3 Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh hiệu quả lâu dài

MẸ & BÉ

3 Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh hiệu quả lâu dài

authorBy Đặng Nguyệt
Share on
Share on
3 Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh hiệu quả lâu dài

Thông thường cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh tuy khá đơn giản nhưng không nhiều người biết. Khi sữa mẹ đã được vắt ra, rất dễ bị vi khuẩn tấn công nếu không được bảo quản đúng cách. Nếu không có tủ lạnh, làm sao để bảo quản sữa mẹ mà vẫn đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất tốt cho con? Một vài mách nhỏ dưới đây sẽ là câu trả lời cho việc bảo quản sữa mẹ.


Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh hiệu quả


Không phải gia đình nào cũng có tủ lạnh, vì vậy việc bảo quản sữa mẹ ắt hẳn sẽ hơi khác. Mặc dù không tiện lợi như tủ lạnh, nhưng một số cách dưới đây chắc chắn cũng là sự thay thế tuyệt vời để bảo quản sữa mà không tốn quá nhiều công sức.


Dùng dụng cụ đựng sữa mẹ phù hợp


Trong các cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh, bạn có thể sử dụng bình nhựa, thủy tinh hoặc túi lưu trữ để đựng sữa mẹ. Điều đáng nói nhất là hãy chú ý đến chất liệu an toàn. Bạn cần lựa chọn kỹ dụng cụ đựng sữa uy tín chất lượng để đảm bảo không gây hại cho bé. Ngoài ra, hãy ưu tiên bình và túi có nắp vặn kín hoặc kéo khóa chặt để sữa không bị đổ và cũng bị ảnh hưởng từ yếu tố bên ngoài.


Chính nhờ điều này mà sữa mẹ mới có thể để được lâu hơn, khi không có tủ lạnh.


Đảm bảo vắt sữa mẹ sạch sẽ


Trước lúc tìm đến cách bảo quản sữa mẹ, hãy ghi nhớ rằng bạn cần vắt sữa mẹ sạch sẽ. Yếu tố vệ sinh thực phẩm luôn được đặt lên trên hết. Bởi vậy, trước khi vắt sữa, hãy rửa tay sạch sẽ để đảm bảo sữa không bị các vi khuẩn gây hại xâm nhập, làm ảnh hưởng đến bé khi con uống.


cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh


Bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ phù hợp


Bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh bằng cách nào? Hãy đặt bình sữa mẹ đã đóng nắp kín vào không gian có điều hòa và để ở nhiệt độ 26 độ C. Chú ý rằng bạn không nên để sữa ở nơi có nhiệt độ cao, có ánh nắng trực tiếp hoặc nơi ẩm thấp, vì như vậy sẽ khiến sữa nhanh bị hỏng hơn, hoặc không hỏng nhưng cũng không còn nhiều dinh dưỡng tốt như ban đầu.


Nếu nhiệt độ phòng lớn hơn 26 độ C, tuyệt đối không để sữa mẹ ra ngoài. Hãy sử dụng túi cách nhiệt cùng đá khô. cách nhiệt với túi đá ngay lập tức. Hoặc đặt một chiếc khăn lạnh lên hộp bảo quản để giữ sữa mát hơn.


Tích trữ sữa mẹ tuy rất tiện lợi, nhưng không phải không có hạn chế. Kể cả bảo quản trong tủ lạnh hay tủ đông thì vitamin C trong sữa cũng sẽ mất dần theo thời gian, bảo quản càng dài thì hàm lượng vitamin C càng giảm. Ngoài ra, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ vì hướng dẫn bảo quản có thể khác nhau đối với trẻ sinh non, ốm yếu hoặc nhập viện.


cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh


Sữa mẹ để được bao lâu ở nhiệt độ thường?


Mặc dù bạn có thể áp dụng cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh, nhưng phải hiểu rằng cách bảo quản này sẽ không được lâu như trong tủ lạnh. Ở nhiệt độ thường bên ngoài, sữa mẹ không để được lâu, đồng thời cũng biến chất hoặc mất chất đi đáng kể. Việc con uống sữa mẹ để ngoài tủ lạnh có thể không nhận được dinh dưỡng đầy đủ và hệ tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.


Thông thường, sữa mẹ để được khoảng 6 giờ ở nhiệt độ thường trước khi bị ôi thiu và hư hỏng. Vào mùa đông, nó có thể để được 1 ngày nhưng hầu như sữa chắc chắn sẽ bị biến chất đi rất nhiều.


Điều này chưa nói đến việc để sữa mẹ quá lâu bên ngoài sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập, do đó khi bé uống sẽ dễ bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Theo lý giải, sữa mẹ có nhiều đạm (chứa axit amin), tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và sinh sôi. Bởi vậy, tốt nhất là mẹ không nên cho con uống sữa đã để bên ngoài lâu để đảm bảo an toàn cho sức khỏe con.


cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh


Những lưu ý khi bảo quản sữa mẹ 


Bên cạnh thực hiện cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh, hãy chú ý những điều dưới đây để đảm bảo hiệu quả bảo quản ở mức tốt nhất.


- Thời gian bảo quản: Nếu nhiệt độ phòng từ 26 độ C trở xuống, sữa mẹ được sử dụng tốt nhất trong vòng 4 giờ nhưng có thể an toàn trong tối đa tám giờ nếu được vắt một cách hợp vệ sinh.

- Mỗi lần vắt sữa khoảng 100-150ml đều đặn mỗi ngày để cho bé ăn. Tùy thuộc vào nhu cầu dinh dưỡng của con, mẹ có thể điều chỉnh sao cho phù hợp những không nên lạm dụng. 

- Tiệt trùng bình đựng và dụng cụ vắt sữa trước khi sử dụng

- Nếu bé không bú hết lượng sữa trong một lần bú, bạn có thể dùng lại trong vòng hai giờ mà không cần bảo quản lạnh.

- Không bảo quản sữa mẹ trong các chai dùng một lần hoặc túi nhựa được thiết kế để sử dụng chung trong gia đình.


Với cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh, hy vọng đã giúp ba mẹ biết cách dự trữ sữa mẹ tốt hơn để có sữa cho bé uống thuận tiện khi vắng nhà. Đôi khi, việc bảo quản sữa mẹ có thể gây nhầm lẫn với nhiều người khiến họ áp dụng sai cách. Hãy làm theo những lời khuyên thiết thực trên về cách chọn đồ đựng, trữ sữa mẹ, và nhiệt độ phòng nên để. Chúc ba mẹ dự trữ sữa mẹ hiệu quả và an toàn nhất để chăm sóc và cho con ăn tốt hơn.

About the author

Cô gái yêu thích marketing và viết lách.

author

Đặng Nguyệt

Đăng ký để nhận tin tức mới nhất từ Her

Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội

Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882

Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn

Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

imgimg
close-icon

Quà Tặng Đặc Biệt Tháng Này!

Liệu pháp giác hơi da mặt mang đến sức khoẻ và độ đàn hồi cho làn da, trả lại vẻ tươi trẻ bạn mong muốn!