Mẹ & bé
Nấc cụt ở trẻ sơ sinh
Cách xử lý khi bé bị hóc khi ăn blw (baby led weaning - ăn dặm bé tự chỉ huy) không phải ba mẹ nào cũng nắm được. Tình trạng hóc xảy ra khá phổ biến ở trẻ nhỏ, khi ăn lẫn hóc dị vật. Ba mẹ cần xử lý đúng cách để bé không gặp nguy hiểm tắc nghẽn đường thở dẫn tới suy hô hấp.
Bé ăn blw bị hóc cần xử lý kịp thời, nếu không chỉ sau 5-6 phút, đường thở sẽ bị chèn ép khiến con ngừng thở và có thể dẫn tới tử vong. Dưới đây là những cách xử lý khi bé bị hóc khi ăn blw đơn giản nhanh chóng mà mẹ cần phải nắm rõ:
Trẻ vẫn tỉnh táo, khóc được hoặc nói được có nghĩa là trẻ đang thở, đường hô hấp không bị tắc nghẽn hoàn toàn, bé không bị ngạt trầm trọng. Trong khi thực hiện cách xử lý khi bé bị hóc khi ăn blw với trường hợp này ba mẹ bình tĩnh, đứng bên cạnh cổ vũ, động viên trẻ tiếp tục ho. Phản xạ ho và ọe có thể giúp trẻ tống được vật thể lạ ra ngoài.
Nếu sau khi cơn ho dịu đi, vẫn tiếp tục nghe thấy thở ồn ào hay tiếng ho thì hãy đưa trẻ tới ngay các cơ sở ý tế, có thể vật lạ đã đi sâu vào phế quản, dễ gây viêm phế quản phổi tái diễn nếu không xử trí triệt để.
Nếu trẻ ngưng thở, không khóc được hoặc khóc yếu, không nói được, cha mẹ nhanh chóng gọi cấp cứu, tiến hành sơ cứu kịp thời, đúng cách:
Đối với trẻ dưới 2 tuổi
Thực hiện động tác vỗ lưng:
- Đặt trẻ nằm xuống đùi bạn, mặt úp, đầu chúc xuống thấp hơn ngực. Trẻ lớn thì cho ngồi hoặc đứng
- Dùng gốc bàn tay vỗ mạnh 5 lần vào vùng lưng giữa hai xương bả vai.
- Kiểm tra miệng và lấy bất cứ thứ gì vừa xuất hiện.
Nếu biện pháp vỗ lưng không hiệu quả thì chuyển sang động tác ấn ngực:
- Đặt bé nằm ngửa trên đùi bạn, đầu chúc xuống thấp hơn ngực.
- Ấn 5 lần vào nửa dưới của xương ức (với bé dưới 12 tháng thì dùng 2 ngón tay để ấn, với bé lớn hơn thì dùng phần gốc của bàn tay).
- Nếu đường thở vẫn tắc thì làm luân phiên 5 lần vỗ lưng/5 lần ấn ngực.
Đối với trẻ lớn (từ trên 2 tuổi)
Cha mẹ có thể trang bị thêm thủ thuật Heimlich cho trẻ trên 2 tuổi khi bé bị hóc như sau:
- Đứng ra phía sau vòng 2 tay ôm lấy thắt lưng của trẻ
- Đặt một bàn tay thành nắm đấm ngay vùng thượng vị, dưới mũi ức phía trên rốn.
- Bàn tay còn lại ôm lên nắm đấm
- Ấn 5 lần dứt khoát vào bụng theo hướng từ trước ra sau và từ dưới lên trên.
- Để trẻ nằm ngửa, quỳ xuống dạng 2 chân cạnh đùi trẻ.
- Đặt gốc một lòng bàn tay lên vùng thượng vị, dưới xương ức, đặt tiếp bàn tay thứ hai chồng lên bàn tay thứ nhất.
- Ẩn 5 cái đột ngột, mạnh và nhanh vào bụng theo hướng từ dưới lên trên.
- Sau đó kiểm tra đường thở. Nếu dị vật chưa rơi ra ngoài thì tiếp tục lặp lại các bước như trên cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở.
- Gọi cấp cứu ngay.
- Bắt đầu hồi sức tim phổi ( hà hơi thổi ngạt và ấn tim ngoài lồng ngực) tỉ lệ 2 lần thổi ngạt và 30 lần ép tim cứ như vậy đến khi nhân viên y tế đến nơi.
Nhiều ba mẹ loay hoay tìm cách xử lý khi bé bị hóc khi ăn blw nhưng thực chất lại đang nhầm giữa ọe và hóc.
Theo bệnh viện Nhi đồng thành phố Hồ Chí Minh, phản xạ ọe thực chất là một phản xạ an toàn và hữu ích của cơ thể trước những đồ ăn có kích cỡ và khối lượng không phù hợp, giúp cho những thức ăn đó không thể tiến sâu vào đường thở và không gây hóc. Khác với người lớn là phản xạ ọe được khởi động ở phần cuống lưỡi, các bé từ 6 tháng đến dưới 1 tuổi có phản xạ ọe được kích hoạt ngay ở đầu lưỡi nên sẽ dễ ọe hơn rất nhiều. Ọe còn là cách để bé tự học tập và rút kinh nghiệm thông qua ăn uống. Sau một vài lần ọe, bé sẽ dần dần biết cách không nuốt miếng thức ăn quá to và điều chỉnh được khối lượng ăn để không bị nghẹn vì ăn quá nhiều.
Trong khi đó, nếu bé bị hóc thật sự, con sẽ có biểu hiện tím tái, im lặng không thể ho hay kêu vì đường thở đang bị mắc kẹt. Đó là lý vì sao cần xử lý khẩn cấp để nhanh chóng đẩy được dị vật ra ngoài.
Biết cách xử lý khi bé bị hóc khi ăn blw là rất quan trọng vì hóc là một tình huống nguy hiểm nếu không xử lý nhanh. Khi áp dụng phương pháp ăn blw cho bé, trường hợp hóc rất dễ xảy ra vì con tự tìm cách đưa thức ăn vào miệng, và tự ăn thứ mà mình thích. Để không phải loay hoay lo ngại về mẹo xử lý bé hóc khi ăn blw, cần lưu ý một số điều dưới đây.
- Không để bé ngồi một mình với thức ăn, luôn thắt dây an toàn cho bé khi ăn
- Chỉ cho bé ăn dặm BLW khi bé đã có thể ngồi vững mà không cần hoặc cần rất ít sự trợ giúp của người lớn.
- Không để bé chạy nhảy hay ngồi không giữ thẳng lưng, ngửa cổ ra sau khi ăn.
- Phân biệt rõ hóc – ọe – học kỹ năng cấp cứu hóc.
- Trong quá trình xử lý bé bị hóc, ba mẹ cần tránh lấy tay hoặc các vật khác vào miệng bé để móc dị vật ra: có thể làm dị vật xuống sâu hơn, hoặc gây trầy xước, chấn thương niêm mạc vùng hầu họng của con. Không sử dụng một số mẹo dân gian như cho trẻ nuốt cơm, hoa quả...điều này có thể khiến tình trạng hóc dị vật trở nên nghiêm trọng hơn. Và cũng không vuốt xuôi ngực, đây là cách làm sai vì có thể làm dị vật chui sâu hơn vào đường thở.
- Bắt đầu với những thực phẩm an toàn và dễ cầm nắm. Chế biến thức ăn đúng cách, bếu bé ăn thức ăn quá cứng hoặc quá to và dài, sẽ rất dễ bị hóc. Bởi vậy, để bé tránh nguy cơ bị hóc, hãy đảm bảo chế biến thức ăn cho bé ăn blw đúng cách. Cùng với đó, việc lựa chọn thực phẩm ăn dặm cho bé cũng cần được chú trọng đúng theo từng giai đoạn. Tùy theo độ tuổi ăn dặm của con mà ba mẹ nên chọn loại thức ăn sao cho hợp lý để tránh làm tăng nguy cơ bé bị hóc hay ọe vì đồ ăn chưa phù hợp.
Với cách xử lý khi bé bị hóc khi ăn blw gợi ý trên đây, hy vọng đã giúp ba mẹ sẵn sàng ứng phó với tình huống này nếu gặp phải. Bên cạnh đó, cần chú ý đến nề nếp sinh hoạt và cách bé ăn để đảm bảo rằng con đang ăn dặm đúng cách.
Đặng Nguyệt
Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội
Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882
Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn
Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.