Bạo hành tinh thần - bạo lực không cần tới nắm đấm

SỐNG KHỎE

Bạo hành tinh thần - bạo lực không cần tới nắm đấm

authorBy S. Reen
Share on
Share on
Bạo hành tinh thần - bạo lực không cần tới nắm đấm

Đừng nghĩ rằng chỉ hành vi bạo lực thể xác mới là bạo hành. Không phải hình thức bạo hành đều có thể nhìn thấy được. Dù không để lại máu hoặc sẹo trên da bạn nhưng bạo hành tinh thần sẽ để loại nỗi đau lớn trong tâm hồn bạn.


Năm 2020, theo nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình tại Việt Nam có khoảng 54% phụ nữ phải chịu bạo hành tinh thần. Nhưng bạo hành tinh thần không chỉ trong mối quan hệ vợ -chồng mà còn có thể giữa người với người, giữa đồng nghiệp nhau hoặc cha mẹ với con cái


Bạo lực tinh thần là dạng hành vi không sử dụng vũ lực thông thường như đánh đập, hành hạ, hay bất cứ hành vi nào gây tổn thương vật lý đến cơ thể nạn nhân. Loại bạo lực này chủ yếu sử dụng lời nói hoặc hành động gián tiếp để nhục mạ, hạ thấp phẩm giá nạn nhân, kiểm soát hoạt động của nạn nhân, buộc người kia phải tuân theo mình...


Có những kẻ rất tinh vi khi thể hiện từ từ theo thời gian, khiến bạn không thể nhận ra. 


Dấu Hiệu Bạn Đang Bị Bạo Hành Tinh Thần


Khi bị bạo hành tinh thần, nạn nhân thường đặt câu hỏi liệu những gì họ đang trải qua có thực sự là bạo hành hay không. Họ cũng băn khoăn không biết đó có phải là vấn đề lớn hay không. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy một thành viên trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp hoặc chồng đang bạo hành tinh thần bạn:


Đổ lỗi: làm cho nạn nhân tin rằng họ phải chịu trách nhiệm về hành vi bạo hành đó. 

Chỉ trích: những nhận xét gay gắt, chế giễu và dai dẳng nhằm làm cho người đó cảm thấy tồi tệ về bản thân và không mang tính xây dựng, nhưng có chủ ý và gây tổn thương. Đây có thể là những nhận xét về cách bạn ăn mặc, nói chuyện hoặc trí thông minh của bạn. 

Thao túng cảm xúc: cố tình bóp méo sự thật bằng một loạt hành động lừa dối, kiểm soát nhằm ép buộc bạn phải đồng thuận với yêu cầu của họ: “Mọi thứ vẫn rất bình thường, là do em quá nhạy cảm đó thôi”.

Coi thường nạn nhân: không tôn trọng con người thật của họ.

Chửi bới, xúc phạm: họ dùng ngôn ngữ nặng nề lăng mạ làm suy giảm lòng tự trọng, ý thức về giá trị bản thân của đối phương.

Đe dọa: nhằm mục đích phô trương quyền lực làm cho nạn nhân sợ hãi để kiểm soát và thao túng 

Cô lập bạn: Thờ ơ, im lặng và không quan tâm tới bạn - Điều này khác với việc giữ im lặng để có thời gian suy nghĩ thấu đáo và quay trở lại giải quyết vấn đề sau đó. 


bao-hanh-tinh-than-2.jpg


Với người yêu hoặc chồng của bạn, sự bạo hành tinh thần còn thể hiện qua sự ghen tuông, tính chiếm hữu. Người đó muốn kiểm soát hành động của bạn kể cả cách ăn mặc, nói năng hay cách sống. Nhưng để bạn không thể thoát ra khỏi mối quan hệ này, anh ta sẽ kết hợp các chiến thuật đe dọa với những lời cầu xin để lấy lại niềm tin và sự đồng cảm của bạn. Đến mức bạn sẽ tìm cách hợp lý quá hành vi của người đó và luôn tin rằng đó chỉ là “do anh ấy lỡ nóng giận”, “anh ấy yêu mình và sẽ thay đổi vì mình”...


Đôi lúc người bạo hành nhân danh tình yêu để bắt đối phương giải quyết vấn đề của mình thay vì tự đối mặt. Người còn lại thì ngộ nhận rằng “đã yêu thì phải hy sinh”, dẫn đến cảm giác mặc cảm, tội lỗi khi không đáp ứng được yêu cầu vô lý của nửa kia.


Hậu Quả Của Bạo Hành Tinh Thần


Người bị bạo hành thường có xu hướng đổ lỗi cho bản thân, cảm thấy áp lực trong mối quan hệ và luôn mong muốn làm vui lòng đối phương. 


Cũng giống như bất kỳ hình thức bạo hành nào khác, bạo hành tinh thần mang lại hậu quả nghiêm trọng kể cả ngắn hạn và dài hạn:


- Rối loạn giấc ngủ

- Rối loạn ăn uống

- Mệt mỏi, buồn chán

- Căng thẳng

- Thiếu niềm tin vào bản thân

- Thu mình, ngại giao tiếp

- Lạm dụng chất kích thích


Những nỗi đau này còn hơn những vết thương thể xác bởi khi bạn nhìn thấy một người nào đó bị thương về thể chất, bạn sẽ hỏi họ đang như thế nào hoặc có thể đề xuất cách để chữa lành vết thương. Nhưng khi vết thương vô hình, người khác sẽ không bao giờ biết nó đau đến mức nào. 


bao-hanh-tinh-than-4.jpg


Trường hợp nghiêm trọng, nạn nhân có thể bị rối loạn lo âu, trầm cảm hay bệnh lý loạn thần với hoang tưởng ảo giác… Có người thậm chí đã cố hủy hoại bản thân, tự sát.


Những người bị bạo hành từ khi còn nhỏ có thể sẽ thấy bản thân vô giá trị, khó tin tưởng người khác và các vấn đề trong việc điều chỉnh cảm xúc của họ khi trưởng thành. Nhưng điều tồi tệ nhất là nạn nhân sẽ không nhận thức được những hành vi bạo hành lạnh, từ đó tiếp thu cách hành xử của thủ phạm một cách thụ động, rồi thực hiện nó với những người khác. Đôi khi, chúng ta vô tình trở thành thủ phạm theo cách như thế. 


Bạn Cần Làm Gì Để Đối Phó Với Bạo Hành Tinh Thần?


Bước đầu tiên để đối phó là nhận biết hành vi bạo hành. Nếu bạn có thể xác định bất kỳ hình thức bạo hành tinh thần nào trong mối quan hệ của mình, điều quan trọng là phải thừa nhận và đối mặt với điều đó trước hết. Sau đó hãy thực hiện các bước sau để giành lại quyền kiểm soát.


Xây dựng lại lòng tin về chính mình


Lòng tin về chính mình phải bao gồm sự can đảm tin vào một phiên bản tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn bản thân ở tình cảnh hiện tại.


Tất cả chúng ta đều xứng đáng được yêu thương và trân trọng.


Đặt ranh giới


Kẻ ngược đãi muốn bạn chú ý. Khi bạn ngừng tham gia hoặc phản ứng với hành vi đó, họ sẽ không kiểm soát được bạn. Hãy bước ra ngoài không gian độc hại đó.


“Gạch đầu dòng” những giới hạn nhất định mà người khác có thể đối xử với bạn, khi có bất kỳ ai vượt qua ranh giới này, bạn cần làm theo những việc tiếp sau đây...


bao-hanh-tinh-than-34.jpg


Tránh xa những kẻ bạo hành


Tránh xa những người này không có nghĩa là bạn quá yếu đuối mà đơn giản là bạn đủ dũng cảm để đứng về phía bản thân. Nếu có thể, hãy dành thời gian cho những người yêu thương và ủng hộ bạn, nhắc nhở bạn về một mối quan hệ lành mạnh phải như thế nào. Hạn chế tiếp xúc với người ấy có thể cho bạn không gian để đánh giá lại mối quan hệ của mình.


Kết thúc mối quan hệ


Nếu không có dấu hiệu nào cho thấy việc bạo hành sẽ kết thúc, bạn có thể phải thực hiện các bước để chấm dứt mối quan hệ. Điều này chắc chắn không dễ dàng. Trước khi làm như vậy, hãy chia sẻ suy nghĩ và ý tưởng của bạn với một người bạn, thành viên gia đình hoặc cố vấn đáng tin cậy. Bạn cũng có thể muốn đưa ra một kế hoạch an toàn trong trường hợp bạo hành gia tăng khi bạn phá vỡ rào cản.


Nhưng nếu bạn không bảo vệ chính mình thì ai sẽ làm việc đó?


Đừng chiến đấu một mình


Chữa lành từ mối quan hệ bị lăng mạ bằng lời nói có thể không phải là điều bạn có thể tự làm. Liên hệ với những người thân yêu đáng tin cậy để được hỗ trợ và cân nhắc trò chuyện với một nhà trị liệu, người có thể giúp bạn xử lý cảm xúc của mình và phát triển các kỹ năng đối phó lành mạnh để đối phó với những hậu quả ngắn hạn và dài hạn của việc bạo hành tinh thần.


bao-hanh-tinh-than-1.jpg


Không khoan dung với bạo hành


Nếu bạn nhận ra chính mình hoặc ai đó bạn quen trong bài viết này, vui lòng liên hệ với các tổ chức xã hội, cơ quan chức năng để được giúp đỡ. Dù là bạo hành theo hình thức nào, cũng không thể dung thứ.


Bạn biết không, sau nhiều năm dài đấu tranh, ngày 29-9 ca sĩ nổi tiếng Britney Spears đã dành lại tự do của cuộc đời, khi cha cô - người kiểm soát cuộc sống của Britney Spears suốt 13 năm bị tòa truất quyền bảo hộ. Dù là người nổi tiếng và rất giàu có, 13 năm qua Britney đã không có quyền được nuôi con, được tự do hẹn hò, được tiêu tiền mình làm ra hay bất kỳ điều gì mình mong muốn. Bạo hành không phân biệt bạn ở đâu, bạn là ai. Hãy mạnh mẽ đứng trên đôi chân của mình, khó khăn nào cũng sẽ qua!

About the author

Một cô gái yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp

author

S. Reen

Đăng ký để nhận tin tức mới nhất từ Her

Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội

Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882

Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn

Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

imgimg
close-icon

Quà Tặng Đặc Biệt Tháng Này!

Liệu pháp giác hơi da mặt mang đến sức khoẻ và độ đàn hồi cho làn da, trả lại vẻ tươi trẻ bạn mong muốn!