngay từ khi con còn nhỏ…Dù mong muốn của bạn là gì, thì có một điều chắc chắn là đầu tư vào giáo dục luôn đắt đỏ và vô cùng tốn kém. Chính vì vậy đảm bảo khoản tiết kiệm cho việc học tập của con là rất quan trọng và được thiết lập càng sớm càng tốt.


Chăm sóc y tế và sức khỏe


Lo lắng về những vấn đề sức khỏe của bản thân và con cái không bao giờ là thừa. Bởi vậy, chắc chắn bạn nhất định cần có một khoản dự phòng ốm đau bệnh tật cho cả gia đình. Khoản tiết kiệm bắt buộc này sẽ giúp chúng ta vượt qua áp lực tài chính dễ dàng hơn bất kể khi nào sự cố sức khỏe xảy ra.


Đầu tư cho tương lai


Bạn đang có những đứa con đáng yêu. Bạn mong rằng sau này khi trưởng thành và kết hôn, chúng sẽ bước vào cuộc sống tự lập thuận lợi hơn bằng một ngôi nhà hoặc ít nhất một khoản tiền đầu tư làm ăn được thừa hưởng từ bố mẹ. Nếu trong khả năng của bạn có thể, một kế hoạch tiết kiệm cho tương lai dài hạn từ bây giờ thực sự cần thiết.



Bài Học Kiến Tạo Cho Con


Có những cách thức nào để các bậc cha mẹ khao khát kiếm tiền có thể tích lũy cho gia sản của gia đình họ? Các chuyên gia tài chính đã chia sẻ những cách dưới đây giúp bạn tiết kiệm tiền cho những đứa trẻ của mình.


Hiểu về dòng tiền của mình


Các chuyên gia về tài chính có lời khuyên rằng: để tiết kiệm được tiền, điều trước tiên, bạn cần biết dòng tiền của bạn đang vận hành như thế nào. Bạn thu và chi bao nhiêu trong một tháng. Chỉ khi nắm rõ về các thu chi của mình, bạn sẽ nắm được khoản nào có thể cần cắt giảm để tiết kiệm cho tương lai.


Đầu tư nhỏ


Nếu bạn có một khoản tiết kiệm trong ngân hàng, hãy tìm kiếm cơ hội đầu tư thay vì chỉ chờ nhận lãi hàng tháng.


Tái sử dụng những vật dụng cũ


Những đứa con của chúng ta sẽ lớn lên từng ngày. Thay vì liên tục tốn tiền vào việc mua sắm những bộ quần áo mới, chúng ta có thể tận dụng đồ cũ. Ngoài quần áo, có một số đồ dùng dành cho trẻ con không bắt buộc phải mua mới như nôi, xe đẩy, bộ bàn ghế ăn,…Bạn sẽ thấy ngạc nhiên về số tiền bạn tiết kiệm được nếu bạn dành thời gian lọc ra một danh sách những đồ cho trẻ em có thể tái sự dụng hoặc mua lại đồ cũ.


Dạy cho trẻ thói quen tiết kiệm


Gia đình cần coi việc tiết kiệm giống như một thói quen sinh hoạt trong gia đình. Hãy hướng dẫn cho con thói quen tiết kiệm dù đơn giản nhất: tiết kiệm năng lượng (tắt đèn khi ra khỏi nhà, vặn vòi nước nhỏ khi rửa tay, đóng cửa phòng khi mở điểu hòa….), tiếp đến dạy trẻ tái sử dụng những vật dụng hàng ngày. Thói quen tiết kiệm nên được cha mẹ xây dựng như một hoạt động thú vị và thi đua giữa các thành viên trong gia đình, để từ đó thu hút sự hứng thú tham gia của trẻ. 



Mở cho con một tài khoản tiết kiệm độc lập ở ngân hàng


Bạn có thể nhờ nhân viên ngân hàng tư vấn về việc mở cho con một tài khoản tiết kiệm riêng có cha mẹ là đồng sở hữu. Bằng cách này cha mẹ vừa tạo cho con thói quen tiết kiệm vừa dạy con quản lý tài chính một cách hiệu quả. 


Dạy con kỹ năng lập kế hoạch tài chính


Những đứa trẻ của bạn sẽ thật may mắn khi được thừa hưởng một khoản tiền cha mẹ để lại. Tuy nhiên chúng còn là những đứa trẻ may mắn hơn khi được cha mẹ dạy cho cách tiết kiệm, lập ngân sách và tự quản lý tiền bạc. Chúng ta đều biết việc dạy con về tài chính luôn là thách thức với các bậc cha mẹ. Nhưng bạn có thể bắt đầu bằng cách giúp con lập mô hình chi tiêu và tiết kiệm. Việc nói chuyện với con bạn về tiền bạc cũng là việc bạn nên làm đầu tiên. Tôi biết nhiều cha mẹ cảm thấy khó khăn và luôn muốn tìm một chuyên gia để nói chuyện với trẻ về vấn đề quản lý chi tiêu. Nhưng bản thân tôi nghĩ rằng: không có người thầy dạy trẻ quản lý chi tiêu tốt hơn chính cha mẹ của trẻ. Cha mẹ có thể cho con cái biết về số tiền cha mẹ đã chi trả để đảm bảo cuộc sống hàng ngày: thực phẩm, đồ gia dụng, quần áo…; cách cha mẹ lên kế hoạch tài chính cho một chuyến đi chơi của cả gia đình; các khoản chi và thu của cả gia đình trong tháng. Việc cha mẹ chia sẻ điều đó là cách giúp cho những đứa trẻ nhận ra: tại sao việc tiết kiệm là cần thiết và quan trọng là các kỹ năng trẻ học được từ cha mẹ trong việc ứng phó với các vấn đề tài chính trong gia đình.  


Tiết kiệm cho con là một món quà tuyệt vời. Nhưng thực chất, đó là việc bạn tiết kiệm cho những gì quan trọng đối với bạn: giáo dục con cái và xây dựng các nguồn lực mà gia đình bạn cần trong tương lai. Bằng cách duy trì thói quen tiết kiệm và dành tiền một cách có phương pháp để hướng tới mục tiêu của mình, bạn sẽ mang đến cho con mình món quà là sự hiểu biết sâu sắc cùng với số tiền bạn đã tiết kiệm được.

About the author

Không ngừng học hỏi, nỗ lực hoàn thiện bản thân, Dương Trang luôn hướng tới những giá trị chân-thiện-mỹ hiện đại. Cô tự tin, mạnh mẽ, năng động và luôn tràn trề nhiệt huyết trên hành trình chia sẻ tri thức và truyền cảm hứng đến những phụ nữ xung quanh mình.

author

Dương Trang

Đăng ký để nhận tin tức mới nhất từ Her

Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội

Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882

Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn

Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

imgimg
close-icon

Quà Tặng Đặc Biệt Tháng Này!

Liệu pháp giác hơi da mặt mang đến sức khoẻ và độ đàn hồi cho làn da, trả lại vẻ tươi trẻ bạn mong muốn!