Trẻ sơ sinh bị nấc có nên cho bú không? Mẹ cần phải làm gì?

MẸ & BÉ

Trẻ sơ sinh bị nấc có nên cho bú không? Mẹ cần phải làm gì?

authorBy Đặng Nguyệt
Share on
Share on
Trẻ sơ sinh bị nấc có nên cho bú không? Mẹ cần phải làm gì?

Trẻ sơ sinh bị nấc có nên cho bú không là điều mà rất nhiều mẹ thắc mắc khi gặp phải tình trạng này. Nấc là một phản xạ phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hiện tượng này có thể do nhiều lý do khác nhau, trong đó có cả nguyên nhân bệnh lý. Vậy khi trẻ sơ sinh bị nấc nhiều, mẹ có nên cho con bú tiếp không?


Trẻ sơ sinh bị nấc có nên cho bú không?


Trong nhiều trường hợp, khi trẻ sơ sinh bị nấc có nên cho bú để giúp con hết nấc. Tuy nhiên, mẹ cần chú ý cho bú đúng tư thế để con không bị nấc thêm lần nữa. Hãy cho con bú đúng tư thế và bế con theo tư thế thẳng đứng để bé không nuốt phải hơi nhiều. Thông thường, hiện tượng bé mới sinh bị nấc thường thì con sẽ có thể tự ngừng cơn nấc. Nếu bé không khó chịu với nấc cụt, cũng không có biểu hiện quấy khóc, mẹ có thể để cơ thể con tự điều chỉnh sao cho hết nấc. 


Còn khi trẻ sơ sinh nấc cụt sau khi bú, nhiều bà mẹ cũng băn khoăn không biết có nên cho bé bú tiếp hay không vì sợ con bị nôn trớ hoặc sặc sữa. Lời khuyên được đưa ra rằng nếu bé vừa bú xong bị nấc, tốt nhất mẹ không nên cho con bú tiếp. Thay vào đó, có thể vỗ nhẹ lưng để con hết nấc, hoặc cho con uống ít nước (đối với trẻ trên 6 tháng).


trẻ sơ sinh bị nấc có nên cho bú


Các nguyên nhân khiến trẻ mới sinh bị nấc cụt


Trẻ sơ sinh sinh bị nấc có nên cho bú, thế nhưng mẹ đã biết bé mới sinh bị nấc cụt nguyên nhân do đâu chưa? Việc biết được nguyên nhân của tình trạng này sẽ giúp các mẹ tìm ra giải pháp để giúp bé tránh nguy cơ bị nấc tốt hơn.


Nấc hay còn gọi là nấc cụt xảy ra khi cơ hoành bị kích thích không đều và nắp thanh âm bất ngờ đóng lại. Hiện tượng bị nấc ở trẻ sơ sinh xảy ra nhiều đối với các bé dưới 1 tuổi. Một số nguyên nhân đáng chú ý như sau:


- Ăn quá nhanh/ quá no: Điều này có thể xảy ra nếu bạn đang sử dụng bình sữa có núm vú to, chảy nhanh hoặc do con đói, háu ăn nên mút nhanh. 

- Trẻ nuốt nhiều không khí: Nhất là khi con vừa khóc xong mẹ đã cho bú liền. Vì khi bú bình không đúng cách khiến cho bé nuốt được một lượng khí đáng kể vào dạ dày. Khi đạt vượt ngưỡng chịu đựng của dạ dày, nó tạo kích thích khiến cơ hoành bị co thắt và tạo tiếng nấc.

- Do trào ngược dạ dày: Chủ yếu do cơ quan tiêu hóa của dạ dày chưa hoàn thiện


Mặc dù tình trạng bé sơ sinh bị nấc nhiều không phải vấn đề quá nghiêm trọng, nhưng các mẹ không nên chủ quan. Hãy theo dõi cơ thể bé và tìm hiểu chính xác nguyên nhân khiến con bị nấc. Từ đó, mẹ cũng biết trẻ sơ sinh bị nấc có nên cho bú không hay cần thực hiện giải pháp nào khác phù hợp.


trẻ sơ sinh bị nấc có nên cho bú


Trẻ sơ sinh bị nấc cụt sau khi bú mẹ phải làm sao?


Tham khảo một số mẹo xử lý sau khi trẻ sơ sinh bị nấc sau khi bú.


Massage lưng cho bé


Trẻ sơ sinh bị nấc có nên cho bú, ngoài ra mẹ cũng có thể chọn cách massage lưng an toàn cho bé. Đây được xem là một trong những mẹo chữa bé sơ sinh bị nấc sau khi bú hiệu quả nhất. Để thực hiện cách này, mẹ hãy đặt bé nằm nghiêng rồi bắt đầu xoa nhẹ nhàng trên lưng của con theo chuyển động tròn. Ngoài ra, các mẹ cũng có thể cho bé nằm trên người mình để tiện dùng cả hai tay mát xa lưng bé và giúp con nhanh chóng cảm thấy thoải mái hơn, và giảm nấc cụt.


Vỗ ợ hơi


Khi em bé sơ sinh bị nấc nhiều sau khi bú, các mẹ có thể thử cách vỗ nhẹ trên lưng của bé. Chụm bàn tay lại rồi thực hiện vỗ nhẹ nhàng vào lưng của bé, từng tiếng vỗ nhẹ nhàng nhưng phải dứt khoát. Bằng mẹo này, con sẽ ợ hơi được và rồi hết nấc dần dần. Chú ý không được vỗ quá mạnh nếu không sẽ làm con bị đau. 


Đảm bảo cho bú đúng cách


Nhiều mẹ cho bé bú sai cách dẫn đến hiện tượng nấc cụt ở con. Có thể cho trẻ bú khi bị nấc, nhưng hãy chắc rằng bạn đang cho con bú đúng cách và đúng tư thế để bé bú không bị nấc tiếp. Hãy đặt con nằm thẳng bởi tư thế nằm thẳng giúp hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn. Chú ý không nên cho bé bú quá no, và bú quá nhiều một lúc, nếu không con dễ bị đầy bụng và nôn trớ, mà không chỉ dừng lại ở nấc cụt.


Sử dụng núm vú giả


Khi trẻ bắt đầu nấc, hãy thử cho trẻ ngậm núm vú giả, giúp thư giãn cơ hoành và có thể giúp chấm dứt cơn nấc.


Cho bé uống nước


Trẻ sơ sinh bị nấc cụt nên cho bú hoặc uống nước nếu con đã được 6 tháng tuổi. Bởi lẽ, các bé trong 6 tháng đầu chỉ nên uống sữa mà không nên uống bất kỳ loại nước nào. Nếu bé đã đến thời kỳ ăn dặm, các mẹ có thể cho con uống chút nước nếu con bị nấc cụt để cải thiện tình trạng này đáng kể.


Từ bài viết này hi vọng mẹ đã hiểu về việc "trẻ sơ sinh bị nấc có nên cho bú không", tuy nhiên mẹ hãy chú ý cho con bú đúng tư thế để bé không bị nấc tiếp. Ngoài ra, có thể tham khảo các mẹo xử lý an toàn trên khi con bị nấc sau khi bú. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp các mẹ chăm sóc trẻ tốt hơn khi con bị nấc cụt.

About the author

Cô gái yêu thích marketing và viết lách.

author

Đặng Nguyệt

Đăng ký để nhận tin tức mới nhất từ Her

Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội

Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882

Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn

Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

imgimg
close-icon

Quà Tặng Đặc Biệt Tháng Này!

Liệu pháp giác hơi da mặt mang đến sức khoẻ và độ đàn hồi cho làn da, trả lại vẻ tươi trẻ bạn mong muốn!