Có bầu ăn măng được không? Tác dụng của măng với mẹ và thai nhi

MẸ & BÉ

Có bầu ăn măng được không? Tác dụng của măng với mẹ và thai nhi

authorBy Đặng Nguyệt
Share on
Share on
Có bầu ăn măng được không? Tác dụng của măng với mẹ và thai nhi

Tìm hiểu khi có bầu ăn măng được không? Đây là thắc mắc của nhiều mẹ bầu mặc dù măng rất phổ biến trong bữa cơm của người Việt. Nhiều ý kiến cho rằng măng là thực phẩm bổ dưỡng, nên sẽ tốt cho thai phụ. Trong khi số khác cho rằng ăn măng sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của thai nhi. Vậy sự thật là mẹ bầu có nên ăn măng không? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích dưới đây.


Có bầu ăn măng được không?


Theo các chuyên gia, bà bầu có thể ăn măng được vì đây là thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng. Măng ở đây được nói đến bao gồm cả măng tươi và khô. Đây chắc chắn là tin vui của nhiều mẹ bầu thích ăn măng bởi món chế biến từ măng có mùi thơm và hương vị rất ngon. 


Tuy nhiên, bà bầu không nên ăn măng quá nhiều vì sẽ không tốt cho con. Theo khuyến nghị, các mẹ nên ăn măng chỉ 1-2 lần trong một tháng, khoảng 200g mỗi lần.


Có bầu ăn măng được không?


Một số rủi ro khi ăn măng khi mang thai:


Mặc dù chưa có bằng chứng nào khẳng định ăn măng gây hại cho thai nhi, nhưng việc ăn măng không đúng liều lượng và sai cách có thể tiềm ẩn những rủi ro khôn lường như:


- Đau đầu, buồn nôn, tê lưới, tụt huyết áp…

- Trong măng tươi có 32-3mg HCN - chất tác động đến hô hấp, có thể làm enzyme chuyển hóa sắt dẫn đến hiện tượng thiếu máu.

- Sản phụ mang thai được 3 tháng chưa quen với những thay đổi cơ thể ăn măng có thể khó tiêu, đầy hơi, táo bón.

- Ăn măng số lượng lớn có thể dẫn đến nguy cơ co thắt tử cung.


Ăn măng có tác dụng gì cho bà bầu?


Để biết rõ hơn việc có bầu ăn măng được không, các mẹ có thể đọc thêm về lợi ích của măng đối với sức khỏe bà bầu tốt như thế nào. Thực tế, măng có nhiều vitamin A, E cùng các khoáng chất như niacin, thiamin. Do đó, khi ăn măng, bà bầu sẽ đạt được nhiều lợi ích quan trọng.


Ăn măng có tác dụng gì cho bà bầu?


Tăng cường hệ miễn dịch


Trong thời tiết chuyển mùa, các bà bầu ăn măng sẽ phòng ngừa được các bệnh lý phổ biến như cúm, cảm lạnh. Bởi lẽ măng có đặc tính kháng virus và kháng khuẩn rất tốt. Qua đó, giúp tăng cường hệ miễn dịch, và cải thiện sức đề kháng cho người ăn.


Nâng cao sức khỏe tim mạch


Với hàm lượng chất xơ dồi dào, măng có thể làm giảm cholesterol xấu của cơ thể. Nhờ đó, bà bầu ăn măng sẽ tránh được nguy cơ liên quan đến vấn đề về tim mạch. Nói cách khác, măng có liên quan trực tiếp tới khả năng tăng cường sức khỏe tim.


Tốt cho hệ tiêu hóa 


Một lợi ích khác của măng khiến các bà mẹ có thể trả lời câu hỏi có bầu ăn măng được không dễ dàng. Đó là măng giúp hệ tiêu hóa vận hành tốt hơn. Nó tăng cường chất xơ, hỗ trợ đường ruột và phòng ngừa nguy cơ bị táo bón khi mang bầu.


Ăn măng tốt cho hệ tiêu hóa


Phòng ngừa bệnh ung thư


Với đặc tính chống oxy hóa, chế độ dinh dưỡng có măng có thể giúp bà bầu tránh được một số loại bệnh ung thư bởi nó có thể ngăn cản các gốc tự do hình thành trong cơ thể.


Một số lưu ý quan trọng khi bà bầu ăn măng


Mặc dù đã biết có bầu ăn măng được không, nhưng không phải ai ăn măng và ăn thế nào cũng tốt. Trên thực tế, đã có một số trường hợp bị ngộ độc do ăn măng vì đã không loại bỏ chất độc trước khi nấu. Kết quả là bị buồn nôn, đau đầu, tụt huyết áp, hay co giật…


Tuy nhiên, nguyên nhân gây ra tình trạng trên là do không luộc măng trước khi chế biến.

Để không gây ảnh hưởng đến thai nhi, các mẹ cần lưu ý những điều dưới đây. Đó cũng là cách để đảm bảo an toàn cho chính người mẹ.


Một số lưu ý quan trọng khi bà bầu ăn măng


- Không ăn măng trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ vì đây là giai đoạn mẹ cần tập trung để thích nghi với thay đổi của cơ thể. Việc ăn măng vào lúc nào có thể dẫn đến khó tiêu, đầy hơi, giảm quá trình chuyển hóa sắt trong cơ thể.

- Không nên ăn măng đã chế biến ở chợ vì không rõ người bán có sơ chế và làm sạch đảm bảo không.

- Không ăn măng sau khi ăn đồ ăn lạnh vì điều này có thể dẫn tới khó tiêu.

- Khi ăn măng, không nên ăn nhanh mà phải nhai từ từ để có thể hấp thu chất xơ, tránh tình trạng đầy bụng.

- Các bà bầu bị sỏi thận hoặc mắc bệnh tiêu hóa, không nên ăn măng trong giai đoạn thai kỳ.

- Chọn măng sạch, tươi, không bị đóm. Lưu ý sơ chế măng trước khi nấu để đảm bảo an toàn.


Như vậy, sau khi hiểu được có bầu ăn măng được không, các mẹ cần lưu ý để chăm sóc bản thân và thai nhi tốt hơn. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp bạn chú ý đến việc ăn măng sao cho đúng cách để đảm bảo an toàn cho hai mẹ con.

About the author

Cô gái yêu thích marketing và viết lách.

author

Đặng Nguyệt

Đăng ký để nhận tin tức mới nhất từ Her

Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội

Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882

Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn

Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

imgimg
close-icon

Quà Tặng Đặc Biệt Tháng Này!

Liệu pháp giác hơi da mặt mang đến sức khoẻ và độ đàn hồi cho làn da, trả lại vẻ tươi trẻ bạn mong muốn!