Phân biệt giữa trầm cảm và thiếu ngủ

SỐNG KHỎE

Phân biệt giữa trầm cảm và thiếu ngủ

authorBy Dao Chi Anh
Share on
Share on
Phân biệt giữa trầm cảm và thiếu ngủ


Nếu đang bị thiếu ngủ, làm cách nào để phân biệt rằng chúng ta chỉ đang rất mệt mỏi từ việc thiếu ngủ hay bắt đầu rơi vào trầm cảm? Hơn nữa, cách điều trị cho hai vấn đề này như thế nào? Bài viết hôm nay sẽ giúp các bạn nhận ra những điểm khác nhau của hai vấn đề này để đi đến cách giải quyết giúp chúng ta cải thiện chất lượng cuộc sống và giúp đỡ những người thân xung quanh nếu họ cũng gặp vấn đề này.


Tổng Quan Về Thiếu Ngủ Và Trầm Cảm


Theo thống kê từ WHO, có tới 300 triệu người trên thế giới bị chẩn đoán mắc trầm cảm. Đồng thời, Tổ Chức Nghiên Cứu Giấc Ngủ của Mỹ đã thống kê có khoảng 20 triệu người mắc trầm cảm cũng gặp các vấn đề liên quan tới giấc ngủ hay mất ngủ. Dựa trên thông tin công bố từ CDC Hoa Kỳ, 1 trong 3 người trưởng thành ở Mỹ bị thiếu ngủ. Trong đó những ai ngủ ít hơn 7 tiếng một đêm sẽ có xu hướng bị trầm cảm nhiều hơn là những người ngủ hơn 7 tiếng một đêm. 


Những người cảm thấy mệt mỏi do thiếu ngủ có thể gặp các triệu chứng giống với trầm cảm như sau:


  1. Suy giảm độ tập trung
  2. Thiếu năng lượng và động lực
  3. Dễ nổi nóng


Tuy nhiên, người mắc trầm cảm không chỉ thiếu ngủ, họ còn gặp nhiều vấn đề khác như khó chìm vào giấc ngủ, dễ tỉnh giấc, hoặc ngủ quá nhiều.


Vậy bằng cách nào để phân biệt? Giữa mất ngủ và trầm cảm, việc nào xảy ra trước? Tuy có phần giống nhau nhưng có một số cách để chúng ta phân biệt hai trường hợp này.


Cách Đọc Dấu Hiệu Sức Khỏe Của Cơ Thể


Trong một bài phỏng vấn Tiến sĩ Tâm Lý Alex Dimitriu theo Healthline, người sáng lập ra viện Nghiên cứu giấc ngủ và tâm lý học "Menlo Park Psychiatry and Sleep Medicine", ông đã giải thích về sự khác nhau giữa thiếu ngủ và trầm cảm.


“Việc ngủ được ví như phần băng nổi phản ánh tình trạng sức khỏe tinh thần. Con người sẽ dễ dàng nhận ra khi nào mình gặp rắc rối về giấc ngủ hơn là khi nào mình đang bị ảnh hưởng về tâm lý, vì nó là một hiện tượng dễ nắm bắt, vì thế, nó là dấu hiệu để nghiên cứu sâu hơn vấn đề chúng ta đang gặp phải gây ra giấc ngủ kém là gì.”


Triệu chứng chính của việc thiếu ngủ, hiển nhiên nhất, chính là thèm ngủ vào ban ngày. Những dấu hiệu khác từ cơ thể bao gồm: 


  1. Thèm ăn
  2. Mệt mỏi
  3. Cảm thấy lơ mơ và hay quên
  4. Giảm ham muốn tình dục
  5. Tính khí thất thường


Mặt khác, dấu hiệu và triệu chứng của trầm cảm bao gồm:


  1. Mất ngủ
  2. Giảm khả năng tập trung
  3. Thiếu năng lượng
  4. Cảm thấy bất lực, tuyệt vọng và mặc cảm tội lỗi
  5. Suy nghĩ về tự sát


Ranh giới của trầm cảm và thiếu ngủ có thể không rõ ràng, tùy thuộc vào trạng thái cảm xúc và trải nghiệm của mỗi người. Để nhận biết, ông Dimitriu thường đặt ra câu hỏi với nhiều bệnh nhân của mình để hiểu được gốc rễ của vấn đề, và câu trả lời ông nhận được thường liên quan tới động lực.


“Tôi thường hỏi những bệnh nhân của mình rằng họ cảm thấy thiếu năng lượng để làm việc gì đó mình muốn, hay đơn giản là không có hứng thú để làm, "ông chia sẻ, “Những người mắc trầm cảm thường hay nói rằng họ đơn giản là không hứng thú với các hoạt động nữa, kể cả những hoạt động dễ chịu hoặc thích thú. Còn với những người bình thường chỉ bị mệt mỏi, họ vẫn sẽ có nhu cầu và hứng thú làm những việc mình thích.”


Từ đó, ông Dimitriu kết luận, trầm cảm có xu hướng ảnh hưởng xấu tới nguồn động lực để hành động, như việc tập thể dục, hay ra ngoài gặp gỡ, ăn tối với bạn bè; mặt khác, khi thiếu ngủ, bạn sẽ chỉ thiếu năng lượng hoặc cảm thấy không đủ sức để làm việc mình muốn làm. 


Lý Do Bạn Cần Theo Dõi Những Biểu Hiện Này


Tiến sĩ Dimitriu nhấn mạnh cách để phân biệt giữa trầm cảm và thiếu ngủ chính là theo dõi thời gian của những biểu hiện trên.


Trầm cảm mang tính kéo dài, thường từ hai tuần lễ hoặc hơn, tâm trạng rơi vào u uất, mất hứng thú với tất cả mọi thứ. Cảm giác cực đoan sẽ không biến mất sau vài ngày.


Nếu một giai đoạn tâm lý tiêu cực nào kéo dài hơn 1 tuần, và có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, hãy tìm gặp một chuyên gia về tâm lý.


Cách Chữa Trị Cho Thiếu Ngủ Khác Với Trầm Cảm Như Thế Nào?


Đối với những người bị rối loạn giấc ngủ, dù người này gặp vấn đề u uất hay không, điều quan trọng chính là sửa đổi rối loạn giấc ngủ trước và điều này có thể xử lý tại nhà.


Những việc như sinh hoạt điều độ, tập luyện thường xuyên, và sửa đổi lại giờ giấc đi ngủ (ngủ trước 12 giờ đêm), hạn chế thời gian xem điện thoại trước khi đi ngủ và tập những phương pháp thư giãn hoặc thiền trước khi đi ngủ là những giải pháp tối ưu nhất. Mặt khác nếu bạn để ý thấy năng lượng và động lực làm việc của mình vẫn ở mức thấp, dù cho ngủ đủ giấc, thì cần theo dõi thêm các dấu hiệu tâm lý khác.


Đối với những người gặp trầm cảm. Một số người cần điều trị tâm lý và sử dụng thuốc dưới sự chỉ định của bác sĩ, hoặc với nhóm khác thì việc thay đổi phong cách sống, tập thói quen tập luyện hay ăn uống lành lạnh cũng rất hiệu quả. 


Nếu đã ngủ bù mà tâm trạng không cải thiện sau 14 ngày thì cần đi khám bác sĩ tâm lý để được điều trị tâm lý qua tư vấn tâm lý hoặc liệu trình thuốc an thần, kết hợp với lối sống lành mạnh ăn ngủ tập điều độ, như Her đã, đang và sẽ hướng dẫn bạn theo lộ trình ăn, tập và nuôi dưỡng tinh thần của Her. 


Cơ thể chúng ta thường có khả năng hồi phục khá nhanh nếu chúng ta ngủ bù. Nên thông thường hiện tượng thiếu ngủ sẽ không gây ra trầm cảm. Ngủ chính là cách nuôi dưỡng và phục hồi tâm trí tốt nhất, và có thể ảnh hưởng đến tâm trạng, năng lượng, khả năng tập trung và chú ý của chúng ta. Vì vậy dù trầm cảm hay không, hãy chú ý chăm sóc giấc ngủ của bạn mỗi ngày bằng cách sinh hoạt điều độ, lành mạnh và đừng ngủ ít hơn 7 tiếng một đêm. 



About the author

Đào Chi Anh là Founder của HER, ngoài việc kinh doanh, cô còn là một HLV Fitness, Pilates và Dinh Dưỡng cá nhân. Cô đã được nhận chứng chỉ quốc tế về Tư vấn Dinh dưỡng, Tư vấn Thể hình và Pilates từ những chương trình đào tạo uy tín tại Mỹ và Canada. Cô cũng đã tốt nghiệp bằng Diploma (Cao Đẳng) về Sức khỏe Dinh Dưỡng của Anh Quốc và là một HLV Fitness cá nhân được cấp chứng chỉ bởi ISSA (Hoa Kỳ).


Hãy theo dõi Chi Anh trên mạng xã hội tại:

IG: @daochianh,

LinkedIn: @chianhdao,

FB: @daochianh

author

Dao Chi Anh

Founder

Đăng ký để nhận tin tức mới nhất từ Her

Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội

Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882

Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn

Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

imgimg
close-icon

Quà Tặng Đặc Biệt Tháng Này!

Liệu pháp giác hơi da mặt mang đến sức khoẻ và độ đàn hồi cho làn da, trả lại vẻ tươi trẻ bạn mong muốn!