Mẹ & bé
Nấc cụt ở trẻ sơ sinh
Cho trẻ ăn xong bao lâu thì tắm? Nuôi con là một quá trình đòi hỏi ba mẹ cần nắm rõ nhiều điều, từ dinh dưỡng đến cách chăm sóc. Ngay cả những điều nhỏ nhất như vệ sinh và tắm rửa cho bé, các mẹ cũng cần phải có kiến thức cơ bản để không mắc phải sai lầm. Cùng tham khảo thông tin dưới đây để biết được cho trẻ ăn xong bao lâu thì tắm là tốt nhất.
Thông thường, cho trẻ tắm sau khi đã ăn xong được 1-2 giờ để đảm bảo không ảnh hưởng đến tiêu hóa và sức khỏe nói chung.
Nhiều bà mẹ thấy quần áo bé lấm lem, vấy bẩn sau khi ăn đều rất muốn cho bé đi tắm ngay. Thế nhưng, nếu tắm cho trẻ ngay khi con vừa ăn xong sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa vốn còn non nớt của trẻ. Bởi lẽ, dạ dày lúc này cần lượng máu lớn để phục vụ tiêu hóa nhưng nếu tắm thì lượng máu này sẽ chuyển sang phục vụ cho thân nhiệt cơ thể, dạ dày co bóp chậm lại, dịch tiêu hoá tiết ra ít hơn; đồng thời còn làm mạch máu to ra và lượng máu trong cơ thể không đủ nên khiến lưu lượng máu chảy vào hệ tiêu hoá giảm đột ngột. Hơn nữa, lúc này tim sẽ phải hoạt động nhiều hơn nên dễ gây ra các bệnh về tim mạch.
Biết được cho trẻ ăn xong bao lâu thì tắm, các mẹ cũng cần chú ý tắm cho bé đúng cách để đảm bảo an toàn cho bé. Các mẹ nên tắm cho trẻ khi con ở trạng thái khỏe mạnh, không bị đói và cũng đang không quá no. Ngoài ra, chú ý tắm cho con trong phòng kín với nhiệt độ ấm có khăn lau người để tránh khiến con bị phải gió. Đặc biệt, đối với trẻ nhẹ cân hay trẻ sinh non, các mẹ cần cẩn thận khi tắm cho bé, tốt nhất là nên hỏi ý kiến bác sĩ vì cơ thể của bé còn khá “non nớt”.
Từ lý giải việc cho trẻ ăn xong bao lâu thì tắm là tốt, các mẹ đã biết nếu muốn cho trẻ tắm sau khi ăn thì cần đảm bảo cách 1-2 giờ. Vậy, có thể cho trẻ tắm trước khi ăn không?
Các chuyên gia cho rằng tắm cho trẻ trước lúc ăn đem lại lợi ích thư giãn cao và giúp bé ăn ngon miệng hơn vì tắm cũng được coi là một hoạt động tiêu thụ calo. Trong khi đó, nếu cho trẻ tắm sau ăn mà không đảm bảo cách một khoảng thời gian hợp lý thì sẽ khiến dạ dày co bóp chậm, mạch máu to ra, lưu lượng máu chảy vào hệ tiêu hóa giảm và rất dễ gây những bệnh về tim mạch. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa non nớt và cơ thể yếu. Bởi vậy, tốt nhất là ba mẹ nên tắm cho con trước hay sau khi ăn đều được nhưng phải cách giờ ăn từ 1-2 tiếng.
Có những thời điểm ba mẹ hoàn toàn không nên tắm cho trẻ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của con. Ngoài lưu ý nên cho trẻ ăn xong bao lâu thì tắm, bạn nên chú ý một số thời điểm dưới đây để tránh cho con tắm.
Nhiều bà mẹ cho rằng tắm cho trẻ lúc con mệt mỏi có thể làm giảm đi sự mệt mỏi đang có ở con. Tắm sẽ giúp con sảng khoái hơn vì có thể nghịch với nước. Thế nhưng, điều này chỉ đúng với người lớn. Đối với trẻ, tắm vào thời điểm này sẽ dễ khiến lưu thông khí huyết giảm mạnh trong khi bé thì có sức đề kháng thấp. Tắm cho trẻ lúc con đang mệt sẽ dễ khiến con bị sốc nhiệt hoặc bị cảm. Bởi vậy, lời khuyên cho rằng các mẹ chỉ nên lau người bằng khăn ấm và thay quần áo cho con trong lúc bé mệt là được.
Mặc dù cho trẻ tắm trước khi ăn 1-2 giờ là hợp lý, thế nhưng thời điểm đó không nên là lúc con đang đói. Tắm trong lúc đói sẽ khiến cơ thể mất đi một nguồn năng lượng không nhỏ. Khi đó, con sẽ dễ bị choáng, chóng mặt, thậm chí là ngất và đột quỵ. Tắm cho trẻ vào thời điểm đang đói là một việc làm thực sự mẹ cần tránh vì cơ thể bé có sức đề kháng và sức bền yếu, thậm chí hầu như không có.
Ba mẹ nên cẩn thận khi con có những tổn thương trên da như mụn nhọt, chốc lở, viêm da. Bởi nếu bị nước vào có thể khiến những vết thương này sẽ dễ lan rộng và tổn thương nặng hơn. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc tắm cho con trong giai đoạn này nhé!
Tắm cho trẻ vào ban đêm cũng là một điều không nên làm. Nhiều bà mẹ nghĩ rằng tắm cho bé trước khi ngủ sẽ giúp con thư giãn và có một giấc ngủ ngon hơn. Thế nhưng, việc làm này lại vô tình khiến con dễ bị cảm lạnh do ban đêm là lúc mà tĩnh mạch da giãn ra.
Tắm có thể là một cách để giúp trẻ hạ sốt hiệu quả, nhưng chỉ đúng nếu như bé sốt nhẹ. Trong trường hợp trẻ sốt cao trên 39 độ thì tắm cho bé sẽ gây nguy hiểm khiến con co giật và ớn lạnh. Hơn nữa, khi con vừa sốt xong, mẹ cũng nên kiêng tắm cho bé vì thời điểm này sức đề kháng của con cũng còn yếu nên rất dễ tái phát cơn sốt. Cách tốt nhất là mẹ nên để qua 2 ngày từ khi bé khỏi sốt rồi mới tắm cho trẻ. Trong những ngày bé sốt, chỉ nên lau người cho bé bằng nước ấm.
Trên thực tế, có không ít các tai nạn xảy ra khi ba mẹ không biết cho trẻ ăn xong bao lâu thì tắm và những vấn đề khác cần lưu ý khi tắm cho con. Dưới đây là một số điều quan trọng ba mẹ cần lưu ý khi tắm cho trẻ:
- Khi tắm cho trẻ, đừng rời bé một phút giây nào.
- Kiểm tra độ an toàn của sàn nhà tắm, bồn tắm để tránh bị trượt ngã khi cho bé tắm
- Không nên để bé trong bồn hay chậu tắm có nước đang chảy xuống từ vòi vì nhiệt độ nước sẽ thay đổi và có thể khiến con bị nóng hay lạnh bất ngờ.
- Đảm bảo nhiệt độ nước tắm thích hợp.
- Chuẩn bị đầy đủ vật dụng khăn tắm, xà phòng, quần áo để sau khi trẻ tắm xong có khăn quấn ngay tránh làm con bị sốc nhiệt
- Sử dụng sữa tắm có thành phần thân thiện với da bé.
- Trường hợp bé yếu hay đang bị ốm hoặc thời tiết quá lạnh nên tắm từng phần cho bé. Lau mặt từ khóe mắt vòng ra vành tại cổ và hõm nách, lau lòng bàn tay, phần ngực, bụng, lưng. Sau đó đến đùi, mông (chú ý các nếp lằn mông và đùi) và bàn chân. Tiếp đến lau bộ phận sinh dục bằng gạc mềm rồi lau xuống phần hậu môn.
- Sau khi tiêm chủng, có thể tắm cho bé nhưng không nên chà xát mạnh vào vết tiêm và không cho con ngâm nước quá lâu.
Nhìn chung, cho trẻ ăn xong bao lâu thì tắm là một lưu ý quan trọng các bậc phụ huynh không nên bỏ qua. Bạn nên cho con tắm trước hay sau khi tắm cần đảm bảo cách giờ ăn một khoảng thời gian hợp lý để không làm ảnh hưởng đến tiêu hóa và sức khỏe của bé. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích cho các ba mẹ trong việc cho con tắm sao cho đúng cách.
Đặng Nguyệt
Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội
Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882
Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn
Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.