Cách lập danh sách self-care hiệu quả dành cho bạn

YÊU

Cách lập danh sách self-care hiệu quả dành cho bạn

authorBy Chi
Share on
Share on
Cách lập danh sách self-care hiệu quả dành cho bạn

Self-care (hay việc tự chăm sóc bản thân) không giống nhau đối với tất cả mọi người. Một danh sách những việc tự chăm sóc bản thân chắc chắn sẽ phản ánh nhu cầu cụ thể, thói quen và thời gian của bạn. Có thể mất một chút nỗ lực để phát triển, nhưng bạn sẽ điều này hoàn toàn xứng đáng.


Hãy tham khảo những thông tin hữu ích từ P. Jeremy Dew, cố vấn chuyên nghiệp đồng thời là giám đốc The Oakwood Collaborative ở College Station, Texas, Mỹ


Một Số Điều Bạn Cần Tự Hỏi Trong Suốt Quá Trình Này


Khi bạn đi sâu vào các chi tiết cụ thể của việc tự chăm sóc bản thân, hãy sử dụng những câu hỏi này để giúp kế hoạch của bạn hoạt động hiệu quả và phù hợp với nhu cầu của bản thân.


Cách này có thực sự phù hợp với bạn không?


Kế hoạch tự chăm sóc của bạn sẽ không mang lại nhiều lợi ích nếu bạn không thực hiện nó.


Có thể bạn đã đọc về lợi ích của việc làm vườn và muốn bắt đầu làm vườn, nhưng bạn thực sự không thích bụi bẩn và sâu bọ quấy rầy dạ dày của bạn. Mặc dù bạn hoàn toàn có thể làm việc để khắc phục những vấn đề này, nhưng bạn không cần phải ép bản thân làm điều gì đó mà bạn không thích.


Nếu bạn thực sự không thấy mình phù hợp với điều gì đó, hãy nhớ rằng: Bạn có rất nhiều lựa chọn khác.


Yếu tố tài chính có cản trở kế hoạch của bạn?


Giả sử bạn tham gia một phòng tập đắt tiền với mục tiêu tập thể dục nhiều hơn. Nếu bạn chỉ dừng lại một lần mỗi tuần, bạn có thể sẽ cảm thấy căng thẳng hơn bởi chi phí hơn là được nạp năng lượng từ việc tập luyện. 


Một nguyên tắc chung là đảm bảo chi phí không làm tăng căng thẳng của bạn.


Bạn có đang cố gắng làm quá nhiều không?


Lịch trình self-care quá tải với các hoạt động nhằm tăng cường sức khỏe có thể khiến bạn nhận lại ngược lại với sự thư thái.


Quá nhiều cam kết và mục tiêu có xu hướng làm tăng căng thẳng, vì điều này khiến bạn không có thời gian để ngồi và xử lý suy nghĩ của riêng mình - một phần thiết yếu khác của việc tự chăm sóc bản thân.


cach-lap-danh-sach-self-care-hieu-qua-8.jpg


Bạn có thời gian không?


Khi nói đến việc tự chăm sóc bản thân, thực hành tốt nhất có nghĩa là thực hành thường xuyên. Việc tự chăm sóc bản thân nên diễn ra mọi lúc, chứ không chỉ đợi đến khi bạn cảm thấy căng thẳng nhất.


Điều gì đã hiệu quả với bạn trong quá khứ?


Hãy nghĩ về khoảng thời gian mà bạn cảm thấy vui vẻ và lạc quan về cuộc sống. Khi bạn xác định những khoảnh khắc và hành động quan trọng giúp bạn tìm thấy sự bình yên trước đây, hãy khám phá những cách để kết hợp chúng vào cuộc sống hiện tại của bạn.


Bắt Đầu Với Các Nhu Cầu Thể Chất


Nhu cầu tự chăm sóc thể chất bao gồm những thứ giúp cơ thể bạn hoạt động tốt.


Khi xem xét việc tự chăm sóc thể chất, hãy xác định những nhu cầu bạn có, và lưu ý bất kỳ bước nào bạn hiện đang thực hiện để đáp ứng những nhu cầu đó. 


Ngủ


Hầu hết người trưởng thành cần ngủ 7 - 9 giờ mỗi đêm. Thường xuyên ngủ không đủ có thể ảnh hưởng đến tâm trạng, sự tập trung và sức khỏe của bạn.


Tin tốt: Bạn thường có thể tự mình cải thiện cả số lượng và chất lượng giấc ngủ của mình.


Chăm sóc sức khỏe tổng quát


Việc thăm khám thường xuyên với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thể giúp bạn nắm bắt các mối quan tâm về sức khỏe trong giai đoạn đầu, trước khi chúng trở nên nghiêm trọng. Các vấn đề bắt đầu nhỏ có thể nhanh chóng trở nên tồi tệ hơn và ảnh hưởng đến các khía cạnh khác của sức khỏe, chẳng hạn như giấc ngủ và cảm giác thèm ăn.


Dinh dưỡng


Dinh dưỡng tốt không chỉ liên quan đến các loại thực phẩm bạn ăn.


Chắc chắn, ăn một chế độ ăn uống cân bằng và với các thực phẩm dinh dưỡng sẽ mang lại lợi ích sức khỏe. Bên cạnh đó bạn cũng cần cân nhắc cách ăn uống của mình như thế nào: Bạn có đợi cho đến khi cảm thấy cồn cào và ngấu nghiến thức ăn giữa các cuộc họp hay khi ngồi trước TV? Hay bạn cho mình đủ thời gian để ăn chậm, đều đặn, để bạn có thể chú ý đến những gì mình ăn và thưởng thức bữa ăn?


Ăn uống chú tâm giúp bạn duy trì nhận thức về thức ăn và đồ uống bạn đưa vào cơ thể. Nó liên quan đến việc bạn cảm giác như thế nào cũng như các tín hiệu cơ thể về hương vị, sự hài lòng và cảm giác no.


cach-lap-danh-sach-self-care-hieu-qua-9.jpg


Tập luyện


Các chuyên sức khỏe đã đưa ra khuyến nghị những người trưởng thành nên dành tối thiểu 150 phút hoạt động ở cường độ trung bình mỗi tuần.


Khi thêm các bài tập thể dục vào kế hoạch self-care, lựa chọn các hoạt động bạn yêu thích (hoặc ít nhất là không ngại làm) là chìa khóa quan trọng. Nếu bạn không thích tới các câu lạc bộ đông người, hãy cân nhắc tham gia các khóa học trực tuyến tại Her app @thegoodlife.


Sự thân mật về thể chất


Mọi người thường nghĩ tới "tình dục" khi nhắc tới "sự thân mật". Nhưng cách tiếp xúc cơ thể khác cũng đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe.


Chạm vào là nhu cầu cơ bản của con người và nếu thiếu, có thể gây ra những hậu quả về sức khỏe.


Tìm kiếm một số chiến lược tự chăm sóc để đáp ứng nhu cầu tiếp xúc cơ thể như:


- Được massage (chuyên nghiệp hoặc với người bạn yêu thương)

- Được ôm một người thân yêu hoặc ôm lấy chính mình

- Nuôi thú cưng hoặc tình nguyện trông nom thú cưng ở các trạm cứu hộ


Tới Nhu Cầu Tinh Thần 


Nhu cầu tinh thần liên quan đến nhu cầu nhận thức cũng như nhu cầu sức khỏe tâm thần. Nói cách khác, bạn sẽ muốn xem xét điều gì cung cấp năng lượng cho não và giúp bạn cảm thấy tỉnh táo…


Giảm căng thẳng


Mức độ căng thẳng đóng một vai trò quan trọng trong sức khỏe tâm thần.


Một cách tốt để bắt đầu là khám phá những điều hiện đang khiến bạn căng thẳng. Bạn đang quản lý những vấn đề đó như thế nào? Bạn có thể thoát khỏi chúng không? Nếu không, làm thế nào bạn có thể xử lý chúng hiệu quả hơn?


Các ranh giới


Các ranh giới mạnh mẽ giúp bạn bảo vệ thời gian bạn dành cho bản thân, do đó, có thể giúp kiểm soát căng thẳng.


Đặt các giới hạn này có thể liên quan đến:


- Nói "không" khi bạn không muốn làm điều gì đó

- Trao đổi trực tiếp với người khác về mong muốn và khả năng của bạn


Khả năng nhận thức


Mở rộng và củng cố tâm trí của bạn có thể mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể.


Tăng cường kỹ năng nhận thức có thể liên quan đến:


- Học một cái gì đó mới

- Đọc sách

- Chơi các trò chơi trí tuệ để cải thiện sự tập trung


cach-lap-danh-sach-self-care-hieu-qua-10.jpg


Trị liệu


Xã hội Việt Nam phần lớn chưa coi trọng vấn đề sức khỏe tâm thần, việc tiếp nhận trị liệu với các chuyên gia có thể còn xa lạ với nhiều người. Tùy nhiên, nếu có thể tiếp nhận thăm khám với một chuyên gia về bất kỳ triệu chứng sức khỏe tâm thần nào có thể giúp bạn thấy sự cải thiện đáng kể, điều này có thể mang lại lợi ích tích cực cho sức khỏe tinh thần và thể chất.


Hỗ trợ chuyên nghiệp có thể trợ giúp ngay cả khi bạn không có các triệu chứng cụ thể. Mọi người đều phải đối mặt với những thách thức và để chúng tích tụ có thể dẫn đến kiệt sức và căng thẳng.


Nếu bạn cảm thấy choáng ngợp vì bất kỳ lý do gì, liệu pháp cung cấp không gian để khám phá các chiến lược đối phó và nói qua bất cứ điều gì trong tâm trí bạn.


Phát triển bản thân


Dành thời gian để mở rộng và phát triển là một cách để chăm sóc bản thân. Điều này có thể dẫn đến một cuộc sống đích thực, có ý nghĩa hơn, củng cố ý thức về bản thân và cải thiện các mối quan hệ của bạn.


Khám phá kiến ​​thức và thế giới quan hiện có của bạn có thể giúp bạn bắt đầu xác định các lĩnh vực có thể được hưởng lợi từ sự phát triển.


Nghỉ ngơi


Thỉnh thoảng thả lỏng bản thân và thư giãn giúp não bạn có không gian để nạp năng lượng, giúp thúc đẩy chức năng tối ưu.


Nếu bạn thường xuyên bị mất tập trung, điều này có thể cho thấy bạn đang không có đủ sự thư giãn về tinh thần. Vì vậy, việc tự chăm sóc cho bạn có thể bao gồm tạm dừng các thiết bị công nghệ khi bạn cảm thấy bị kích thích quá mức. Hãy thử những thứ như vẽ nguệch ngoạc, đi dạo trong thiên nhiên hoặc chợp mắt một chút để não bộ của bạn được nghỉ ngơi.


Dành thời gian để vui chơi và giải trí cũng tạo ra sự khác biệt. Một lịch trình đầy ắp những việc bạn phải làm và trong đó không có việc gì bạn muốn làm có thể là dấu hiệu ban đầu cho thấy sự kiệt sức sắp xảy ra.


Đừng Quên Nhu Cầu Cảm Xúc


Tự chăm sóc cảm xúc xoay quanh việc đối mặt với cảm xúc của bạn, học cách hiểu chúng và sử dụng thông tin này để bảo vệ sức khỏe cảm xúc tốt hơn.


Nhận thức tỉnh táo


Hãy đặt mục tiêu dành nhiều thời gian hơn để nói về cảm xúc của bạn, vì điều này giúp bạn dễ dàng thừa nhận nhu cầu cảm xúc và nhận ra khi nào chúng không được đáp ứng.


Nếu bạn gặp khó khăn trong việc kết nối với cảm xúc của mình, hãy thiền, viết nhật ký hoặc chia sẻ cảm xúc với những người bạn tin tưởng.


Bạn đồng hành


Hầu hết mọi người cần dành thời gian tương tác với những người khác theo những cách có ý nghĩa, mặc dù nhu cầu cụ thể về tương tác xã hội có thể phụ thuộc vào tính cách và các yếu tố khác nhau.


Nếu bạn thường xuyên cảm thấy cô đơn, bạn có thể cần dành nhiều thời gian hơn để kết nối. Nếu bạn thường xuyên cảm thấy choáng ngợp, thậm chí cáu kỉnh với những người xung quanh, hãy coi việc dành thời gian ở một mình là ưu tiên lớn hơn.


cach-lap-danh-sach-self-care-hieu-qua-11.jpg


Tình cảm


Hầu hết chúng ta đều muốn biết (và được nhắc nhở) rằng người khác yêu chúng ta.


Tình cảm có thể bao gồm lời nói, cử chỉ ân cần hoặc đụng chạm cơ thể. Thiếu sự hỗ trợ tinh thần này có thể gây ra cảm giác bị cô lập, thậm chí là những suy nghĩ lo lắng hoặc chán nản.


Không phải lúc nào bạn cũng dễ dàng có được tình cảm mà bạn cần, nếu bạn cần nhiều tình cảm hơn trong cuộc sống, hãy xem xét nuôi thú cưng. Chúng không chỉ mang tới tình cảm và sự đồng hành, đôi khi chúng còn mang tới các động lực để bạn chăm sóc bản thân như tập thể dục và đi ra ngoài.


Thời gian cho riêng mình


Mọi người đều cần thời gian để thư giãn cho riêng mình. Điều này có thể có nghĩa là:


- Nghỉ làm một ngày khi cần

- Tạo không gian riêng tư cho chính bạn tại nhà

- Dành thời gian cho sở thích yêu thích của bạn


Nhắn Nhủ Đến Bạn


Nhu cầu tự chăm sóc ở mỗi người rất khác nhau và hướng dẫn này không đầy đủ cho tất cả mọi người.


Khám phá bản thân đóng một vai trò quan trọng trong việc chăm sóc bản thân. Tìm hiểu thêm về các nhu cầu cụ thể của bạn giúp bạn có thể tìm ra những cách hiệu quả hơn để chăm sóc bản thân. Khi bạn đã xác định được nhu cầu cá nhân của mình, bạn có thể bắt đầu tạo danh sách các nhu cầu hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và hàng năm.


Hãy nhớ rằng nhu cầu tự chăm sóc bản thân thường thay đổi theo thời gian và không gian.

About the author

Yêu thích tất cả mọi thứ về văn hóa đại chúng và đặc biệt nghiện cafe.

author

Chi

Đăng ký để nhận tin tức mới nhất từ Her

Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội

Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882

Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn

Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

imgimg
close-icon

Quà Tặng Đặc Biệt Tháng Này!

Liệu pháp giác hơi da mặt mang đến sức khoẻ và độ đàn hồi cho làn da, trả lại vẻ tươi trẻ bạn mong muốn!