Trong đời sống tình dục, quan hệ tình dục bằng miệng cũng có thể coi là một trải nghiệm thú vị nếu biết thực hiện cùng những biện pháp bảo vệ đúng cách.
Quan hệ tình dục bằng miệng (Oral Sex) là việc sử dụng miệng, lưỡi hoặc môi tác động lên bộ phận sinh dục, khu vực sinh dục hoặc hậu môn của bạn tình để tạo cảm giác kích thích.
Theo tiến sỹ kiêm nhà trị liệu tình dục Louanne Cole Weston, QHTD bằng miệng có thể mang lại những gia vị mới mẻ, giúp gia tăng sự thân mật giữa các cặp đôi. Tuy nhiên đôi khi cũng gây căng thẳng và không thoải mái, bởi nhiều người không thích quan hệ tình dục bằng miệng chủ yếu liên quan đến vấn đề vệ sinh. Họ lo lắng không biết kiểu quan hệ này có an toàn không, đồng thời cũng e ngại về phản ứng của đối phương.
QHTD bằng miệng không có nguy cơ mang thai ngoài ý muốn nhưng nó vẫn tiềm ẩn các nguy cơ mắc bệnh, trong đó nguy cơ cao là những bệnh lây truyền qua đường tình dục. Tất cả các bệnh lây truyền qua đường tình dục là do virus hoặc vi khuẩn có thể truyền qua cùng một cách: thông qua tiếp xúc với chất dịch cơ thể người bị nhiễm bệnh, chẳng hạn như tinh dịch, máu hoặc dịch tiết âm đạo. Bạn có thể bị nhiễm một trong những bệnh này nếu dịch cơ thể bị nhiễm tiếp xúc với bất kỳ vết loét, vết thương trên da. Các chất dịch cũng có thể xâm nhập vào các tế bào bị viêm trên môi, miệng, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn, màng mắt hoặc các tế bào của cổ họng, rồi xâm nhập vào máu và làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Một Số Bệnh Lây Truyền Khi QHTD Bằng Miệng
HIV
Các chuyên gia cho biết nguy cơ nhiễm HIV/AIDS từ người dương tính với HIV khi quan hệ tình dục bằng miệng là rất thấp. Tuy nhiên, cũng thật khó để biết chính xác vì mọi người thường quan hệ truyền thống với quan hệ bằng miệng cùng lúc.
Nguy cơ nhiễm HIV/AIDS tăng nếu bạn có vết loét trong miệng hoặc trên âm đạo hoặc dương vật, chảy máu lợi, tiếp xúc miệng với máu kinh nguyệt.
Mụn rộp sinh dục HSV Herpes
Herpes là một trong những bệnh lây truyền qua đường tính dục phổ biến. Bệnh này có hai loại: herpes miệng (mụn nước và vết loét lạnh quanh miệng hoặc mũi) và mụn rộp sinh dục (gây đau, ngứa và vết loét nhỏ trên bộ phận sinh dục biến thành loét và bong vảy). Bạn có thể có nguy cơ mắc một trong hai loại mụn rộp từ quan hệ tình dục bằng miệng.
Nếu bạn tình của bạn có vết loét lạnh quanh miệng (mụn rộp miệng), họ có thể truyền chúng cho bộ phận sinh dục của bạn khi quan hệ bằng miệng. Ngược lại, nếu bạn tình của bạn bị mụn rộp quanh bộ phận sinh dục thì bạn rất dễ mắc bệnh nếu quan hệ tình dục không an toàn.
Bao cao su và các biện pháp khác có thể làm giảm đáng kể nguy cơ lây truyền bệnh mụn rộp khi quan hệ tình dục bằng miệng tuy nhiên không hoàn toàn hiệu quả do virus có thể lây truyền qua da.
Virus u nhú ở người (HPV)
HPV được biết đến là loại virus có thể gây ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Nhưng HPV cũng có thể dẫn đến một loạt các bệnh ung thư khác chẳng hạn như ung thư vòm họng hoặc miệng hoặc các bộ phận khác của bộ phận sinh dục và các bệnh nghiêm trọng khác.
HPV là một loại virus phổ biến có thể ảnh hưởng đến cả nam và nữ. Nó được truyền qua quan hệ tình dục truyền thống hoặc bằng miệng. Đôi khi HPV không có dấu hiệu hoặc triệu chứng nào cả. Do đó, nếu bạn nghi ngờ mình bị nhiễm virus HPV hoặc mụn cóc sinh học thì nên đến gặp bác sĩ để nhận được tư vấn phù hợp.
Cũng như đối với bệnh mụn rộp, có vẻ như việc sử dụng bao cao su hoặc miếng dánsẽ làm giảm nguy cơ lây nhiễm, nhưng không an toàn 100% bởi giống như với mụn rộp, HPV lây lan qua tiếp xúc da với da.
Giang mai
Là bệnh nhiễm khuẩn do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Giang mai có thể lây truyền qua QHTD bằng miệng với người mắc bệnh, đặc biệt là khi có sự tiếp xúc trực tiếp với săng giang mai hoặc nốt ban. Bạn có thể mắc bệnh giang mai thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với bệnh giang mai khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng. Các vết loét có thể ở dương vật, âm đạo hoặc hậu môn của bạn tình, trong trực tràng, hoặc trên môi và trong miệng của họ.
Nhiễm Chlamydia
Chlamydia có thể lây truyền từ người bệnh (mắc Chlamydia ở họng, âm đạo, dương vật, trực tràng - hậu môn) sang người lành qua QHTD bằng miệng. Khi mắc Chlamydia nếu bị ở họng thì có thể có đau họng, nếu bị ở các bộ phận khác như trực tràng - hậu môn, bộ phận sinh dục hay đường niệu thì các dấu hiệu có thể gặp là: dịch tiết bất thường như dịch máu, tiết ra từ âm đạo, dương vật, hoặc trực tràng - hậu môn; cảm giác bỏng rát khi đi tiểu; đau trực tràng; sưng đau tinh hoàn. Nhiễm Chlamydia cần điều trị càng sớm càng tốt. Bệnh có thể điều trị khỏi hoàn toàn với kháng sinh.
Bệnh viêm gan B, C
Người nhiễm virus viêm gan B có thể lây truyền sang cho người lành qua tinh dịch hoặc dịch tiết âm đạo khi QHTD bằng miệng. Khi virus viêm gan B tiến triển thành bệnh thường ít hoặc không có biểu hiện
Bệnh lậu
Bệnh lậu do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra. Bệnh lậu có thể lây truyền qua QHTD bằng miệng với người bị bệnh lậu ở họng, âm đạo, dương vật, đường niệu hoặc trực tràng - hậu môn.
Viêm gan A
Viêm gan A là một bệnh nhiễm trùng đường ruột lây nhiễm thông qua việc tiếp xúc với phân của người bị nhiễm bệnh. Nếu vợ chồng quan hệ bằng miệng bao gồm việc kích thích vào hậu môn của bạn tình, bạn có thể có nguy cơ mắc bệnh này.
Dấu Hiệu Mắc Các Bệnh Truyền Nhiễm Qua Đường Tình Dục STDs Ở Miệng?
Các dấu hiệu của STDs trong miệng bao gồm vết loét hoặc mụn nước trong hoặc xung quanh miệng, đau họng, khó nuốt, có vết đỏ/đốm trắng trong miệng và amidan hoặc hạch bạch huyết bị viêm. Nhưng vẫn có những trường hợp không có bất kỳ triệu chứng nào, đó là lý do tại sao bạn cần có các biện pháp an toàn khi QHTD đường miệng để bảo vệ bản thân.
Yếu Tố Làm Tăng Khả Năng Mắc STDs khi QHTD Bằng Miệng
Một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng khả năng mắc STDs của ai đó khi quan hệ tình dục bằng miệng bao gồm tiếp xúc với tinh dịch, có vết loét/vết thương hở trong miệng hoặc trên bộ phận sinh dục hay sức khỏe răng miệng kém có thể thúc đẩy nhiễm trùng trong qua đường miệng
Để Giảm Thiểu Rủi Ro Khi QHTD Bằng Miệng
- Sử dụng các biện pháp bảo vệ khi quan hệ như bao cao su latex hoặc polyurethane, tấm chắn miệng...
- Không quan hệ với nhiều người, nên chung thủy với một bạn tình.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ. Đặc biệt khám sàng lọc các bệnh xã hội nhằm phát hiện bệnh sớm để có hướng điều trị hiệu quả, tránh biến chứng
- Tránh quan hệ tình dục bằng miệng nếu bạn tình của bạn đang mắc các bệnh truyền nhiễm có thể lây qua đường tình dục, có vết loét, mụn nước hoặc phát ban xung quanh bộ phận sinh dục, hậu môn hoặc miệng…
- Chăm sóc sức khỏe răng miệng.
About the author
S. Reen