Mẹ & bé
Nấc cụt ở trẻ sơ sinh
Trẻ em chỉ ăn hạn chế một số loại thực phẩm có nguy cơ không nhận được đủ lượng và đa dạng các chất dinh dưỡng mà cơ thể đang phát triển của chúng cần để phát triển.
- Luôn cho trẻ ngồi vào bàn ăn khi dọn bữa chính hoặc bữa phụ. Điều này mang lại sự nhất quán và cho chúng biết rằng đây là nơi để ăn uống, không phải vui chơi. Tắt ti vi và cất đồ chơi, sách báo và đồ điện tử để con bạn có thể tập trung vào công việc đang làm.
- Chỉ phục vụ một bữa ăn cho cả gia đình và không làm thêm bất kỳ món ăn hay bữa ăn khác chỉ để chiều theo ý thích của con.
- Hạn chế cho con ăn vặt bằng những thực phẩm không lành mạnh như khoai tây chiên, kẹo và nước ngọt. Bên cạnh đó, nếu ăn vặt cả ngày con sẽ không có cảm giác đói và muốn ăn khi tới bữa chính.
Một trong những điều quan trọng nhất mà bạn có thể làm với trẻ để mở rộng mối quan tâm của chúng đối với thực phẩm là để chúng tham gia vào việc nấu nướng, mua sắm và lựa chọn bữa ăn.
Cùng nhau đọc sách dạy nấu ăn phù hợp với trẻ em và để con bạn chọn ra những công thức nấu ăn mới để thử. Đưa trẻ đến cửa hàng tạp hóa và cho phép trẻ chọn một vài món tốt cho sức khỏe mà trẻ muốn thử có thể khiến giờ ăn trở nên vui vẻ và thú vị. Hãy để trẻ giúp bạn sắp xếp các bữa ăn chính và bữa phụ bằng cách yêu cầu chúng hoàn thành các công việc an toàn phù hợp với lứa tuổi như rửa rau, sắp xếp bàn ăn.
Đây cũng là cách giúp con bạn phát triển lối sống lành mạnh - kỹ năng hữu ích cho cuộc đời trẻ.
Dù bạn có thể không nhận ra, nhưng con trẻ bị ảnh hưởng bởi sự lựa chọn thực phẩm của cha mẹ. Trẻ em học về các loại thực phẩm và sở thích ăn uống bằng cách quan sát hành vi ăn uống của những người khác.
Một nghiên cứu ở Mỹ trên 160 gia đình cho thấy rằng những đứa trẻ quan sát bố mẹ ăn rau cho bữa ăn nhẹ và salad xanh vào bữa tối có sẽ có xu hướng ăn rau và trái cây nhiều hơn.
Vì vậy hãy ưu tiên các loại thức ăn lành mạnh để trở thành tấm gương cho con bạn nói theo nhé!
Cha mẹ thường muốn cho con ăn những phần ăn thịnh soạn để đảm bảo chúng nhận được lượng calo cần thiết. Tuy nhiên, khi thử thức ăn mới, hãy bắt đầu từ từ. Cho trẻ ăn nhiều có thể khiến trẻ choáng ngợp và khiến trẻ từ chối thức ăn đơn giản chỉ vì khẩu phần quá lớn.
Khi thử các món ăn mới, hãy bắt đầu với một lượng nhỏ và trình bày trước những món khác được ưa chuộng hơn.
Nếu trẻ ăn tốt với phần nhỏ, hãy từ từ tăng lượng thức ăn mới vào các bữa ăn tiếp theo cho đến khi đạt được khẩu phần bình thường.
Khi con bạn chấp nhận một loại thực phẩm mới, hãy giới thiệu những món khác có màu sắc, hương vị và kết cấu tương tự để giúp mở rộng sự đa dạng trong thực phẩm. Ví dụ, nếu con bạn thích bánh bí ngô, hãy thử khoai lang nghiền...
Một cách khác để làm cho thức ăn trông ngon miệng hơn đối với trẻ em là trình bày chúng theo cách vui nhộn và sáng tạo, sử dụng khuôn cắt bánh quy hình ngôi sao để biến trái cây và rau tươi thành những hình thù ngộ nghĩnh.
Thông thường, cha mẹ dụ trẻ thử một món ăn mới bằng cách hứa thưởng món tráng miệng hoặc đồ ăn vặt sau đó. Tuy nhiên, đây có thể không phải là cách tốt nhất để thay đổi thói quen của trẻ. Sử dụng thực phẩm không lành mạnh như kem, khoai tây chiên làm phần thưởng có thể khiến trẻ tiêu thụ quá nhiều calo.
Các chuyên gia cho rằng sử dụng phần thưởng không phải thực phẩm để khuyến khích việc chấp nhận thực phẩm là tốt nhất. Chỉ cần sử dụng lời khen ngợi bằng lời nói hoặc cho phép con chọn một trò chơi yêu thích sau bữa tối...
Chú ý đến những gì con bạn không chịu ăn bằng cách ghi vào nhật ký.
Nếu con bạn có xu hướng tránh xa các loại thực phẩm như các sản phẩm từ sữa, thực phẩm có chứa gluten, chúng có thể đang gặp phải các triệu chứng khó chịu liên quan đến chứng không dung nạp thực phẩm.
Hãy hỏi trẻ xem có loại thức ăn nào khiến trẻ buồn nôn, đau bụng và đầy hơi hay không?
Nếu bạn cho rằng con mình có thể bị dị ứng hoặc không dung nạp thực phẩm, hãy nói chuyện với bác sĩ để tìm ra giải pháp
Mặc dù đối mặt với một đứa trẻ kén ăn có thể khiến bạn nản lòng, nhưng kiên nhẫn là chìa khóa quan trọng. Đặc biệt, trẻ có thể cảm nhận được khi có căng thẳng trong không khí, có thể khiến trẻ bỏ ăn và từ chối thức ăn mới. vì vậy, hãy tạo một môi trường vui vẻ và không áp lực trong bữa ăn
Có thể trẻ sẽ mất nhiều thời gian hơn bạn mong đợi để ăn hết thức ăn hoặc nếm một loại thức ăn mới. Hãy khuyến khích con bạn bằng cách nói chuyện với bé về màu sắc, hình dạng, mùi hương và kết cấu của món ăn chứ đừng nói với bé món ăn có ngon hay không.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo rằng bữa ăn không nên kéo dài quá 30 phút và bạn có thể bỏ thức ăn đi sau thời gian đó.
Cũng giống như người lớn, trẻ em có sở thích riêng về mùi vị và kết cấu..
Hiểu những loại thức ăn mà con bạn thích có thể giúp bạn cung cấp cho chúng những món ăn mới mà chúng dễ chấp nhận hơn.
Ví dụ, nếu con bạn thích thức ăn mềm như bột yến mạch và chuối, hãy cho trẻ ăn thức ăn mới có kết cấu tương tự như khoai lang nấu chín.
Nghiên cứu cho thấy rằng trẻ em có nhiều khả năng ăn nhiều calo hơn và thử nhiều thức ăn hơn khi ăn cùng bạn bè.
Nếu nấu ăn cho con bạn và bạn bè của chúng, hãy cố gắng thêm vào một vài loại thức ăn mới cùng với thức ăn mà con bạn thích. Bằng cách quan sát những đứa trẻ khác thử các loại thức ăn mới, điều này có thể khuyến khích những đứa trẻ kén ăn của bạn cũng phải nếm chúng.
Mặc dù kén ăn ở trẻ em là phổ biến đặc biệt với trẻ mới biết đi. Nhưng nếu bạn lo lắng về chế độ ăn uống hay sự tăng trưởng của con mình, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa hoặc chuyên gia dinh dưỡng, họ sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp nhằm đảm bảo trẻ nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết để tăng trưởng và phát triển.
Hãy nhớ rằng thói quen ăn uống của con bạn sẽ không có khả năng thay đổi chỉ trong một sớm một chiều, chính những hành động nhỏ mà bạn thực hiện mỗi ngày có thể giúp bé tạo dựng chế độ ăn uống lành mạnh cho cả quãng thời gian sau này của bé.
S. Reen
Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội
Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882
Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn
Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.