Cho bé ăn dặm kiểu Nhật (P.2)

MẸ & BÉ

Cho bé ăn dặm kiểu Nhật (P.2)

authorBy Hương Hoa
Share on
Share on
Cho bé ăn dặm kiểu Nhật (P.2)

Qua phần 1, mẹ đã biết ăn dặm kiểu Nhật là gì nhưng còn chưa biết cách thực hiện cho đúng. Bài viết sau của Her sẽ bật mí điều đó để mẹ biết áp dụng cho bé hiệu quả. Ngoài ra, Her còn gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé tùy vào từng giai đoạn, tháng tuổi.


Phương Pháp Ăn Dặm Kiểu Nhật Đúng Cách


Khi cho bé ăn dặm người Nhật không dùng nước hầm từ xương thịt, mà chủ yếu dùng nước nấu từ khô cá bào và rong biển. Vì đây là 2 nguồn canxi dồi dào. Tuy nhiên, bạn không nhất thiết phải nấu theo nguyên liệu của Nhật Bản. Bạn có thể nấu nước súp từ rau củ như cà rốt, củ dền, cải bó xôi, củ cải,...


Thời điểm bắt đầu ăn dặm, con vẫn cần dinh dưỡng từ sữa mẹ, việc ăn dặm chỉ là một bữa phụ trong ngày. Điều này giúp bé làm quen sớm với thức ăn và hoạt động nhai, nuốt, quen với việc tự xúc thức ăn.


Thời gian đầu cho bé ăn dặm kiểu Nhật, bạn hãy cho bé ăn riêng từng món để cảm nhận được hương vị. Bé sẽ chọn được những thực phẩm mình yêu thích. Sau đó mẹ có thể kết hợp các nguyên liệu với nhau để mang đến nhiều món ăn kích thích vị giác của con, cung cấp cho con nhiều nguồn dinh dưỡng trong một bữa ăn.


Đặc biệt, không nên nêm đậm vị khi cho bé ăn dặm. Vì bé sẽ quen và khó điều chỉnh khẩu vị của bé. Món chính và món tráng miệng đều phải hạn chế nêm gia vị. Nếu bạn cho bé ăn món chính nhạt, nhưng lại tráng miệng của bé bằng hoa quả ngọt sẽ làm phản tác dụng. Khi đó bạn có thể kết hợp trái cây kèm một chút sữa chua, điều này giúp cân bằng vị giác của trẻ. Ngoài ra ăn một hũ sữa chua nhỏ mỗi ngày cũng giúp bé tăng sức đề kháng và hỗ trợ hệ tiêu hóa.


ăn-dặm-kiểu-nhật.jpg


Làm Sao Để Ăn Dặm Kiểu Nhật Có Hiệu Quả?


Khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật, mẹ không chỉ phải quan tâm đến chế độ dinh dưỡng mà còn phải quan tâm đến tâm lý của con. Vì trẻ em sẽ có những tính cách khác nhau và thay đổi theo từng thời gian phát triển. Lúc đầu bé sẽ không quen ăn thức ăn. Bạn không nên ép bé cố ăn sẽ khiến bé sợ việc ăn uống. Bạn có thể dừng việc cho bé ăn dặm khoảng 2 - 3 ngày, sau đó tiếp tục tập cho bé ăn dặm.


Cho bé ăn đúng giờ, giúp bé có tính kỷ luật và thói quen tốt. Giai đoạn đầu cho bé ăn dặm sẽ rất mất thời gian và tốn công sức. Vì vậy các mẹ nên bình tĩnh và kiên nhẫn, không nên quát tháo con trẻ khiến con chán ghét bữa ăn. Và cũng không nên so sánh khẩu phần ăn của bé với những trẻ khác. Vì mỗi bé sẽ có sự hấp thụ khác nhau. Ngoài ra mẹ cũng có thể tạo niềm vui, tạo không gian, màu sắc thoải mái khi cho con ăn dặm. Như thế bé sẽ mong chờ, yêu thích bữa ăn hơn.


Thực Đơn Ăn Dặm Phù Hợp Cho Từng Giai Đoạn Phát Triển Của Bé


Tùy từng giai đoạn phát triển của trẻ và tùy vào cơ địa của từng bé mà mẹ xây dựng thực đơn phù hợp cho con. Thông thường, có thể chia ra các mốc sau:


Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5 - 6 tháng tuổi (nuốt chửng)


Ở độ tuổi này chỉ nên cho bé ăn dặm 1 bữa/ngày. Đây là giai đoạn tập nuốt nên bạn chỉ cần nấu cháo loãng, rây mịn là được. Cháo nấu theo tỷ lệ 10g gạo: 100ml nước, không nêm gia vị.


Lúc đầu cho bé ăn khoảng 5g/lần bón. Sau đó bé ăn tốt hơn có thể tăng thìa to lên. Khi bé đã nuốt tốt, mẹ có thể đổi thêm món rau củ luộc nghiền mịn như cà rốt, khoai tây, bí đỏ... để cho bé làm quen với hương vị món mới.


Ngoài ra để cung cấp thêm chất đạm, bạn hãy nấu thêm đậu hũ, lòng trắng trứng, thịt gà lọc qua rây, nghiền mịn cho bé ăn.


Giai đoạn này mẹ nên cho bé tự xúc và cầm nắm thức ăn.


ăn-dặm-kiểu-nhật-1.jpg


Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7 - 8 tháng tuổi (nhai trệu trạo)


Ở giai đoạn này bé đã có thể ăn thức ăn đặc và thô hơn, ăn được 2 cữ dặm/ngày. Bạn hãy nấu cháo theo tỷ lệ 10g gạo: 70ml nước, không nêm gia vị. Để kích thích vị giác của bé, bạn cũng nên thường xuyên thay đổi các loại rau củ. Ngoài cháo bạn có thể cho bé ăn thêm bún, miến, nui,... nấu mềm để thay đổi khẩu vị.


Với giai đoạn này bạn cần tập cho bé ăn nhiều loại thực phẩm khác như: Gan, thịt gà, đậu, các loại cá (cá lóc, có thu, cá hồi), nấm... để cung cấp thêm nguồn chất đạm.


Ngoài ra, bạn đã có thể cho bé tráng miệng với các loại trái cây chín mềm nạo nhuyễn, mịn như: chuối, xoài, đu đủ,... Cho bé uống thêm nước cam pha loãng để cung cấp vitamin C.


Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 9 - 11 tháng tuổi (nhai tóp tép)


Ở giai đoạn này do đã được ăn dặm vài tháng, vì vậy bé có thể ăn được thức ăn thô, đặc hơn. Thậm chí có bé đã ăn được cháo hạt vỡ, cơm nghiền nát. Bạn có thể nấu cháo theo tỷ lệ 10g: 50ml nước.


Độ tuổi 9 - 11 tháng bé đã có thể ăn thêm những thực phẩm khác như: thịt heo, thịt bò, tôm, sò... Bé vẫn ăn 2 cữ/ngày và tráng miệng với trái cây chín. Nhưng thay vì nạo nhuyễn trái cây, mẹ có thể cắt miếng nhỏ vì bé đã có thể tự cắn thức ăn.


Ngoài ra hãy cho bé ăn thêm ít sữa chua, phô mai và bánh mềm ít ngọt.


ăn-dặm-kiểu-nhật-2.jpg


Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé từ 12 - 18 tháng tuổi (nhai thành thạo)


Giai đoạn này bé đã nhai khỏe và ăn được các loại thực phẩm khác nhau. Bạn có thể tăng lên 3 bữa ăn/ngày cho bé. Và cho bé ăn bữa như người lớn.


Mẹ hãy quan sát xem con thích ăn gì để làm bữa ăn phù hợp với bé hơn, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho con trẻ.


Ngoài 3 bữa ăn chính, mẹ có thể duy trì thêm 2 bữa phụ cho bé để cung cấp đầy đủ dưỡng chất hơn. Và vẫn hạn chế cho bé ăn gia vị quá mặn.


Thực đơn ăn dặm chi tiết cho 15 ngày tập ăn đầu của bé


Mẹ có thể tham khảo thực đơn chuẩn bị món ăn dặm trong 15 ngày đầu tập ăn của bé như sau:


- Ngày 1 - 2: 1 muỗng cháo loãng, mịn 5ml, nấu theo tỷ lệ 10g gạo: 100ml nước.

- Ngày 3 - 4: 2 muỗng cháo loãng 10ml, cháo nấu theo tỷ lệ 10g gạo: 100ml nước.

- Ngày 5 - 6: 3 muỗng cháo loãng 15ml, nấu theo tỷ lệ 10g gạo: 100ml nước.

- Ngày 11 - 12: 3 muỗng cháo loãng 15ml, cháo nấu theo tỷ lệ như trên, kèm theo 1 muỗng nhỏ cà rốt nghiền.

- Ngày 13 - 14: 3 muỗng cháo loãng 15ml, cháo nấu theo tỷ lệ như trên, kèm theo 2 muỗng nhỏ cà rốt nghiền.

- Ngày 15: 3 muỗng cháo loãng 15ml, cháo nấu theo tỷ lệ như trên, kèm theo 2 muỗng nhỏ cà rốt nghiền và 1 muỗng nhỏ khoai lang nghiền.


Trên đây là phương pháp và cách tập ăn dặm kiểu Nhật cho từng giai đoạn phát triển của bé. Phụ huynh có thể tham khảo và áp dụng cho con của mình để giúp các bé được phát triển một cách cân đối. Chúc các bé luôn ăn ngoan và khỏe mạnh!

About the author

Hương Hoa là thạc sĩ Văn học. Cô vốn là giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn, rất yêu học trò. Thế nhưng, vì say mê với việc sáng tạo cùng con chữ, Hoa đã chuyển sang gắn bó với nghề viết.

Qua những bài viết của mình, cô muốn mang đến cho bạn đọc những kiến thức hữu ích về sức khỏe, phương pháp nuôi dạy con và cách giữ lửa hạnh phúc gia đình.

author

Hương Hoa

Đăng ký để nhận tin tức mới nhất từ Her

Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội

Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882

Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn

Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

imgimg
close-icon

Quà Tặng Đặc Biệt Tháng Này!

Liệu pháp giác hơi da mặt mang đến sức khoẻ và độ đàn hồi cho làn da, trả lại vẻ tươi trẻ bạn mong muốn!