Chế độ dinh dưỡng cho F0 điều trị tại nhà theo hướng dẫn của Bộ Y tế

ẨM THỰC

Chế độ dinh dưỡng cho F0 điều trị tại nhà theo hướng dẫn của Bộ Y tế

authorBy S. Reen
Share on
Share on
Chế độ dinh dưỡng cho F0 điều trị tại nhà theo hướng dẫn của Bộ Y tế

Khi bị nhiễm, người bệnh thường có dấu hiệu đột ngột bị mất vị giác hoặc khứu giác, làm giảm khả năng ăn uống do vậy cần bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý để tránh thiếu hụt về dinh dưỡng dẫn tới suy dinh dưỡng.


Suy dinh dưỡng ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng của hệ miễn dịch, làm giảm khả năng bảo vệ của cơ thể khỏi nhiễm trùng. Suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của bệnh, thời gian phục hồi, tỷ lệ biến chứng và tỷ lệ tử vong.


Nguyên Tắc Chung Về Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Người Nhiễm COVID-19 Mức Độ Nhẹ Và Không Có Triệu Chứng


- Ăn bình thường với đầy đủ và cân đối các nhóm chất dinh dưỡng bằng đa dạng loại thực phẩm (nếu được) để duy trì thể trạng, thể chất bình thường


- Ăn tăng cường nhóm thực phẩm giàu protein (thịt, cá nạc.., đậu đỗ, hạt các loại) để ngăn ngừa teo cơ và tăng sức đề kháng.


- Ăn tăng cường trái cây tươi hoặc nước ép trái cây, rau xanh các loại, gia vị (như tỏi, gừng) để tăng cường sức đề kháng.


- Uống nhiều nước (40-45ml/kg cân nặng/ngày), nên uống nước ấm và rải rác trong ngày, tránh tình trạng chỉ uống khi thấy khát, nên uống nước lọc, nước ép hoa quả. Người bệnh bị sốt nên uống Orezol để bù nước và điện giải.


- Người trong và sau điều trị COVID-19 thường mệt mỏi, chán ăn vì vậy cần ăn nhiều lần trong ngày, khoảng 5 bữa/ngày, tránh ăn quá no có thể gây khó thở.


- Các món ăn chế biến ở dạng mềm, thái nhỏ, hầm kỹ để dễ tiêu hóa và hấp thu. Nên ăn các món luộc, hấp, nấu thay thế các món ăn chiên, rán, nướng vì nó khó tiêu.


Dinh Dưỡng Đầy Đủ Và Cân Đối


Đảm bảo đủ các và đa dạng các nhóm thực phẩm: bao gồm nhóm tinh bột, nhóm sữa và chế phẩm sữa, nhóm dầu mỡ, nhóm rau củ, nhóm thịt cá, nhóm trứng, nhóm các loại hạt, nhóm rau củ màu vàng-xanh thẫm.


Theo ThS.BS. Nguyễn Văn Tiến - Trung tâm Giáo dục Truyền thông Dinh dưỡng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia: Thông thường, chế độ ăn hợp lý cần cung cấp đủ về số lượng và đảm bảo tỷ lệ hợp lý từ 3 chất sinh năng lượng là đạm (protein) từ 13-20%, chất béo (lipid) từ 20-25% và chất bột đường (glucid) từ 55-65%.


Ví dụ một người cần có tổng năng lượng ăn vào là 2000 kcal/ngày với tỷ lệ năng lượng từ P:L:G là 15:20:55 thì sẽ cần được cung cấp 300kcal từ 75g chất đạm, 400 kcal từ 45g chất béo và 1100 kcal từ 275g chất bột đường


Không bỏ bữa: Ăn đủ 3 bữa chính và tăng cường thêm các bữa phụ.


Hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt (khuyến nghị lượng đường <10% tổng năng lượng ăn vào).


Không kiêng khem thực phẩm nếu không có dị ứng thực phẩm hoặc theo lời khuyên riêng của bác sĩ.


Người có thể trạng gầy, trẻ em cần bổ sung thêm các thực phẩm có nhiều năng lượng và protein như sữa và các sản phẩm từ sữa.


Dinh Dưỡng An Toàn


Thực phẩm phải bảo đảm an toàn, vệ sinh: Không dùng thực phẩm ôi, thiu, quá hạn sử dụng.


Bảo đảm vệ sinh khi chế biến thực phẩm: Luôn rửa tay trước và sau khi chế biến thực phẩm.


Sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng bổ sung cần theo hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng.


Thực phẩm hạn chế dùng:


Mỡ động vật, phủ tạng động vật.

Các thực phẩm chứa nhiều muối (đồ hộp, dưa muối, cà muối...).

Các loại nước ngọt có ga, bánh kẹo ngọt.

Các chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, thuốc lá


Một Số Thực Phẩm Giàu Vitamin Và Khoáng Chất Giúp Nâng Cao Thể Trạng


Vitamin A: Duy trì sự toàn vẹn của niêm mạc đường hô hấp và tiêu hóa, tạo kháng thể trên bề mặt niêm mạc.


Nhu cầu/ ngày: Nam: 650mcg - Nữ: 500mcg


Thực phẩm (hàm lượng/100g thực phẩm): Gan (6500mcg), lòng đỏ trứng (140mcg).

Vitamin A dưới dạng Beta-caroten như: cà rốt (835mcg), khoai lang (709mcg), bí ngô (369mcg), đu đủ (55mcg), xoài (38mcg), bông cải xanh (800mcg), rau cải bó xôi (681mcg …(Lưu ý thực phẩm thông thường trong khẩu phần ăn hàng ngày có thể cung cấp đủ lượng vitamin A)

 

Vitamin C: Tăng cường miễn dịch, hạn chế sự tiến triển của viêm phổi do virus, cải thiện chức năng hô hấp


Nhu cầu/ ngày:85mg

 

Thực phẩm (hàm lượng/100g thực phẩm): Hoa quả, trái cây và rau tươi như: Bưởi (95mg), chanh (77mg), kiwi (93mg), ổi (62mg), dâu tây (60mg), đu đủ (54mg), cam (40mg), ớt chuông (103-250mg)…


Vitamin D: Tăng cường hệ thống miễn dịch, hệ tiêu hóa, tuần hoàn và thần kinh.

  

Nhu cầu/ ngày: 15mcg


Nên tiếp xúc với ánh nắng 15-30 phút mỗi ngày (phòng thoáng, có cửa sổ có ánh nắng mặt trời).

 

Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D như cá chép, trắm cỏ (24,7mcg); lươn, trạch (23,3mcg); sữa (7,8 - 8,3mcg); lòng đỏ trứng (2,68mcg); và các thực phẩm được bổ sung vitamin D (các loại sữa, ngũ cốc)…


Vitamin E: Thúc đẩy sự phát triển của các cơ quan miễn dịch.


Nhu cầu/ ngày: Nam 6,5mg Nữ 6,0mg

 

Các sản phẩm từ đậu nành, giá đỗ, rau mầm…


Kẽm: Điều hoà miễn dịch, điều hoà các phản ứng viêm


Nhu cầu/ ngày: Nam 10mg Nữ 8mg


Thực phẩm (hàm lượng/100g thực phẩm): Các loại thịt gia cầm, các loại động vật có vỏ và hải sản như: hàu (31mg); sò (13,4mg); thịt bò (4,05mg); lòng đỏ trứng (3,7mg); sữa bột (3,34-4,08mg); cua ghẹ 3,54mg… Các loại hạt: hạt đậu (3,8 -4,0mg); hạt vừng (7,75mg)…


Omega 3: Cải thiện hệ miễn dịch, chống viêm


Nhu cầu/ ngày: 2g


Bổ sung các thực phẩm như cá mòi, cá hồi, cá basa, cá bơn, cá trích, cá ngừ, hàu, dầu gan cá, hạt macca, hạt óc chó, hạt chia


Flavonoid: Chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch của cơ thể.

 

Các loại rau gia vị như: húng, tía tô, súp lơ xanh, cải xanh, táo, trà xanh, gừng, tỏi, nghệ, các loại rau lá màu xanh.


Lợi khuẩn (Probiotic): Tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

 

Phô mai, sữa chua…

About the author

Một cô gái yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp

author

S. Reen

Đăng ký để nhận tin tức mới nhất từ Her

Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội

Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882

Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn

Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

imgimg
close-icon

Quà Tặng Đặc Biệt Tháng Này!

Liệu pháp giác hơi da mặt mang đến sức khoẻ và độ đàn hồi cho làn da, trả lại vẻ tươi trẻ bạn mong muốn!