Sống khỏe
7 Cách để thức dậy tỉnh táo mỗi sáng
Trẻ em nên thức dậy lúc mấy giờ là nỗi băn khoăn của nhiều phụ huynh bởi nhu cầu về thời gian ngủ ở mỗi nhóm tuổi là khác nhau. Thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ.
Giấc ngủ tốt sẽ giúp cơ thể thư giãn, não bộ được nghỉ ngơi, giảm lo âu, căng thẳng. Nó đóng vai trò thiết yếu trong việc hồi phục sức khỏe và cân bằng nhịp sinh học của cơ thể.
Nhiều phụ huynh sẽ bất ngờ vì trẻ em cần dậy sớm hơn so với thói quen hiện tại nên băn khoăn nên cho trẻ em nên thức dậy lúc mấy giờ thì tốt nhất. Yếu tố cảm xúc kích thích lên thần kinh giúp não bộ trẻ phát triển thông minh hơn so với trẻ thường xuyên thức dậy muộn. Một giấc ngủ đúng giờ, ngon và sâu giấc sẽ giúp cơ thể bé duy trì nhịp sinh học khỏe mạnh, chiều cao phát triển tối đa.
Khung giờ vàng để trẻ em thức giấc từ 6 đến 7 giờ sáng. Tuy nhiên, nếu trẻ thức dậy vào lúc 5 giờ 30 phút thì bạn cũng không nên quá lo lắng, vì ở một số trẻ, cơ thể sẽ hoạt động hiệu quả trong khoảng thời gian này.
Đối với trẻ em nên thức dậy lúc mấy giờ phụ thuộc lớn vào thời gian ngủ của chúng, trẻ càng ngủ sớm thì thời gian thức giấc sẽ càng sớm. Vì vậy, phụ huynh phải đảm bảo thời gian ngủ đủ giấc cho trẻ, tốt nhất cha mẹ nên cố định thời gian ngủ cho trẻ, tập cho bé có thói quen ngủ sớm.
Với mỗi độ tuổi, thời gian ngủ sẽ được quy định khác nhau. Ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, thời gian ngủ tốt nhất từ 13-16 giờ mỗi ngày. Thời gian ngủ nhiều như vậy mới đảm bảo sự phát triển não bộ ở trẻ, tăng cường hệ miễn dịch, từ đó tránh được các nguy cơ bệnh tiềm ẩn.
Trong độ tuổi từ 1-3, trẻ nên ngủ từ 7-9 giờ tối và thức dậy khoảng 6-8 giờ sáng. Duy trì khoảng thời gian ngủ 12-14 tiếng mỗi ngày để trẻ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần tốt nhất.
Trẻ mẫu giáo từ 3-6 tuổi cần ngủ ít nhất 10 giờ và nhiều nhất 12 tiếng trong ngày. Ở độ tuổi này, phần lớn trẻ nhỏ đã hình thành thói quen ngủ cho mình, vì thế, bạn nên hoàn thiện thói quen ngủ trưa cho trẻ mỗi ngày. Ngủ trưa từ 1-2 tiếng sẽ giúp trẻ tái tạo lại năng lượng cho các hoạt động buổi chiều.
Trong tuổi đi học từ 6-13, trẻ đã bắt đầu tham gia các hoạt động trong nhà trường, xã hội, gia đình… vì vậy, thời gian ngủ dành cho trẻ ở độ tuổi này từ 9-12 tiếng mỗi ngày. Nên ngủ từ 9 giờ tối và thức dậy vào 7 giờ sáng để mang đến lợi ích tốt nhất cho sức khỏe của trẻ.
Với độ tuổi từ 12 trở lên, 8-11 giờ một ngày là thời gian lý tưởng dành cho giấc ngủ của trẻ. Tuy nhiên, áp lực học tập trong độ tuổi này khá lớn khiến nhiều em ngủ không đủ giấc, vì thế phụ huynh nên quan tâm đến chất lượng giấc ngủ các em nhiều hơn. Nếu nhận thấy những biểu hiện mệt mỏi, ngủ không ngon, sâu giấc ở trẻ, cha mẹ hãy lắng nghe tích cực những vấn đề con gặp phải, chia sẻ tâm tư, tình cảm của con trẻ để cùng đưa ra hướng giải quyết tích cực nhất.
Không phải trẻ em nào cũng sẽ ngủ sớm, ngủ đủ giấc, đây là vấn đề mà nhiều cặp vợ chồng vẫn đang đối mặt hàng ngày. Ngoài việc cần biết trẻ em nên thức dậy lúc mấy giờ, một số lưu ý dành cho bố mẹ trong việc chăm sóc cho con ngủ ngon
- Thiết lập thời gian ngủ cố định cho trẻ. Tập cho bé có thói quen ngủ sớm, đúng giờ và sâu giấc sẽ giúp trẻ ngủ dễ dàng trong bất kỳ điều kiện nào.
- Hạn chế các yếu tố bên ngoài tác động đến hệ thần kinh của trẻ như: hiệu ứng ánh sáng, nhiệt độ phòng, âm thanh, hình ảnh... Ngoài ra, một số yếu tố khác như trẻ ăn quá no hoặc để bụng đói khi đi ngủ, giường ngủ chưa thoải mái hay nằm sai tư thế… đều ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ.
- Cha mẹ nên tránh dọa nạt, la mắng, gây sợ hãi hay các vấn đề khác ảnh hưởng đến tinh thần trẻ trước khi đi ngủ. Lựa chọn những câu chuyện kể vui vẻ để bé đi vào giấc ngủ trong trạng thái tốt nhất. Khi trẻ khó ngủ, quấy khóc, cha mẹ nên dùng những lời nhẹ nhàng khuyên bảo để bé ngoan hơn.
- Mỗi trẻ có nhu cầu về giấc ngủ khác nhau, vì vậy thời gian thức giấc cũng sẽ khác nhau. Cha mẹ cần tạo mọi điều kiện cho trẻ ngủ đầy đủ, không nên đánh thức trẻ sớm nếu trẻ chưa ngủ đủ giấc. Trẻ sẽ tự động thức dậy khi ngủ đủ giấc mà không cần phải đánh thức.
- Trong trường hợp trẻ đối mặt với vấn đề rối loạn như mất ngủ, mộng du, bóng đè, tiểu đêm… bạn cần bình tĩnh để tìm hướng giải quyết tối ưu, nên đưa trẻ đi khám trong thời gian sớm nhất, không nên dùng thuốc khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.
Trẻ em nên thức dậy lúc mấy giờ đến từ nhiều yếu tố như điều kiện môi trường, nhịp sinh hoạt của gia đình, chế độ ăn uống... Ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ góp phần cho trẻ có một giấc ngủ sâu, chất lượng, giúp cho thể chất và trí tuệ trẻ phát triển hoàn thiện tốt nhất.
Đặng Nguyệt
Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội
Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882
Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn
Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.