“Tôi muốn khóc mà không thể” - Lý giải về thể chất và tinh thần

SỐNG KHỎE

“Tôi muốn khóc mà không thể” - Lý giải về thể chất và tinh thần

authorBy S. Reen
Share on
Share on
 “Tôi muốn khóc mà không thể” - Lý giải về thể chất và tinh thần

Khóc là một phản ứng sinh học ở hầu hết con người đối với trạng thái cảm xúc như buồn bã, tức giận và hạnh phúc. Đó là một cách lành mạnh để giải phóng cảm xúc bị dồn nén. Tuy nhiên, trong bối cảnh phát triển của con người và các yếu tố xã hội học, người lớn chúng ta muốn khóc nhưng đôi khi không thể.


Khóc Có Lợi Không?


Khóc thực sự có những lợi ích về mặt thể chất, tâm lý và xã hội.


- Khóc giữ đôi mắt của bạn sạch sẽ và khỏe mạnh bằng cách sẽ rửa sạch các chất độc hại và khói bụi ra khỏi mắt.

- Nước mắt giúp tránh khô mắt, ngăn ngừa nhiễm trùng và đảm bảo chức năng mắt bình thường.

- Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng khóc giải phóng các hormone trong cơ thể như oxytocin và endorphin, giúp giảm đau về thể chất và tâm lý, đồng thời giảm các hormone khác liên quan đến căng thẳng. Nên sau khi khóc bạn cải thiện tâm trạng, thấy dễ chịu hơn.

- Khóc là một cách để thừa nhận những cảm xúc dù hạnh phúc hay đau buồn. Khóc cho phép chúng ta thể hiện những cảm xúc khi chúng ta không thể tìm thấy từ ngữ để diễn tả và nó có thể mang lại cảm giác nhẹ nhõm.

- Khi chúng ta cảm thấy buồn, nó cho những người xung quanh biết rằng chúng ta cần được hỗ trợ. Theo một cách nào đó, khóc có thể giúp củng cố mối quan hệ của bạn với những người xung quanh.


Xu hướng kiềm chế cảm xúc và hạn chế khả năng khóc có thể dẫn đến những kết quả tiêu cực như lo lắng, trầm cảm mãn tính và gặp khó khăn trong các mối quan hệ.


toi-muon-khoc-ma-khong-the-ly-giai-ve-the-chat-va-tinh-than-1.jpg


Những Lý Do Có Thể Khiến Bạn Không Thể Khóc


Các vấn đề tinh thần và cảm xúc


- Phiền muộn, trầm cảm


Nghe có vẻ mâu thuẫn, chắc hẳn bạn sẽ nghĩ người mắc chứng trầm cảm thường hay đau khổ, khóc lóc. Nhưng thực tế, trầm cảm có thể biểu hiện theo những cách khác nhau.


Một số người nói rằng chứng trầm cảm của họ giống như cảm giác tê liệt hoặc trống rỗng.


Họ có thể cảm thấy không có cảm xúc hoặc “phẳng lặng” đến mức ngay cả những sự kiện tích cực cũng không gợi ra phản ứng. Cuối cùng, điều này có thể dẫn đến khả năng không thể khóc.


- Hội chứng Anhedonia 


Nói một cách đơn giản, anhedonia là khi bạn mất hứng thú với các hoạt động xã hội và cảm giác thể chất mà bạn đã từng có.


Đây là triệu chứng của nhiều tình trạng sức khỏe tâm thần, bao gồm trầm cảm, tâm thần phân liệt và rối loạn lưỡng cực. Không phải tất cả những người mắc các tình trạng sức khỏe tâm thần này đều trải qua chứng anhedonia.


- Cảm xúc bị kìm nén


Bạn chai sạn cảm xúc không? Bạn có cảm thấy mình phải tỏ ra dũng cảm và "cứ tiếp tục thôi"?  Hoặc bạn tin rằng khóc thể hiện nội tâm và sự yếu đuối, bạn có thể sẽ cố ý kìm nước mắt. Lâu dần kết nối cảm xúc bị cắt kết nối, bạn thậm chí không nhận hay gọi tên được cảm xúc của mình, việc không khóc trở thành phản xạ vô điều kiện.


- Áp lực xã hội


Giả sử cha mẹ của bạn từng phải vật lộn để kiểm soát cảm xúc và hiếm khi khóc. Khi lớn lên, bạn có thể không bao giờ học được cách xem khóc như một hình thức biểu lộ cảm xúc tự nhiên.


Cha mẹ hoặc môi trường sống lúc nhỏ của bạn cũng có thể đã tạo cho bạn tâm lý “khóc” là hành vi không nên có. Hoặc với đàn ông, họ thường bị đè nặng bởi áp lực, định kiến “đàn ông không khóc”. 


Tất cả những điều này khiến chúng ta vô thức không thể thể hiện cảm xúc thật của mình.


- Những tổn thương trong quá khứ


Đôi khi mức độ nghiêm trọng hoặc kết quả tiêu cực có thể khiến cơ thể và tinh thần rơi vào trạng thái sốc, vì vậy bạn sẽ khó khóc ngay lúc đó. Một số người sau chấn thương thường cảm thấy tê liệt cảm xúc, họ trở nên tách biệt và xa lánh với những người khác. Thậm chí trở thành một con người khác, e dè với mọi thứ cảm xúc.


toi-muon-khoc-ma-khong-the-ly-giai-ve-the-chat-va-tinh-than-2.jpg


Vấn đề sức khỏe thể chất


Một số vấn đề sức khỏe có thể ảnh hưởng đến khả năng tiết nước mắt của bạn, bao gồm:


- Hội chứng khô mắt có thể ức chế sản xuất nước mắt. Khô mắt có thể liên quan tới tuổi tác, các bệnh tuyến giáp, các bệnh về mắt như viêm kết mạc...

- Hội chứng Sjogren là một bệnh lý tự miễn liên quan đến các tuyến ngoại tiết trong cơ thể như tuyến lệ, tuyến nước bọt. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là khô niêm mạc, phổ biến nhất là khô mắt và khô miệng do sự thâm nhiễm tế bào lympho ở màng nhầy và các tuyến gây giảm tiết nước mắt và nước bọt.

- Phẫu thuật điều chỉnh thị giác Lasik cũng khiến mắt bạn bị khô.


Tác dụng phụ của thuốc


Một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamine hoặc thuốc tránh thai kiểm soát nội tiết tố được báo cáo liên quan đến giảm tiết nước mắt.


Theo nghiên cứu từ Đại học Oxford, từ 46% đến 71% người dùng thuốc chống trầm cảm đã có trải nghiệm khó khóc trong quá trình điều trị. 


Nhân tố môi trường


Nếu bạn sống ở nơi có khí hậu khô hoặc nhiều gió, bạn có thể nhận thấy rằng bạn không tiết ra nhiều nước mắt. Điều này xảy ra do không khí khô khiến nước mắt của bạn bay hơi nhanh chóng. Điều này cũng có thể xảy ra nếu trong không khí có khói do cháy rừng hoặc các nguyên nhân khác.


Làm Thế Nào Để Khóc?


Vấn đề tưởng chừng đơn giản nhưng lại cần nhiều nỗ lực và thời gian với một số người.


Định hình lại suy nghĩ của bạn


Bỏ qua mọi định kiến ​​lỗi thời, không đúng sự thật mà bạn có thể có về việc khóc và cho phép bản thân cảm nhận cảm xúc của mình.


Hãy nhớ rằng khóc là tốt. Nước mắt là van giải phóng cho những cảm xúc dâng trào như buồn bã, căng thẳng, đau buồn và cả niềm vui. Vì vậy, khóc không bao giờ là điều bạn phải sợ hãi hay xấu hổ.


Gắn nhãn và xác định cảm xúc của bạn


Bước đầu tiên để ghi nhãn cảm xúc của chúng ta là suy nghĩ về nguyên nhân, điều gì đã thúc đẩy cảm giác đó. Đôi khi, thật dễ dàng để xác định khi nào chúng ta vui hay buồn, thất vọng hay lo lắng. Nhưng cũng có lúc cảm xúc có thể lộn xộn, phức tạp và hết sức khó hiểu.


Theo thời gian, bạn sẽ học cách xác định cảm xúc của mình dễ dàng hơn - và đó là một kỹ năng quan trọng. Bởi vì một khi bạn nắm bắt được cảm xúc của mình, bạn sẽ có cách để đối mặt với chúng.


Hãy thử:


- Nói ra cảm nhận của bạn. Ngay cả khi đó chỉ là về bản thân bạn, bạn có thể nói “Tôi cảm thấy tức giận”, “Tôi cảm thấy buồn” hoặc “Tôi cảm thấy bị tổn thương”.

- Viết ra cảm xúc của bạn. Viết nhật ký có thể giúp bạn kết nối với những cảm xúc trong thời điểm này, nhưng nó cũng cho phép bạn thực hành mô tả chúng cho chính mình trước khi chia sẻ chúng với người khác.

- Tìm một không gian bạn thấy an toàn để bộc lộ cảm xúc. Bạn có thể không cảm thấy thoải mái khi thể hiện cảm xúc nơi công cộng và điều đó hoàn toàn ổn. Có thể mất nhiều thời gian trước khi việc chia sẻ cảm xúc với bất kỳ ai khác một cách tự nhiên.

- Hãy sáng tạo, vẽ hay âm nhạc đều là cách hay để khám phá cảm xúc.


toi-muon-khoc-ma-khong-the-ly-giai-ve-the-chat-va-tinh-than-3.jpg


Nói chuyện với những người thân yêu


Khi bạn đã cảm thấy thoải mái hơn với những cảm xúc của mình, bạn có thể thử chia sẻ những cảm xúc này với những người thân yêu. Nói chuyện với người khác về cảm giác của mình có thể giúp bạn bình thường hóa cảm xúc vì rất có thể họ sẽ đưa ra một số xác nhận về những cảm xúc đó hoặc chia sẻ những trải nghiệm tương tự của riêng họ.


Khi cảm thấy dễ dàng hơn khi nói về cảm xúc, bạn có thể nhận thấy rằng việc thể hiện chúng theo những cách khác cũng trở nên dễ dàng hơn - bao gồm cả việc khóc.


Đừng tự tạo áp lực 


Những cố gắng của bạn không phải lúc nào cũng có hiệu quả ngay lập tức, bạn cần thời gian để làm quen với những thay đổi. Bạn chỉ cần tạo cho mình những cơ hội được trải nghiệm, tiếp xúc với cảm xúc như:


- Xem những bộ phim tình cảm sâu sắc làm tăng sự đồng cảm và lòng trắc ẩn của bạn đối với người khác.

- Nghe những bản nhạc nhẹ nhàng, sâu lắng.

- Lắng nghe những chia sẻ về khó khăn của mọi người.

- Tập thở, thiền và tập thể dục là những hoạt động thể chất lành mạnh khác có thể giúp giải phóng trạng thái cảm xúc.


Tới gặp bác sĩ


Nếu bạn đã cố gắng nhưng không thể thay đổi, thì bây giờ là lúc cần tới gặp bác sĩ và các chuyên gia tâm lý để có những can thiệp chuyên môn kịp thời.


-----------------------------------------------------------


Bạn có biết, không phải tiền bạc hay danh vọng, sức khỏe tinh thần mới là điều quan trọng nhất để có cuộc sống hạnh phúc?


Tháng 6 này, Her Academy mang đến cho bạn khoá học toàn diện: “TÔI ĐỦ ĐẦY - I Am Enough” kéo dài 8 tuần, giúp bạn thêm hiểu và yêu thương bản thân, từ đó giải quyết từng vấn đề trong cuộc sống bao gồm sức khỏe, tâm trí và các mối quan hệ.


Với các phương pháp thiền để thay đổi tâm trí, và tìm thấy một cuộc sống ý nghĩa hơn, khoá học đầu tiên này của Her Academy sẽ giúp bạn giữ vững niềm tin không gì lay chuyển được rằng “bạn đủ và sẽ luôn là đủ”.


Bạn sẽ nhận được gì?


- 8 videos bài học để thực hành trong 8 tuần, cùng 6 audio luyện tập thiền, tài liệu hướng dẫn thiền với các tư thế yoga, chứa đầy đủ thông tin bạn cần..


- Học trực tuyến tại bất cứ nơi đâu bạn cảm thấy thoải mái, bất cứ thời gian nào trong ngày, trên bất cứ thiết bị gì bạn yêu thích.


- Quyền truy cập tài liệu độc quyền trọn đời. 


- Gia nhập nhóm thành viên riêng tư, nơi bạn có thể thoải mái chia sẻ kinh nghiệm và thành công của mình sau mỗi bài học, và trao đổi trực tiếp với giảng viên hướng dẫn.


TÌM HIỂU THÔNG TIN & ĐĂNG KÝ NGAY ĐỂ THAM GIA KHOÁ HỌC "TÔI ĐỦ ĐẦY - I AM ENOUGH" - https://academy.her.vn

About the author

Một cô gái yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp

author

S. Reen

Đăng ký để nhận tin tức mới nhất từ Her

Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội

Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882

Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn

Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

imgimg
close-icon

Quà Tặng Đặc Biệt Tháng Này!

Liệu pháp giác hơi da mặt mang đến sức khoẻ và độ đàn hồi cho làn da, trả lại vẻ tươi trẻ bạn mong muốn!