Cần làm gì khi gan bị nhiễm mỡ?

SỐNG KHỎE

Cần làm gì khi gan bị nhiễm mỡ?

authorBy Đàm Thu Hà
Share on
Share on
Cần làm gì khi gan bị nhiễm mỡ?

Theo PGS.TS Trịnh Thị Ngọc – Nguyên Trưởng Khoa Truyền Nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: “ước tính có khoảng 20-30% người dân Việt Nam mắc bệnh gan nhiễm mỡ”. Các bác sĩ khuyến cáo, nếu không điều trị kịp thời, 50% số người mắc bệnh gan nhiễm mỡ sẽ bị xơ hóa, trong số đó 15% sẽ tiến triển thành xơ gan, 4% sẽ bị ung thư gan.


Vậy “Gan Nhiễm Mỡ” Là Bệnh Gì?


Gan nhiễm mỡ được xác định khi lượng mỡ tích lũy vượt quá 5% trọng lượng gan và trong tế bào gan chứa nhiều không bào mỡ, nếu vượt quá 10% là mức độ trung bình, vượt quá 30% là mức độ nặng. Đây là bệnh lý khó nhận biết do ít có biểu hiện sớm, chỉ khi những biến chứng trở nên trầm trọng thì người bệnh mới đi khám và phát hiện bệnh.


Triệu Chứng


Nếu như người bệnh xuất hiện những triệu chứng như: vàng da, chán ăn, mệt mỏi, đau tức hạ sườn phải, cổ to, rối loạn nội tiết, cơ thể suy nhược thì người bệnh hãy đến các trung tâm y tế để được tư vấn khám và làm các xét nghiệm chuẩn đoán cần thiết. Đây là bệnh lý khó nhận biết do ít có biểu hiện sớm, nghiêm trọng hơn, nếu không được chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa kịp thời gan nhiễm mỡ sẽ dẫn tới một chuỗi bệnh lý về gan như viêm gan, xơ gan, thậm chí là ung thư gan.



Nguyên Nhân Gây Bệnh


Bệnh nhân mắc bệnh gan nhiễm mỡ có thể là do nhiều nguyên nhân khác hình thành, nhưng hai nhóm chủ yếu nhất là người bệnh mắc bệnh béo phì và nghiện rượu lâu ngày. Vì trong cơ thể người béo phì có rất nhiều khối mỡ, mà các axit béo trong khi đi vào cơ thể sẽ hợp thành triglycerid tại gan. Khi tốc độ tổng hợp protein cao hơn tốc độ phân giải lipoprotein, các chất béo dư thừa trong cơ thể sẽ tích tụ vào tế bào gan, lâu dần sẽ xuất hiện bệnh gan nhiễm mỡ.


Còn khi sử dụng rượu bia, chất cồn sẽ nhanh chóng hòa tan vào trong máu, dạ dày sau đó đưa đến gan. Gan chính là nơi chuyển hóa chất cồn trong cơ thể. Việc sử dụng rượu bia thường xuyên sẽ làm men gan tăng theo kéo theo là giảm phân giải chất béo trong gan, khiến mỡ thừa tích tụ trong gan.


Gan nhiễm mỡ thường gặp rất phổ biến ở bệnh nhân tiểu đường tuýp II, nguyên nhân là do rối loạn chuyển hóa. Người bệnh tiểu đường thường gặp tình trạng thiếu hụt insulin, do đó glucose khó đi vào các mô trong cơ thể để cung cấp năng lượng cho sự hoạt động của các tế bào. Lúc này cơ thể phải bù đắp năng lượng bằng cách tăng cường phân giải lipid thành acid béo. Đồng thời carbohydrate trong gan cũng biến đổi thành acid béo tự do làm nồng độ acid béo trong máu và gan tăng cao, gan không kịp chuyển hóa sẽ dẫn tới bệnh gan nhiễm mỡ.


Thói quen ngồi nhiều, ít vận động, thức khuya, di truyền nếu trong gia đình có nhiều người bị béo phì hay do dùng một số loại thuốc như các loại corticoid, tetracyclin, các thuốc kháng ung thư, thuốc hormon cũng là nguyên nhân gây bệnh vì làm rối loạn chuyển hoá, tích mỡ dư thừa trong cơ thể.


Do vi khuẩn, virus trong quá trình bị viêm gan siêu vi B, C thường có biến chứng gan nhiễm mỡ đặc biệt là viêm gan siêu vi C (nhiều khi còn gọi là hậu viêm gan siêu vi là gan nhiễm mỡ).



Bệnh Gan Nhiễm Mỡ Có Nguy Hiểm Không?


GS.TS Hoàng Kim Huyền, nguyên trưởng Bộ môn Dược lâm sàng – ĐH Dược Hà Nội, nhận định: ” Khi người bệnh đã mắc gan nhiễm mỡ theo thời gian dễ dẫn tới xơ gan, oxy hóa acid béo ở gan giảm, tế bào gan bị huỷ hoại, chức năng gan suy giảm rất dễ biến chứng thành ung thư gan."


Tuy nhiên, người bệnh khi mắc bệnh gan nhiễm mỡ có thể điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý là cách người bệnh có thể phần nào đẩy lùi được bệnh gan nhiễm mỡ, nhất là những người bệnh mắc bệnh trong giai đoạn đầu.


Phòng Tránh Và Giảm Tình Trạng Phát Triển Tiêu Cực Của Bệnh


 3 yếu tố quan trọng để có được lá gan khỏe mạnh đó là: chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc.

 

Kiêng rượu bia


Rượu, bia có thể làm rối loạn chuyển hóa chất mỡ trong cơ thể, làm cho lượng men gan tăng cao và gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ. Gan nhiễm mỡ giai đoạn đầu có thể hồi phục nếu ngừng uống rượu bia hoàn toàn. Đây cũng là cách giúp cho người bệnh phòng và điều trị được bệnh gan nhiễm mỡ.


 

Cắt giảm lượng tinh bột


Có vẻ như cách hợp lý nhất để giải quyết gan nhiễm mỡ là cắt giảm chất béo trong chế độ ăn uống.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu báo cáo rằng chỉ có khoảng 16% mỡ gan ở những người bị bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (Nonalcoholic Fatty Liver Disease – viết tắt NAFLD) đến từ chất béo trong chế độ ăn uống. Thay vào đó, hầu hết chất béo đến từ các axit béo trong máu của họ, và khoảng 26% chất béo gan được hình thành trong một quá trình tạo mỡ gan (De Novo Lipogenesis - viết tắt DNL). Trong quá trình DNL, ​​carbs dư thừa được chuyển hóa thành chất béo. Tỷ lệ DNL xảy ra tăng lên khi tiêu thụ nhiều thực phẩm và đồ uống giàu fructose. 


Thật đáng lo ngại vì trong một nghiên cứu, những người trưởng thành béo phì ăn một chế độ ăn giàu calo và tinh bột trong ba tuần đã tăng trung bình 27% mỡ gan, mặc dù trọng lượng của họ chỉ tăng 2%. Chính vì vậy, hãy cắt giảm lượng tinh bột trong thực đơn hàng ngày đối với bệnh nhân gan nhiễm mỡ.


Tăng lượng chất xơ


Nên ăn những thức ăn có nhiều chất xơ hòa tan như gạo lứt, các hạt họ đậu, rau, rong biển, nấm… Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ 10–14 gam chất xơ hòa tan mỗi ngày có thể giúp giảm mỡ gan, giảm mức men gan và tăng độ nhạy cảm với insulin. 


Hãy lựa chọn những loại trái cây họ cam quýt, bưởi, ổi, lê để bổ sung vào thực đơn vì chúng chứa hàm lượng đường thấp, giúp giảm hấp thụ cholesterol vào cơ thể, từ đó giảm bớt lượng calo và mỡ thừa tích lũy. Tuy nhiên, lượng đường trong hoa quả nhìn chung là khá cao, nếu ăn quá nhiều sẽ gây rối loạn trao đổi của đường, gây ảnh hưởng không tốt cho đường huyết. Trong khi đó, nhiều loại đường trong cơ thể có thể chuyển hóa thành chất béo, làm nặng thêm gan nhiễm mỡ. Do đó, sử dụng loại trái cây nào, lượng bao nhiêu còn tùy thuộc vào thể trạng cơ thể cũng như tình trạng bệnh.



Nói không với đồ ngọt, tránh xa chất béo, hạn chế mỡ động vật


Các loại bánh kem, đồ ngọt, đồ chiên, xào nhiều chứa nhiều calo và các chất béo không tốt dễ làm bạn tăng cân, tăng cholesterol. Không chỉ vậy, lượng đường cao trong bánh kẹo sẽ cản trở quá trình trao đổi chất, là cơ chất cho vi khuẩn hoạt động từ đó cơ thể dễ trở nên nặng nề và mắc nhiều bệnh tật liên quan: đái tháo đường, mụn viêm, lão hóa.


Tránh ăn mỡ động vật (mỡ lợn, bơ, mỡ bò) các loại thịt xông khói, thịt nguội… Những thực phẩm này chứa nhiều chất béo no, những chất rất dễ làm tắc động mạch. Theo tháp dinh dưỡng từ Viện dinh dưỡng quốc gia khuyến cáo, chế độ ăn hàng ngày chỉ được cung cấp dưới 30% calories từ chất béo.


Hãy tạo thói quen sử dụng dầu ô liu, dầu hướng dương, dầu đậu nành thay cho các loại mỡ động vật. Đây là những loại dầu có tác dụng làm hạ mức cholesterol đồng thời cung cấp thêm nguồn vitamin hữu ích cho cơ thể.

 

Chế độ tập luyện


Trong một nghiên cứu kéo dài 4 tuần, 18 người trưởng thành béo phì mắc NAFLD tập thể dục 30-60 phút, 5 ngày mỗi tuần đã giảm 10% lượng mỡ gan, mặc dù trọng lượng cơ thể của họ vẫn ổn định . Người bị gan nhiễm mỡ phần lớn đều là người béo phì, duy trì tập luyện đều đặn để giảm trọng lượng, giảm mỡ trong cơ thể, dần dần sẽ tăng sức bền, thải độc tốt hơn nên khả năng chống lại bệnh tật nhiều hơn nhờ hàng rào “sức đề kháng” được xây dựng.



Bổ sung


Tinh nghệ: Thành phần cucurmin trong tinh nghệ có tác dụng đào thải mỡ thừa trong gan, nội tạng cơ thể, giảm cholesterol trong máu đồng thời thanh lọc cơ thể. Nghệ được ví như một vị thuốc “lọc máu, đào thải mỡ” vô cùng hiệu quả trong dân gian.


Giảo cổ lam: Không thể không nhắc tới vị thuốc quý cho người mắc bệnh mỡ máu cao, gan nhiễm mỡ. Saponin là hoạt chất được tìm thấy trong giảo cổ lam, có tác dụng tiêu mỡ thừa trong gan, giảm cholesterol, ngăn ngừa sự hình thành các mảng xơ vữa động mạch, tăng cường lưu thông máu, ổn định huyết áp. 


Lưu ý


Một số người phòng ngừa bệnh gan nhiễm mỡ bằng cách ăn chay. Tuy nhiên, thực tế thực phẩm chay sẽ làm cho cơ thể dung nạp quá ít chất béo, mà nếu không nạp đủ thì chất béo trong cơ thể sẽ bị phân giải quá nhiều dẫn đến mất cân bằng khiến bệnh nặng thêm. Chưa kể, người ăn chay dung nạp không đủ protein còn tạo thành protein chất béo chậm, chất béo vận chuyển trở ngại, gan nhiễm mỡ còn nặng thêm.


Ghi lại nhật ký các bữa ăn, lượng calo nạp vào hàng ngày để dễ dàng kiểm soát và điều chỉnh thực đơn cho ngày hôm sau. Phòng bệnh luôn tốt hơn là chữa bệnh, vì vậy bản thân mỗi người chính là “bác sĩ” tốt nhất cho mình.


Hãy ghi nhớ, luôn tham vấn ý kiến bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bản thân trước để tìm ra chế độ sinh hoạt, ăn uống và ngủ nghỉ hợp lý.

About the author

Tốt nghiệp đại học ngành Công nghệ thực phẩm, từng tham gia hướng dẫn đồ án tại trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện Thu Hà là Chuyên viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.

Là một kỹ sư, Hà mong muốn không chỉ tạo được những sản phẩm mới tạo dấu ấn trên thị trường F&B mà còn chia sẻ được những kiến thức mà mình tích góp được để cuộc sống của mọi phụ nữ hiện đại ngày càng trở nên viên tròn và dễ dàng hơn.

author

Đàm Thu Hà

Đăng ký để nhận tin tức mới nhất từ Her

Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội

Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882

Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn

Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

imgimg
close-icon

Quà Tặng Đặc Biệt Tháng Này!

Liệu pháp giác hơi da mặt mang đến sức khoẻ và độ đàn hồi cho làn da, trả lại vẻ tươi trẻ bạn mong muốn!