Ẩm thực
Rửa rau quả đúng cách
Bà bầu ăn dọc mùng được không là nỗi băn khoăn của nhiều chị em. Trong nhiều món ăn, dọc mùng (cây bạc hà môn) là gia vị không thể thiếu vì sự thơm ngon và công dụng tốt cho sức khỏe của nó. Thưởng thức món ăn mà phải bỏ dọc mùng ra thì quả thật đã làm giảm đi sự thơm ngon của món ăn này. Vậy bà bầu có thể ăn dọc mùng không? Câu trả lời sẽ có chi tiết trong những thông tin bên dưới đây.
Dọc mùng là một nguyên liệu dùng khá phổ biến trong ẩm thực Việt Nam. Bà bầu có thể ăn dọc mùng mà không cần phải kiêng khem. Dọc mùng có hương vị khá dễ ăn, có thể dùng để chế biến trong nhiều món ăn hấp dẫn mà mẹ bầu ăn được.
Với thành phần gồm nhiều chất xơ, vitamin B, vitamin C cùng nhiều khoáng chất thiết yếu khác, dọc mùng mang lại những giá trị dinh dưỡng tuyệt vời cho cơ thể.
Tuy vậy, nếu muốn ăn dọc mùng, bạn cũng nên chế biến và kết hợp nó với những loại thực phẩm khác để tránh bị mất cân bằng dinh dưỡng. Và đặc biệt lưu ý dọc mùng vì có thể làm tăng hàm lượng axit uric trong máu. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn có bất cứ nghi ngờ về sức khỏe hay thực đơn ăn uống trong thai kỳ.
Để hiểu hơn về việc bà bầu ăn dọc mùng được không, hãy cùng nhìn vào những lợi ích mà dọc mùng mang đến cho cơ thể như dưới đây.
Là một loại rau khá mọng nước nhất là ở phần cuống, nên dọc mùng có tác dụng thanh mát và hỗ trợ giải nhiệt. Bà bầu thường có thân nhiệt cao nên ăn dọc mùng giải nhiệt là rất phù hợp.
Đây là loại thực phẩm có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao có thể giúp làm giảm các phân tử có hại tiềm tàng được gọi là các gốc tự do. Các gốc tự do, khi không được kiểm soát, có thể thúc đẩy quá trình viêm trong cơ thể, có thể góp phần gây ra nhiều tình trạng khác nhau như bệnh tim, ung thư...
Dọc mùng mang đến một lượng chất xơ không nhỏ sẽ tốt cho hệ tiêu hóa và giúp bà bầu cải thiện chứng táo bón. Không chỉ có tác dụng kích thích nhu động ruột, chất xơ sẽ làm mềm phân và giúp bà bầu đi tiêu dễ dàng hơn.
Với nhiều vitamin và khoáng chất, nhất là vitamin C, dọc mùng cũng giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Băn khoăn bà bầu ăn dọc mùng được không thì tất nhiên là có nếu bà bầu muốn giữ tinh thần ổn định, giảm nguy cơ mắc các bệnh về cảm cúm do sức đề kháng kém khi mang thai.
Bà bầu bị huyết áp tăng cao đột ngột sẽ rất nguy hiểm. Việc ăn dọc mùng có thể giúp các mẹ bầu ổn định huyết áp nhờ cung cấp nguồn nitrat trong chế độ ăn uống.
Dọc mùng là một thành phần bổ dưỡng và linh hoạt có thể phù hợp với bất kỳ chế độ ăn kiêng nào. Do hàm lượng carb và chất béo thấp, chúng rất ít calo, làm cho chúng trở thành một thực phẩm tuyệt vời để giúp kiểm soát trọng lượng cơ thể.
Biết bà bầu ăn dọc mùng được không, vậy bạn có thể chế biến dọc mùng như thế nào để tạo nên những món ăn chất lượng? Dưới đây là một vài món ăn từ dọc mùng bạn có thể tham khảo để tạo nên những món ăn thật ngon miệng.
Chuẩn bị:
- 300g xương sờn
- 100g dọc mùng
- 3 quả cà chua
- Hành tím, hành lá, bột nghệ
- Nước mắm, hạt tiêu, hạt nêm
Cách nấu:
- Bỏ vỏ dọc mùng, thái lát và rửa sạch sau khi ngâm nước muối loãng 30 phút
- Làm sạch sườn, chặt nhỏ và đem hầm để ra nước ngọt
- Bỏ vỏ cà chua và thái múi
- Hành tím rửa sạch đem phi thơm rồi cho cà chua vào xào. Sau đó, thêm dọc mùng vào xào rồi thêm gia vị và bột nghệ
- Sau 5-7 phút, đổ hỗn hợp trên vào nồi sườn đang hầm vào và đun thêm cho chín, cho hành lá vào rồi tắt bếp
Chuẩn bị:
- 100g dọc mùng
- 50g tôm sú
- Hành tím
- Nước mắm, hạt tiêu, hạt nêm
Cách nấu:
- Bỏ vỏ dọc mùng, thái lát rồi bóp muối, sau đó ngâm rửa sạch
- Bỏ đầu, bóc vỏ tôm, lấy bỏ chỉ đen. Rồi ướp tôm với hạt tiêu, hạt nêm và đặt trong ngăn mát cho gia vị ngấm
- Rửa sạch hành tím, thái băm và đem phi thơm. Cho dọc mùng vào đảo đến khi chín thì cho tôm vào đảo cùng được 3-5 phút chín thì tắt bếp
Khi dùng dọc mùng, các mẹ bầu cần chú ý một số vấn đề sau để đảm bảo an toàn và nhận được những lợi ích sức khỏe tốt nhất.
- Không ăn quá nhiều dọc mùng cho dù nó có rất nhiều công dụng. Các mẹ bầu chỉ nên ăn dọc mùng 1-2 bữa 1 tuần, với mỗi lần ăn khoảng 200g.
- Không nên ăn dọc mùng khi đang bị tiêu chảy
- Rửa sạch dọc mùng, ngâm nước muối loãng trước khi chế biến để tránh nguy cơ ngộ độc và ngứa ngáy
- Không ăn dọc mùng khi bị bệnh gút.
Nhìn chung, bà bầu ăn dọc mùng được không thì câu trả lời là có. Tuy nhiên, bà bầu không nên ăn quá nhiều dọc mùng và cần sơ chế kỹ càng khi chế biến để không gặp tác dụng phụ.
-----------------------------------------------------
Bạn đang lập kế hoạch mang thai và muốn chuẩn bị kiến thức và thiết lập thói quen tập luyện để có thể duy trì khi mang thai?
Bạn đang mang thai và mong muốn được chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho cả mình và em bé, nhưng không muốn bị tăng cân quá mức để hồi phục và về vóc dáng cũ nhanh chóng sau sinh?
Bạn muốn tận hưởng một thai kỳ lành mạnh và hạnh phúc, giảm thiểu các triệu chứng khó chịu cả về thể chất và tinh thần?
Bạn là người thân và muốn chăm sóc, chia sẻ kiến thức với người mẹ tương lai để đồng hành trong khoảng thời gian kỳ diệu này?
Bạn là bác sĩ phụ sản muốn cập nhật kiến thức về dinh dưỡng, tập luyện lành mạnh trong thai kỳ để tư vấn các thai phụ, bệnh nhân của mình tốt hơn và đầy đủ hơn?
Hãy đăng ký ngay chương trình tập luyện mới nhất của Her Academy: FIT & STRONG PREGNANCY cùng HLV Đào Chi Anh - là một HLV Fitness Cá Nhân có chứng chỉ quốc tế hàng đầu thế giới ISSA (Hoa Kỳ) và đã tốt nghiệp bằng Diploma về Sức khỏe Dinh Dưỡng của Royal Institute of Public Health (Vương Quốc Anh).
Link chương trình tập luyện tại đây!
Đặng Nguyệt
Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội
Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882
Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn
Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.