Sống khỏe
Bạn thực sự hiểu rõ về COVID-19?
Mang thai là là một khoảng thời gian thú vị nhưng cũng không kém phần căng thẳng của các bà mẹ. Sẽ rất nhiều vấn đề các mẹ bầu thắc mắc chủ yếu xoay quanh sức khỏe của em bé. Trong giai đoạn dịch Covid-19 đang diễn biến khó lường như hiện nay, virus corona ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai và thai nhi đang phát triển như thế nào là chủ đề được rất nhiều người quan tâm.
Covid-19 chủ yếu là một bệnh đường hô hấp. Các triệu chứng thường xuất hiện từ 2 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc với loại coronavirus mới. Dữ liệu từ những người mắc phải Covid-19 cho thấy thời gian ủ bệnh trung bình là 4 ngày với biến chủng cũ, một số biến chủng mới có tốc độ lây lan nhanh và thời gian ủ bệnh ngắn hơn. Các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh covid-19 - cho dù bạn đang mang thai hay không - là: ho; sốt; khó thở; mệt mỏi. Các triệu chứng khác bao gồm: ớn lạnh, viêm họng, đau đầu, mất vị giác hoặc khứu giác, đau nhức cơ bắp.
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang diễn ra phức tạp, mẹ bầu cần phải biết cách tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình và thai nhi.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) lưu ý rằng phụ nữ mang thai dễ bị mắc phải hơn những người khác đối với tất cả các loại nhiễm trùng đường hô hấp chẳng hạn như cảm cúm chứ không riêng gì Covid-19. Điều này một phần là do mang thai làm thay đổi hệ thống miễn dịch của bạn và một phần là do thai nhi tác động đến phổi và tim của bạn.
Mặc dù vậy, một nghiên cứu năm 2020 đã chỉ ra không có bằng chứng cụ thể nào cho thấy phụ nữ mang thai dễ bị COVID-19 hơn những người khác. Và ngay cả khi họ bị nhiễm trùng, các nhà nghiên cứu tiếp tục chỉ ra rằng họ không có nhiều khả năng bị các biến chứng nghiêm trọng của bệnh.
Theo một báo cáo của WHO xem xét một số mẫu nhỏ phụ nữ mang thai với COVID-19, phần lớn không có trường hợp nghiêm trọng. Trong số 147 phụ nữ được nghiên cứu, 8% bị COVID-19 nghiêm trọng và 1% nguy kịch.
Mặc dù đến nay chưa có nhiều bằng chứng cho thấy phụ nữ mang thai có nguy cơ xuất hiện triệu chứng nặng cao hơn cộng đồng, tuy nhiên, NHS (hệ thống Dịch vụ Y tế Vương quốc Anh) đã đưa phụ nữ mang thai vào nhóm đối tượng nguy cơ cao, cần có biện pháp phòng dịch mạnh hơn so với cộng đồng. Hiện tại có rất ít dữ liệu về nhiễm COVID-19 và thai kỳ. Tuy chưa có nhiều bằng chứng cho thấy virus có thể lây truyền từ mẹ sang con trong thai kỳ cũng như nhiễm SARS-CoV-2 làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh. Mặc dù vậy, các thai phụ mắc COVID-19 nên được thực hiện sàng lọc cẩn thận để loại trừ các bất thường trong thai kỳ. Tránh lây nhiễm vẫn là cách tốt nhất để bảo vệ mẹ và thai nhi.
Điều đầu tiên khi bạn nghi ngờ mình nhiễm bệnh đó là gọi ngay cho cơ quan y tế địa phương để có sự trợ giúp kịp thời nhất. Bạn có thể được xét nghiệm hoặc đưa đi cách ly nếu đang trong vùng dịch. Bạn sẽ được các bác sĩ hỗ trợ điều trị theo phác đồ của người bệnh.
Tuy nhiên nếu ở trong điều kiện không thể gọi trợ giúp về y tế, hãy cố gắng ở trong nhà tự cách ly, ăn uống với chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Điều trị COVID-19 tương tự như điều trị các bệnh đường hô hấp khác. Cho dù bạn đang mang thai hay không, các bác sĩ thường sẽ có những lời khuyên cơ bản như dùng thuốc hạ sốt khi sốt trên 38 độ C và uống đủ nước, bù muối. Nếu không hạ sốt, bạn khó thở hoặc bắt đầu nôn mửa, hãy gọi cho các cơ sở y tế để được hướng dẫn thêm.
Đánh giá từ những phụ nữ đã sinh con khi bị nhiễm loại coronavirus này, câu trả lời có lẽ là khó có khả năng xảy ra - hay chính xác hơn là không có bằng chứng xác thực nào cho thấy điều đó xảy ra.
Trong một nghiên cứu nhỏ về 9 phụ nữ Trung Quốc mang thai bị nhiễm coronavirus mới trong ba tháng cuối của thai kỳ, loại virus này không xuất hiện trong các mẫu lấy từ nước ối hoặc máu cuống rốn của họ hoặc trong dịch gạc cổ họng của trẻ sơ sinh.
Các nhà nghiên cứu không chắc liệu những đứa trẻ có kết quả xét nghiệm dương tính có thực sự nhiễm virus trong tử cung hay nhiễm ngay sau khi sinh.
COVID-19 là một căn bệnh chủ yếu lây truyền từ người sang người qua các giọt bắn (ví dụ như ho và hắt hơi của những người bị nhiễm bệnh). Em bé của bạn chỉ có thể tiếp xúc với những giọt như vậy sau khi sinh.
Việc bạn sinh con bằng đường âm đạo hay sinh mổ sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố chứ không chỉ là bạn có bị nhiễm COVID-19 hay không.
Nhưng các chuyên gia nói rằng nếu bạn có coronavirus trong người, sinh thường là điều kiện tốt hơn bởi thực hiện phẫu thuật trên một cơ thể đã bị suy yếu do nhiễm virus nghiêm trọng có thể gây ra các biến chứng khác.
Trong một số nghiên cứu được thực hiện trên phụ nữ đang cho con bú có nhiễm coronavirus, câu trả lời dường như là không. Nhưng các chuyên gia cảnh báo rằng cần phải thực hiện thêm nhiều nghiên cứu trước khi họ có thể chắc chắn nói rằng không có rủi ro.
CDC cho biết nếu bạn bị nhiễm Covid-19 (hoặc nghi ngờ bạn có thể có), hãy nói chuyện với bác sĩ về những ưu và nhược điểm của việc cho con bú. Nếu bạn quyết định cho con bú sữa mẹ, bạn có thể giúp hạn chế sự tiếp xúc của trẻ với vi rút bằng cách: đeo khẩu trang; rửa tay thật sạch trước khi chạm vào bé cũng như trước khi cầm máy hút sữa hoặc bình sữa. Trong một vài trường hợp bạn có thể nhờ người cho bé bú bình sữa mẹ đã vắt chứ không nhất thiết phải trực tiếp cho bé bú.
Bạn vẫn nên tuân thủ theo các nguyên tắc chống dịch thông thường như:
- Rửa tay trong 20 giây bằng xà phòng và nước. Trong trường hợp không thể rửa tay, hãy sử dụng nước rửa tay khô có ít nhất 60% cồn.
- Đứng cách xa mọi người tối thiểu 2m.
- Tránh chạm tay vào mặt, đặc biệt là miệng, mắt và mũi.
- Vệ sinh hàng ngày các bề mặt thường xuyên chạm vào bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa.
- Tránh xa đám đông lớn. Không ra ngoài khi không thực sự có việc cần thiết.
- Chăm sóc bản thân. Ăn uống theo chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Nghỉ ngơi đầy đủ. Tập thể dục thường xuyên với các bài tập nhẹ nhàng. Một cơ thể khỏe mạnh sẽ giúp bạn có sức đề kháng tốt với mọi bệnh tật không chỉ là covid.
- Bổ sung viên uống chứa vitamin và khoáng chất đáp ứng nhu cầu cần thiết trong thai kỳ như sắt, acid folic, canxi, vitamin D, DHA/EPA, vitamin B và đặc biệt là các vitamin & khoáng chất giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng trong mùa dịch như vitamin C, vitamin A, vitamin E, kẽm…
Đừng trì hoãn việc chăm sóc sức khỏe vì lo lắng sẽ bị lây nhiễm COVID-19, các cơ sở y tế luôn có các quy trình để bảo vệ bạn và thai nhi. Trong trường hợp không may lây nhiễm Covid-10, đừng hoảng sợ mà cần tuân thủ điều trị COVID-19 theo đúng phác đồ bác sĩ chỉ định.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hà Nội:
Địa chỉ số: 70 Nguyễn Chí Thanh - Đống Đa - Hà Nội
Điện thoại: (0243) 834 3537
Email: banbientaphanoicdc.gmail.com
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 125/61 u Dương Lân, Phường 3, Quận 8, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 39 23 46 29
Email: ttksbttp.syt@tphcm.gov.vn
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Đà Nẵng
Địa chỉ: 315 Phan Châu Trinh, Phường Bình Hiên, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại : 0236.3821469
Email: kiemsoatbenhtat@danang.gov.vn
Hãy khỏe mạnh và an toàn bằng cách tự bảo vệ mình một cách khoa học bạn nhé!
Dzung Phạm
Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội
Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882
Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn
Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.