Chóng mặt khi tập luyện thể thao và cách khắc phục

SỐNG KHỎE

Chóng mặt khi tập luyện thể thao và cách khắc phục

authorBy Dao Chi Anh
Share on
Share on
Chóng mặt khi tập luyện thể thao và cách khắc phục

Có nhiều thắc mắc về vấn đề tại sao khi tập một số người hay bị chóng mặt, khiến cho họ cảm thấy có vẻ thể chất không đủ khoẻ để tập thể thao và vì thế mà tránh tập luyện. Như vậy rất không có lợi cho sức khỏe, vì ai – dù thể lực yếu hay tốt – cũng sẽ nhận được nhiều lợi ích từ các hoạt động thể chất! Hãy lắng nghe lời khuyên từ HLV Fitness của Her.


Đôi khi những lí do khiến bạn chóng mặt khi tập lại rất dễ phòng tránh và khắc phục, chỉ cần bạn sinh hoạt và tập luyện đúng cách để cơ thể ở thể trạng tối ưu khi tập.


Hãy thử các phương pháp sau đây để khắc phục tình trạng chóng mặt khi tập nhé!


Hít Thở Sâu


Đôi khi lúc tập do tập trung quá vào động tác, mắm môi mắm lợi làm, chúng ta quên thở sâu và đều trong suốt quá trình tập. Trong khi lúc tập cơ bắp lại vô cùng cần oxy để tạo năng lượng cho chuyển động. Vì vậy nếu bạn không hít thở sâu, cơ thể sẽ không nhận đủ oxy, cơ bắp sẽ ưu tiên lấy nhiều oxy hơn để thực hiện động tác, dẫn đến não bị thiếu oxy và xảy ra tình trạng chóng mặt.


Nếu thấy chóng mặt khi tập, bạn hãy ngồi xuống và hít thở sâu ít nhất 3 nhịp, để oxy tràn lên não. Đợi 3-5 phút rồi từ từ đứng dậy để quay lại bài tập. Nhớ là sau khi tập xong, bạn vẫn cần hít thở sâu, vì cơ bắp vẫn cần tiếp một lượng oxy lớn hơn bình thường để hồi phục, nên hãy dành vài phút lúc cool down để hít thở sâu, thì sẽ tránh được tình trạng chóng mặt sau tập.


Uống Nước


Khi tập, thân nhiệt sẽ tăng lên do máu chảy về cơ bắp nhiều hơn và cơ thể sản sinh năng lượng để chuyển động, do đó bạn sẽ toát mồ hôi để tỏa bớt nhiệt. Nếu môi trường tập nóng bức và có độ ẩm cao, mồ hôi sẽ toát ra càng nhiều, có thể dẫn đến tình trạng thiếu nước. Khi thiếu nước, chúng ta sẽ bị chóng mặt và cảm thấy đuối sức. Chỉ cần thiếu 2% nước, khả năng vận động của bạn đã giảm 30%!


Để tránh tình trạng thiếu nước xảy ra, hãy uống nước trước khi tập và cả trong khi tập. Tối thiểu nên 15 phút uống nước một lần, khoảng 100ml trở lên. Nếu không bạn có thể nhấp nước liên tục sau mỗi vài phút tập. Sau khi tập cũng cần bổ sung nước tiếp và duy trì lượng nước tiêu thụ đều hàng giờ những giờ sau khi tập.


Bên cạnh đó, để hạn chế mất nước, tăng thân nhiệt, trong mùa hè nắng nóng, hãy tránh những môn thể thao ngoài trời đặc biệt vào lúc nắng gắt. Nên lựa chọn địa điểm, không gian, thời gian tập luyện phù hợp. Ưu tiên khu khu vực thoáng, mát, đảm bảo khí lưu thông. Mặc quần áo có chất liệu mỏng nhẹ, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt.


chóng-mặt-khi-tập-luyện.jpg


Bổ Sung Thực Phẩm Lành Mạnh


Nếu bạn chóng mặt khi tập thể dục do lượng đường trong máu thấp, hãy ăn gì đó. 


Cả bộ não và cơ bắp đều phụ thuộc vào glucose để lấy năng lượng ngay tức thời. Khi bạn tập, cơ bắp sẽ cần nhiều glucose hơn bình thường và tiêu thụ hết lượng glucose có sẵn trong máu và cơ bắp, rồi cả dự trữ glucose trong gan. Chúng ta mỗi thời điểm chỉ chứa tối đa 400-500g dự trữ glucose trong người nếu có ăn uống đầy đủ trước đó, và nếu ngủ dậy sau một đêm chưa ăn gì thì nhiều khả năng dự trữ này còn rất ít. Vì vậy chỉ cần tập 15 phút, có thể não đã không có đủ glucose và dẫn đến chóng mặt, đau đầu, run tay chân, mệt mỏi.


Cách đơn giản để khắc phục tình trạng này là ăn một bữa nhẹ giàu carb trước khi tập ít nhất là 2-4 tiếng (ăn ngay trước khi tập có thể gây đầy bụng khó chịu khi tập). Snack phù hợp để ăn trước khi tập có thể là 1 quả chuối, 1 lát bánh mì, hoa quả khô với lạc/hạnh nhân, 1 quả táo, 1 cốc sữa chua với ngũ cốc…


Lắng Nghe Cơ Thể


Đôi khi lúc tập trong lớp nhóm, bạn sẽ có tinh thần ganh đua và tập quá sức để theo được nhịp của lớp. Tuy nhiên nếu trước đây bạn chưa tập cường độ tương tự, cơ thể bạn sẽ chưa thể quen được với cường độ này, dẫn đến tụt huyết áp hoặc mất nước nhanh quá, khiến bạn có thể chóng mặt thậm chí choáng ngất.


Hãy lắng nghe cơ thể mình khi tập. Lúc thấy mệt quá, hãy nghỉ 1-2 phút, cho nhịp tim chậm lại, hít thở sâu, uống nước, rồi quay lại tập và điều chỉnh cường độ tập chậm hơn/nhẹ hơn để duy trì được sức bền. Quan trọng là bạn tập được đủ thời gian, còn cường độ có thể tăng dần mỗi buổi khi cơ thể bạn đã dần thích nghi và tăng sức bền.


chóng-mặt-khi-tập-luyện-1.jpg


Chăm Sóc Y Tế


Tập thể dục cũng có thể kích hoạt hoặc làm chứng rối loạn nhịp tim tồi tệ hơn, đặc biệt ở những người mắc bệnh tim. Khi bị rối loạn nhịp tim, bạn có thể sẽ cảm thấy: chóng mặt, thay đổi nhịp tim, ngất xỉu, khó thở, đồ mồ hôi...


Nếu các triệu chứng như mất nước, hạ đường huyết nghiêm trọng hoặc vấn đề tim mạch vẫn tiếp tục tái phát mặc dù đã thực hiện các phương pháp phòng chống, bạn nên tới gặp bác sĩ để kiểm tra nguyên nhân và cách giải điều trị.


Vậy hãy áp dụng ngay những phương pháp trên để tránh bị chóng mặt khi tập, và nhớ rằng cơ thể dù yếu đến đâu, cũng có thể khoẻ lên bằng cách tập luyện đều đặn, chỉ cần bạn kiên nhẫn và điều chỉnh cường độ lên dần theo đúng khả năng của mình nhé!

About the author

Đào Chi Anh là Founder của HER, ngoài việc kinh doanh, cô còn là một HLV Fitness, Pilates và Dinh Dưỡng cá nhân. Cô đã được nhận chứng chỉ quốc tế về Tư vấn Dinh dưỡng, Tư vấn Thể hình và Pilates từ những chương trình đào tạo uy tín tại Mỹ và Canada. Cô cũng đã tốt nghiệp bằng Diploma (Cao Đẳng) về Sức khỏe Dinh Dưỡng của Anh Quốc và là một HLV Fitness cá nhân được cấp chứng chỉ bởi ISSA (Hoa Kỳ).


Hãy theo dõi Chi Anh trên mạng xã hội tại:

IG: @daochianh,

LinkedIn: @chianhdao,

FB: @daochianh

author

Dao Chi Anh

Founder

Đăng ký để nhận tin tức mới nhất từ Her

Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội

Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882

Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn

Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

imgimg
close-icon

Quà Tặng Đặc Biệt Tháng Này!

Liệu pháp giác hơi da mặt mang đến sức khoẻ và độ đàn hồi cho làn da, trả lại vẻ tươi trẻ bạn mong muốn!