Ẩm thực
Rửa rau quả đúng cách
Nước ép xanh là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng thực vật khác cực kỳ phong phú có thể hỗ trợ sức khỏe tổng thể của bạn. Tuy nhiên, trong quá trình ép nước cần tây và các loại rau xanh khác, đôi khi sẽ gặp tình trạng kẹt bã.
Vậy nguyên nhân là gì và cách xử lý tình trạng khi ép bị kẹt bã như nào? Hãy tìm hiểu mẹo từ thương hiệu máy ép chậm nổi tiếng thế giới Omega.
Các loại rau xanh, đặc biệt là cần tây rất khó ép vì các sợi, xơ từ lá và thân có độ dai khiến máy ép khó chiết xuất được chất lỏng và dinh dưỡng từ rau, có thể dẫn đến khi ép bị kẹt bã.
Các xơ cứng từ thân rau có thể bao quanh trục ép, làm tắc lưới lọc dẫn đến tình trạng kẹt máy.
Thân, lá và rễ của rau xanh chứa nhiều xơ cứng nên có thể gây ra tình trạng khi ép bị kẹt bã nếu không chọn đúng dòng máy ép phù hợp.
Đặc biệt tình trạng này có thể gây kẹt cứng máy – thường gặp ở các dòng máy ép chậm trục đứng. Khi ép bị kẹt bã gây cản trở việc tháo rời các bộ phận máy ra để kiểm tra và vệ sinh.
Thường xuyên gặp gián đoạn do ép bị kẹt bã gây ảnh hưởng tới trải nghiệm ép nước và không còn hào hứng.
Khi máy kẹt cứng, không tháo rời được các bộ phận bên trong máy ra để vệ sinh làm phần bã bên trong máy để lâu ngày sẽ bốc mùi, gây khó chịu và ảnh hưởng tới sức khỏe.
Chọn nguyên liệu tươi mới
Độ tươi và độ giòn của nguyên liệu sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả ép nước của bạn.
Nếu cần tây để lâu không còn tươi, hãy đặt cần tây vào một bát nước lạnh trong vài giờ để làm chúng “hồi sinh”.
Một mẹo nhỏ là, cần tây và rau củ quả đã bảo quản lạnh sẽ ép tốt hơn rau củ quả để ở nhiệt độ phòng.
Sơ chế nguyên liệu phù hợp với loại máy ép bạn đang dùng
Sơ chế cần tây có kích thước và độ dài phù hợp để hạn chế tình trạng kẹt bã khi ép.
Việc sơ chế nguyên liệu rau xanh trước khi bắt đầu ép nước rất quan trọng.
Chiều dài và kích thước nguyên liệu có thể ảnh hưởng tới quá trình ép có bị kẹt bã hay không. Không phải loại máy ép nào cũng có thể ép được nguyên nhánh cần tây dài và không cần cắt ngắn.
Tùy vào máy ép bạn sử dụng mà có thể sơ chế cần tây để nguyên nhánh dài hoặc cắt nhỏ và ngắn. Dưa chuột và củ quả cứng như cà rốt có thể cắt thanh dọc hoặc phải cắt nhỏ (vụn).
Chọn máy ép rau xanh phù hợp để tránh khi ép bị kẹt bã
Có 2 dòng máy ép phổ biến hiện nay: máy ép nhanh (máy ép ly tâm), máy ép chậm (trục đứng và trục ngang)
Đối với các dòng máy ép nhanh, bạn sẽ cần cắt ngắn và nhỏ để trong quá trình ép hạn chế tình trạng khi ép bị kẹt bã. Tuy nhiên, chất lượng nước ép sẽ thấp và không đậm màu, đậm vị. Hương vị của ly nước ép trở nên loãng khi chiết xuất từ máy ép nhanh.
Các dòng máy ép chậm sẽ thu được lượng nước ép nhiều hơn và chất lượng nước ép sẽ vượt trội hơn, sánh mịn và giữ lại tối đa chất dinh dưỡng từ rau xanh:
• Máy ép chậm trục đứng: Phù hợp ép các loại trái cây, quả mọng thu được lượng nước ép nhiều hơn. Gặp khó khăn khi ép rau xanh và các loại nhiều xơ, cần phải cắt nhỏ và ngắn để tránh kẹt bã. Các xơ cứng sẽ bao quanh trục ép gây tình trạng kẹt cứng máy, bạn nên ép từ từ để máy có thể xử lý nguyên liệu.
• Máy ép chậm trục ngang – dòng máy ép chuyên nghiệp để ép rau xanh: Trục ép của máy nằm theo chiều ngang sẽ nghiền nát, nén và đẩy bã ra bên ngoài, hạn chế tối đa tình trạng khi ép bị kẹt bã. Thiết kế phù hợp để ép rau xanh, đặc biệt là cần tây không cần phải cắt nhỏ, bạn có thể để nguyên nhánh dài khi ép mà không sợ kẹt bã. Trục xoắn tự cuốn rau xanh rất tốt, tiết kiệm rất nhiều thời gian ép nước.
Ép từ từ
Để tránh khi ép bị kẹt bã, bạn chỉ nên cho từng phần nguyên liệu sau khi phần trước đó đã được nghiền nát hoàn toàn.
Không cho nhiều nguyên liệu vào ống ép cùng lúc, nếu không chúng có thể bị kẹt.
Nếu nguyên liệu của bạn có kích thước nhỏ, máy ép không tự ép được, bạn có thể sử dụng hỗ trợ bằng thanh đẩy nguyên liệu. Đẩy hoàn toàn nguyên liệu vào ống ép, và sau đó cho tiếp nguyên liệu mới một cách từ từ.
Không nên dùng lực quá mạnh để đẩy nguyên liệu xuống nhanh hơn. Hãy cho miếng nhỏ vừa miệng ống và đẩy nguyện liệu nhẹ nhàng xuống.
Nguyên tắc 'Mềm trước và cứng sau, ít xơ trước và nhiều xơ sau'
Công thức nước ép xanh kết hợp nhiều loại nguyên liệu giúp đa dạng chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể. Trong công thức nước ép xanh, nhiều người sẽ thích kết hợp thêm một ít trái cây để tạo vị ngọt tự nhiên và giúp hương vị phong phú hơn.
Khi ép nhiều loại rau xanh và củ quả có kết cấu khác nhau, hãy xen kẽ các loại thực phẩm mềm hơn với các loại thực phẩm cứng hơn. Vì trái cây có ít chất xơ nên khó để ‘đẩy’ nước ép qua lưới lọc.
Bằng cách xen kẽ thực phẩm mềm và cứng/ít xơ và nhiều xơ, máy ép của bạn có thể dễ dàng chiết xuất được nước ép tối đa.
Luôn kết thúc phiên ép bằng một nguyên liệu cứng hoặc nhiều xơ để đẩy bã ra ngoài, tránh khi ép bị kẹt bã. Nếu không, trái cây mềm có xu hướng nhiều bột gây tắc nghẽn lưới lọc gây dồn ứ phía trước ống ép.
Dùng chế độ đảo chiều khi ép bị kẹt bã
Hầu hết các dòng máy ép chậm tốt hiện nay đều tích hợp chế độ đảo chiều (REV) trên thân máy.
Khi trong phiên ép bị kẹt bã, dấu hiệu dồn ứ xuất hiện, bạn hãy bấm giữ nút đảo chiều khoảng 10~15 giây. Điều đó sẽ giúp đẩy ngược phần bã đang bị dồn lại bên trong trở lại, tháo gỡ các dồn ứ và tắc nghẽn.
Khi các dấu hiệu tắc nghẽn đã được gỡ, bạn bấm nút khởi động (ON) để tiếp tục phiên ép. Đợi phần bã cũ được đẩy ra hết, sau đó mới tiếp tục cho nguyên liệu mới vào.
Mẹo: Sau khi dùng chế độ đảo chiều và bật khởi động lại, bạn có thể cho một chút nước (tùy loại máy ép) vào trong ống ép để làm ẩm phần bã giúp máy ép đẩy ra tốt hơn.
Tommy Tran
Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội
Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882
Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn
Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.