Mẹ & bé
Nấc cụt ở trẻ sơ sinh
Trẻ 1 tuổi ăn cơm được chưa? Bé từ 6 tháng tuổi có thể ăn dặm với các món cháo và bột. Nhưng khi được 1 tuổi, nhiều bậc cha mẹ còn rất băn khoăn liệu con đã ăn được cơm vào thời điểm này hay chưa. Liệu đây có phải là giai đoạn để bé chuyển tiếp từ ăn bột sang ăn cơm không. Cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin dưới đây để hiểu rõ hơn về điều này.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ 1 tuổi đã hoàn toàn có thể ăn được cơm. Đây là giai đoạn mà hệ tiêu hóa và hàm của bé đã có thể bắt đầu làm quen với thử thách ăn các món khó hơn như cơm. Trước đó, khi ở 6-9 tháng tuổi, bé thường xuyên ăn bột và cháo. Bởi vậy, khi con được 1 tuổi, dù đã có thể ăn cơm nhưng không phải bé nào cũng thích nghi được ngay.
Nếu mẹ bắt đầu cho trẻ 1 tuổi ăn cơm như người lớn ngay, có thể khiến con gặp một số vấn đề như trớ, đầy hơi, nghẹn, nôn cùng một số triệu chứng liên quan đến tiêu hóa.
Như chúng ta đã biết, khi bé được trên 6 tháng tuổi, con đã có thể bắt đầu ăn dặm với nhiều món khác nhau, nhưng phần lớn là bột và cháo dạng lỏng. Dần dần đến khi lớn hơn, thức ăn của con sẽ chuyển từ loãng sang đặc vì khả năng nhai của con đã tốt hơn.
Ngoài ra, khi được 1 tuổi, con cũng đã bắt đầu mọc răng sữa và việc làm quen với cơm nhão là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, ba mẹ nên cho con ăn cháo đặc vì nó vẫn lựa tốt cho hệ tiêu hóa vào thời điểm này.
Để biết trẻ 1 tuổi ăn cơm được chưa, mẹ cũng cần lưu ý nên cho bé ăn cơm nát trước tiên. Không chỉ giúp con làm quen với cơm dễ dàng hơn, mà cơm nát vẫn giữ được những giá trị dinh dưỡng của cơm.
Mặc dù biết trẻ 1 tuổi ăn cơm được chưa, nhưng ba mẹ không nên quá nóng vội ép bé ăn cơm nếu con chưa muốn. Cháo và sữa vẫn là đồ ăn chính của con vào lúc này, ngoài ra bạn có thể cho con ăn vài thìa cơm nhão để làm quen. Thêm vào đó, ba mẹ cũng nên bổ sung cho trẻ 1 tuổi sữa mẹ hoặc sữa công thức để hỗ trợ con phát triển tốt nhất.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thực đơn của trẻ 1 tuổi nên có đa dạng món ăn như súp, cháo, thức ăn mềm để con có cơ hội tiếp xúc và làm quen. Một số món ăn nên bao gồm như sau:
- Cháo không cần xay mịn, nhằm phát triển khả năng nhai
- Bổ sung cho bữa phụ bằng sữa chua, bánh ăn dặm và trái cây
- Nấu thịt mềm, xé nhỏ để bé có thể dễ dàng cắn, nhanh và nuốt
- Bổ sung sữa tươi cùng các sản phẩm từ sữa để hỗ trợ bé phát triển toàn diện
Thường xuyên bao gồm các thực phẩm khác nhau trong chế độ ăn của bé: thịt, cá, trứng, đậu, phô mai, sữa, rau xanh, ngũ cốc, đỗ...
Cho bé ăn cơm đúng độ tuổi thôi chưa đủ, ba mẹ cần chú ý cho trẻ ăn cơm đúng cách. Điều này không chỉ giúp con nhận được dinh dưỡng tốt mà còn có thể làm quen và thích nghi với việc ăn cơm tốt hơn.
Dưới đây là một số bước cơ bản ba mẹ có thể tham khảo để áp dụng khi cho bé ăn cơm:
- Chuẩn bị cơm nát: Lấy gạo nấu với nhiều nước hơn. Lấy cơm mềm và dùng thìa muỗng làm nát cơm
- Cho bé tập ăn lượng cơm từ ít đến nhiều. Ba mẹ không nên nhồi nhét bé ăn vì cách làm này chỉ khiến con sợ ăn cơm hoặc bị nôn trớ, và gây áp lực lên hệ tiêu hóa.
- Luôn bổ sung thêm các thực phẩm khác như cá, tôm, cua, rau, thịt, cá với cách chế biến mềm, hầm rồi xé nhỏ để bé ăn ngon và dễ dàng nhai - nuốt.
- Cho bé thời gian để ăn và cảm nhận từng món ăn. Luôn khuyến khích bé ăn ngon, không mắng bé nếu con chưa thể ăn hết hoặc bỏ món ăn nào đó.
Về cơ bản, việc ăn cơm vào giai đoạn 1 tuổi sẽ giúp con dần làm quen với cơm và tập nhai tốt hơn. Ba mẹ hãy cùng duy trì thói quen này để bé có thể có thể nhai, nuốt thức ăn và phát triển cơ hàm tốt hơn.
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của bé. Bởi vậy, trong bữa ăn hàng ngày, việc ba mẹ lên thực đơn các món ăn cũng cần có đầy đủ những nhóm dưỡng chất cần thiết. 4 nhóm dinh dưỡng quan trọng bao gồm: tinh bột, chất xơ, chất béo và đạm. Việc nấu các bữa ăn đa dạng, phong phú sẽ giúp con có đầy đủ dinh dưỡng cần thiết để cơ thể phát triển khỏe mạnh.
Khi cho bé ăn, ba mẹ nên chú ý liều lượng để tránh trường hợp cho con ăn quá nhiều. Ngoài ra, một lời khuyên hữu ích là bạn không nên chan canh vào bát cơm để cho bé ăn. Cách này có thể khiến bé lười nhai, điều này sẽ khiến cơ hàm không phát triển và con dễ bị đau dạ dày do thức ăn không được nghiền nát.
Chú ý không cho bé ăn quá nhiều đồ ngọt để tránh gây chán ăn vào bữa cơm chính và một số vấn đề về răng miệng.
Biết trẻ 1 tuổi ăn cơm được chưa sẽ giúp ba mẹ chăm sóc bé tốt hơn để giúp con phát triển cơ hàm. Bạn nên chú ý dinh dưỡng cần thiết để bổ sung cho bé hàng ngày. Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về giai đoạn nên cho bé ăn cơm và ăn như thế nào là đúng cách.
Đặng Nguyệt
Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội
Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882
Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn
Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.