Trẻ em ăn gạo lứt có tốt không là nỗi băn khoăn của nhiều bà mẹ trong quá trình cho bé ăn dặm. Bởi lẽ trong gạo lứt có nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sự phát triển của cơ thể. Tuy nhiên, người ta thường biết đến gạo lứt là loại gạo phổ biến trong kế hoạch giảm cân của người lớn. Vậy trẻ ăn gạo lứt có thực sự tốt không?
Trẻ em ăn gạo lứt có tốt không?
Với thành phần chứa nhiều chất dinh dưỡng, gạo lứt được xem là thực phẩm tốt để bổ sung cho bé. Ba mẹ hoàn toàn có thể cho bé ăn gạo lứt trong các bữa ăn dặm vì về cơ bản, gạo lứt cũng an toàn và không gây dị ứng.
Tuy nhiên, nếu muốn cho trẻ ăn gạo lứt, các mẹ cần lưu ý rằng các bé trên 6 tháng tuổi mới có thể ăn gạo lứt vì đây là một loại thực phẩm rắn. Các chuyên gia khuyên rằng không nên để bé dưới 6 tháng ăn thực phẩm rắn vì hệ tiêu hóa của con chưa hoàn thiện và không thể tiêu hóa tốt loại thực phẩm này.
Trẻ em ăn gạo lứt có lợi ích gì?
Để hiểu hơn về việc trẻ em ăn gạo lứt có tốt không, ba mẹ có thể tìm hiểu về những lợi ích sức khỏe mà loại gạo này mang tới.
- Gạo lứt giàu axit béo tốt cho sự phát triển của trẻ
- Gạo lứt giảm nguy cơ táo bón ở trẻ nhờ hàm lượng chất xơ dồi dào
- Tốt cho sự phát triển thể chất và trí não nhờ thành phần chứa nhiều vitamin B
- Tốt cho cơ và khớp phát triển nhờ chứa protein và các axit amin
- Cung cấp calo cho bé hoạt động và vui chơi cả ngày
Về cơ bản, gạo lứt chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, đóng góp cho sự phát triển toàn diện của bé. Trẻ ăn gạo lứt sẽ được bổ sung đa dạng chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng và tránh được những bệnh cảm thông thường.
Có nên cho trẻ em ăn gạo lứt thường xuyên?
Gạo lứt là loại gạo chỉ bỏ vỏ trấu bên ngoài nên hầu như thành phần dinh dưỡng đều còn nguyên. Bổ sung gạo lứt cho trẻ là một cách cung cấp nhiều loại dưỡng chất tốt cho bé. Tuy nhiên, dù gạo lứt tốt như vậy song ba mẹ cũng không nên cho bé ăn gạo lứt thường xuyên.
Hơn nữa, hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn toàn, bởi vậy việc ăn gạo lứt mỗi ngày sẽ khiến con khó có thể hấp thu tốt nhất. Ngược lại, việc tiêu thụ quá nhiều gạo lứt còn khiến con bị táo bón, khó tiêu và đầy bụng do gây áp lực cho hệ tiêu hóa.
Ba mẹ có thể cho trẻ ăn dặm với gạo lứt 2-3 lần một tuần nếu con mới bước vào giai đoạn ăn dặm. Ở thời gian này, nên chế biến gạo lứt thành món cháo loãng kết hợp với rau củ dễ tiêu hóa để cho bé ăn. Đối với trẻ hơn 1 tuổi, ba mẹ có thể chế biến gạo lứt với mức độ thô hơn nhưng vẫn nên ưu tiên nấu thức ăn thật mềm để bé dễ tiêu hóa.
Cách nấu gạo lứt cho trẻ ăn dặm
Biết được trẻ em ăn gạo lứt có tốt không, các mẹ có thể tham khảo một số công thức nấu gạo lứt cùng các thực phẩm khác như dưới đây để bổ sung cho trẻ ăn ngon.
Cháo gạo lứt đậu xanh
Chuẩn bị: Gạo lứt, nước, đậu xanh
Cách nấu:
- Vo gạo và ngâm trong nửa tiếng rồi chắt bỏ nước
- Cho gạo và đậu vào nồi áp suất, thêm nước rồi nấu đến khi mềm
- Thêm một ít bơ để tăng hương vị
Cháo gạo lứt bí ngô
Chuẩn bị: Gạo lứt, bí ngô và nước
Cách nấu:
- Vo và ngâm gạo 30 phút
- Rửa sạch bí ngô, bỏ vỏ và hạt rồi cắt miếng nhỏ đem hấp chín rồi cho vào máy xay cùng nước và gạo
- Cho hỗn hợp đã xay đi đun sôi trong vài phút
- Để nguội và cho bé ăn
Gạo lứt với sữa
Chuẩn bị: Bột gạo lứt, nước, sữa mẹ/ sữa công thức và đường
Cách nấu:
- Đun một nồi nước sôi rồi thêm bột gạo lứt và khuấy đều 8-10 phút để không bị vón cục
- Thêm đường và sữa và nồi rồi tắt bếp, múc ra bát cho bé ăn
- Với trẻ lớn, bạn có thể thêm chút bột quế để tăng hương vị.
Cháo gạo lứt tôm
Chuẩn bị: Gạo lứt, 100g tôm, 1 củ cà rốt
Cách nấu:
- Vo sạch gạo rồi cho vào nấu cháo như thường
- Rửa sạch tôm, bóc vỏ, cà rốt rửa sạch thái nhỏ. Đem tôm và cà rốt xay nhuyễn
- Đổ hỗn hợp này vào nồi cháo đã như và nấu thêm vài phút
- Thêm gia vị và dầu ăn rồi tắt bếp
- Chờ cháo nguội và cho bé ăn
Một số lưu ý khi sử dụng gạo lứt cho trẻ
Cách chọn gạo lứt ngon
Để có món ăn từ gạo lứt thơm ngon cho trẻ ăn dặm, trước hết mẹ phải biết cách chọn gạo lứt. Tốt nhất là mẹ nên mua gạo lứt đóng gói sẵn có ghi hạn sử dụng và ngày sản xuất. Bởi lẽ nếu mua gạo lứt đựng trong thùng ở cửa hàng hay ngoài chợ đều không rõ gạo đã để từ khi nào.
Ngoài ra, cũng không nên mua số lượng lớn gạo lứt cùng lúc vì bảo quản không tốt sẽ nhanh hỏng và mất giá trị dinh dưỡng. Nên chọn gạo lứt hạt dài, đều và không có quá nhiều hạt bị mẻ và vụn quá.
Bảo quản gạo lứt
Cần bảo quản gạo lứt đúng cách để những giá trị dinh dưỡng không bị mất đi. Một số lưu ý để bảo quản gạo lứt hợp lý như sau:
- Bảo quản gạo lứt trong thùng kín có nắp để tránh tiếp xúc với không khí, để nơi tối và thoáng mát
- Nếu là gạo lứt đã nghiền thành bột thì nên để vào ngăn mát tủ lạnh
- Không cho trẻ ăn gạo lứt đã mua để được 2-3 tháng
- Khi nấu chín cơm gạo lứt, còn thì nên để tủ lạnh vì để bên ngoài sẽ dễ bị hỏng cơm.
Nhìn chung, trẻ em ăn gạo lứt có tốt không đã được lý giải rõ ràng ở phần trên. Nhờ những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, mà gạo lứt là một lựa chọn an toàn ba mẹ có thể bổ sung cho bé ăn dặm. Tuy nhiên cần chú ý liều lượng và tần suất nên cho bé ăn để không khiến bé gặp tác dụng phụ như khó tiêu và táo bón.
About the author
Đặng Nguyệt