Nên ăn táo đỏ vào lúc nào trong ngày là tốt nhất? Táo đỏ được biết đến là loại quả bổ dưỡng, thậm chí còn giống như một vị thuốc hỗ trợ chữa nhiều loại bệnh cho người ăn. Cùng tìm hiểu bài viết này để biết nên ăn táo đỏ khi nào và hiểu được một số tác dụng của loại quả này.
Nên ăn táo đỏ vào lúc nào?
Quả táo đỏ nhỏ và ngọt giống như táo và có thể dùng như một món ăn nhẹ bổ dưỡng. Khi sấy khô, chúng có kết cấu dai và hương vị như quả chà là.
Thông thường, bạn có thể ăn táo đỏ vào mọi lúc. Tuy nhiên hãy nhớ trái táo đỏ khô có hàm lượng calo cao hơn trái cây tươi. Ngoài ra, chúng chứa một lượng đường không nhỏ, vì vậy bạn nên hạn chế chúng trong chế độ ăn uống của mình. Ăn quá nhiều táo đỏ cũng có thể khiến bạn khó tiêu và gặp một số vấn đề tiêu hóa.
Bên cạnh đó, nếu bạn đang dùng thuốc chống trầm cảm venlafaxine hoặc các chất ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine khác (SSNRIs), bạn nên tránh táo đỏ vì các chuyên gia đã chứng minh nó có thể tương tác với các loại thuốc này. Ngoài ra, một nghiên cứu trên chuột cho thấy chiết xuất từ quả táo đỏ có thể tăng cường tác dụng của một số loại thuốc trị co giật, bao gồm phenytoin, phenobarbitone và carbamazepine.
Nếu đang dùng bất kỳ loại thuốc nào trong số này, bạn cần được bác sĩ tư vấn trước khi thêm quả táo đỏ vào chế độ ăn uống.
Tác dụng của táo đỏ
Táo đỏ có vị ngọt, hình dáng nhỏ nhắn. Trái cây này có thể ăn như một món ăn nhẹ, hoặc dùng để hãm trà làm đồ uống bổ dưỡng. Trong y học, táo đỏ thường được sử dụng để hỗ trợ trị chứng mất ngủ và lo âu. Thêm vào đó, nó cũng hỗ trợ tốt cho hệ thần kinh, tiêu hóa và khả năng miễn dịch.
Giúp cải thiện giấc ngủ và chức năng não
Táo đỏ hay táo đỏ khô đều có tác dụng tốt trong việc cải thiện giấc ngủ và chức năng não. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra khả năng này là nhờ chất chống oxy hóa độc đáo có trong táo.
Báo cáo thí nghiệm trên động vật và thí nghiệm cho biết táo đỏ có thể bảo vệ tế bào não khỏi hư hại và cải thiện trí nhớ hiệu quả. Thậm chí, chất có trong hạt táo đỏ còn góp phần làm giảm chứng mất trí nhớ Alzheimer. Tuy nhiên, để biết chính xác những hiệu quả này có tương tự trên người hay không thì vẫn cần thêm các nghiên cứu khác.
Ngăn ngừa nguy cơ mắc tiểu đường và ung thư
Với thành phần giàu chất chống oxy hóa như flavonoid, axit triterpenoid hay polysaccharide, táo đỏ có thể ngăn cản thiệt hại do gốc tự do gây ra. Trong khi đó, các gốc tự do có thể gây nên một số loại bệnh như tiểu đường, bệnh tim và ung thư. Đáng chú ý, nghiên cứu chỉ ra flavonoid trong táo đỏ có thể giúp giảm viêm nhiễm và làm giảm căng thẳng từ gốc tự do gây nên trong gan.
Giúp cải thiện tiêu hóa
Táo đỏ mang đến lợi ích cải thiện tiêu hóa nhờ chứa hàm lượng chất xơ cao. Chất xơ này có thể làm mềm phân và tăng tốc độ di chuyển thức ăn qua tiêu hóa và giúp giảm nhanh tình trạng táo bón. Đặc biệt, táo đỏ có chứa chất chiết xuất giúp tăng niêm mạc ruột và dạ dày, giảm tổn thương do vi khuẩn gây nên.
Tăng khả năng miễn dịch
Chất Polysaccharides trong táo đỏ có đặc tính chống oxy hóa có thể chống lại gốc tự do gây hại. Nhờ đó, mà táo đỏ có thể tăng khả năng miễn dịch và giảm mức độ viêm nhiễm, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh mãn tính. Một số nghiên cứu cũng cho biết chiết xuất trong táo đỏ cũng giúp tăng cường tế bào tiêu diệt tự nhiên, sẽ tiêu diệt tế bào có hại.
Táo đỏ cũng rất giàu rất giàu vitamin C. Tùy thuộc vào kích thước của quả, ăn 1-3 quả táo tàu sẽ đáp ứng được khuyến nghị vitamin C hàng ngày là 90 miligam đối với nam giới và 75 miligam đối với phụ nữ.
Gợi ý một số cách hãm trà táo đỏ thơm ngon bổ dưỡng
Ngoài ăn trực tiếp, bạn có thể chế biến táo đỏ theo nhiều cách khác nhau như hãm trà, nấu chè hay kết hợp với thực phẩm khác để tạo nên đồ ăn và đồ uống bổ dưỡng cho sức khỏe. Hãm trà là một trong những cách dùng táo đỏ phổ biến nhất vì vừa ngon lại vừa giữ được chất dinh dưỡng có trong táo đỏ.
Tham khảo một số cách hãm trà táo đỏ dưới đây để làm đồ uống bổ dưỡng cho sức khỏe.
Trà táo đỏ với gừng, quế
Chuẩn bị: 5 quả táo đỏ, 3 lát gừng, 10g quế, ¼ quả lê
Cách pha:
- Đun sôi nước, bỏ các nguyên liệu vào nấu trong 5 phút rồi thêm quế sau
- Thêm đường vào rồi tắt bếp. Lấy nước để uống
- Nếu không kịp chuẩn bị quế và lê, bạn cũng có thể chỉ cần dùng gừng và táo đỏ là đủ để tạo ra tách trà thơm ngon, tăng cường hệ miễn dịch tốt.
Chè dưỡng nhan
Chuẩn bị: Táo đỏ, tuyết yến, kỷ tử, nhựa đào, long nhãn, tuyết liên tử, hạt chia mỗi loại 20g, đường phèn, 1l nước.
Cách làm: Cho tất cả nguyên liệu vào nồi đun nhỏ lửa đến khi có độ đặc thì tắt bếp. Dùng lúc ấm.
Trà táo đỏ kỷ tử
Kỷ tử có chứa chất chống oxy hóa khi kết hợp cùng táo đỏ sẽ nhân đôi lợi ích ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư. Tách trà táo đỏ kỷ tử sẽ giúp làn da sáng hơn và giảm vết nhăn.
Chuẩn bị: 3 quả táo đỏ, 1 nắm kỷ tử
Cách pha:
- Bỏ nguyên liệu vào tách
- Dùng nước nóng tráng qua 1 lần
- Thêm nước sôi và hãm trà trong 40 phút
Trà táo đỏ hoa cúc
Hoa cúc không còn quá xa lạ với chúng ta khi thường xuất hiện trong những tách trà thơm được nhiều người yêu thích. Giờ đây, bạn có thể kết hợp táo đỏ và hoa cúc để thanh nhiệt cơ thể, cải thiện làn da và có được cảm giác thư giãn, dễ chịu.
Chuẩn bị: 3 quả táo, 1 thìa hoa cúc khô
Cách pha:
- Cho nguyên liệu vào ấm trà
- Tráng qua nước nóng 1 lượt để loại bỏ vị hơi chát
- Thêm nước sôi và hãm trà trong 40 phút là có ngay tách trà thơm ngon
Bạn đã có câu trả lời tốt nhất cho câu hỏi nên ăn táo đỏ vào lúc nào. Hãy sử dụng táo đỏ đúng cách để cung cấp cho cơ thể nguồn dinh dưỡng tốt và tránh được nguy cơ mắc một số loại bệnh nguy hiểm.
About the author
Đặng Nguyệt