Phụ nữ nên uống sắt khi nào? Những lưu ý khi chị em bổ sung sắt

SỐNG KHỎE

Phụ nữ nên uống sắt khi nào? Những lưu ý khi chị em bổ sung sắt

authorBy Đặng Nguyệt
Share on
Share on
Phụ nữ nên uống sắt khi nào? Những lưu ý khi chị em bổ sung sắt

Phụ nữ nên uống sắt khi nào? Với bất kỳ loại thuốc nào, nếu uống đúng thời điểm, sẽ giúp cơ thể đạt được những lợi ích tốt của loại thuốc đó. Với sắt cũng vậy, phụ nữ là đối tượng nên bổ sung sắt nhưng ở thời điểm nào là tốt nhất? Hãy cùng tham khảo thông tin dưới đây.


Phụ Nữ Nên Uống Sắt Khi Nào?


Thông thường, cả phụ nữ trưởng thành và nữ thanh thiếu niên đều cần đủ một lượng sắt mỗi ngày. Họ được khuyến nghị hấp thu khoảng 18 mg mỗi ngày. 


Trong thời kỳ mang thai, họ sẽ cần một lượng sắt gấp đôi, khoảng 30mg mỗi ngày để không bị thiếu máu và không gây ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi.


Đối với những trường hợp sau cần được bổ sung viên sắt theo chỉ định của bác sĩ như: phụ nữ có kỳ kinh nguyệt kéo dài, phụ nữ mang thai và đang cho con bú, những người bị rối loạn hấp thụ sắt, đối tượng sau phẫu thuật hoặc bị chảy máu đường tiêu hóa và sinh sản…


Nguyên Nhân Thiếu Sắt


Bên cạnh việc tìm hiểu phụ Nữ Nên Uống Sắt Khi Nào. Một số nguyên nhân thiếu sắt phổ biến nhất đó là:


- Do tăng nhu cầu sắt: Phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt, phụ nữ có thai, cho con bú…

- Do cung cấp thiếu sắt: Ăn kiêng, chế độ ăn uống thiếu cân đối…

- Do cơ thể giảm hấp thu sắt: Viêm dạ dày, viêm ruột; do ăn một số thức ăn làm giảm hấp thu sắt như tanin, phytat trong chè, cà phê…

- Mất sắt do mất máu mạn tính: Loét dạ dày tá tràng biến chứng chảy máu, sau phẫu thuật, chấn thương…


Phụ Nữ Nên Uống Sắt Khi Nào


Cơ Thể Chúng Ta Như Thế Nào Nếu Thiếu Sắt?


Thiếu máu do sắt gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm cho sức khỏe:


- Mệt mỏi: cơ thể thường rơi vào tình trạng mệt mỏi bất thường với các biểu hiện như yếu ớt, không còn năng lượng để hoạt động khiến bạn khó tập trung, giảm khả năng hoạt động thể lực và trí lực.

- Da xanh xao và niêm mạc nhợt nhạt: nếu cơ thể thiếu sắt sẽ không tạo ra đủ số lượng hemoglobin cần thiết cho các tế bào máu khiến da xanh xao, niêm mạc nhợt, lưỡi nhợt, nhẵn do mất hoặc mòn gai lưỡi, lông, tóc, móng khô dễ gãy.

- Khó thở, tức ngực.

- Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt: khi não không được cung cấp đầy đủ oxy do thiếu sắt sẽ khiến bạn bị nhức đầu, hoa mắt và chóng mặt.

- Thiếu máu ở phụ nữ mang thai gây nên tình trạng thiếu oxy ở tim, não và thậm chí có thể gây những hậu quả nặng nề như sảy thai, tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật… Trẻ có khả năng bị nhẹ cân, sinh non tháng, suy thai, nguy cơ bệnh tim mạch…


Phòng Ngừa Thiếu Sắt


Cách tốt nhất để dự phòng thiếu sắt là duy trì chế độ ăn đa dạng thực phẩm. Phụ Nữ Nên Uống Sắt Khi Nào, chị em nên chọn các thực phẩm giàu sắt trong bữa ăn hàng ngày:


- Thức ăn động vật chứa nhiều sắt bao gồm: trứng; gan các loại động vật (lợn, gà, vịt...) và các phủ tạng khác (như tim, bầu dục, đặc biệt tiết có hàm lượng sắt rất cao). Các loại thịt bò, thịt lợn và các loại thủy hải sản... 


- Thức ăn nguồn gốc thực vật: đậu đỗ, vừng lạc, các loại rau màu xanh thẫm; rau muống, rau ngót, mồng tơi, rau đay…


Theo bác sĩ Lê Thị Hải bệnh viện Bạch Mai, sắt trong thức ăn có nguồn gốc từ động vật có giá trị sinh học cao và khả năng hấp thụ tốt hơn so với sắt có nguồn gốc thực vật.


- Để sắt hấp thu tốt bổ sung đầy đủ và thường xuyên các thực phẩm như: cam, quýt, ổi, ớt chuông... để tăng cường lượng vitamin C - yếu tố quan trọng góp phần tăng cường hấp thu sắt. 


Phụ Nữ Nên Uống Sắt Khi Nào


Bổ Sung Viên Sắt Như Thế Nào?


Đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15 - 49 tuổi), chế độ ăn chỉ có tác dụng phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt. Khi đã bị thiếu máu do thiếu sắt thì việc bổ sung qua thức ăn là không đủ. Vì vậy, cần uống sắt hàng ngày theo hướng dẫn của bác sĩ. Không nên tự ý uống sắt bởi nếu lượng sắt trong cơ thể bị thừa có thể dẫn tới hậu quả cho sức khỏe. Sắt dư thừa sẽ được tích lũy trong gan và lách, nếu tích lũy kéo dài có thể dẫn tới suy gan, suy lách và các biến chứng khác.


Theo hướng dẫn của Chương trình phòng chống thiếu máu, phụ nữ tuổi sinh đẻ không có thai uống bổ sung viên sắt/acid folic dự phòng thiếu máu, một đợt trong năm và kéo dài trong 16 tuần (4 tháng liên tục) mỗi tuần uống 1 viên vào 1 ngày nhất định (16 viên/năm/phụ nữ). Phụ nữ có thai cần uống bổ sung viên sắt/acid folic (60mg sắt nguyên tố và 400mcg acid folic), liều lượng 1 viên/ngày từ khi bắt đầu có thai cho tới sau đẻ 1 tháng. Bổ sung uống viên sắt là điều cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu sắt tăng cao của phụ nữ trong thời kỳ có thai giúp phòng chống thiếu máu do thiếu sắt.


Một Số Lưu Ý Khác


- Uống sắt lúc đói hoặc uống sắt sau ăn 1-2 giờ để hấp thu tối đa lợi ích của sắt

- Không uống sắt cùng lúc với sữa hoặc thực phẩm bổ sung canxi vì canxi sẽ khiến cơ thể không thể hấp thu sắt tốt nhất

- Cần uống nhiều nước và ăn thực phẩm giàu xơ trong giai đoạn uống sắt để tránh bị táo bón

- Nên uống sắt bằng nước lọc thay vì cà phê hay trà để không gây cản trở sự hấp thu sắt

- Chú ý tham khảo ý kiến bác sĩ về những chỉ định riêng để không bổ sung quá liều gây nguy hiểm cho cơ thể


Trên đây là những thông tin tham khảo, biết được phụ nữ nên uống sắt khi nào sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc bổ sung sắt để đảm bảo không bị thiếu máu và gặp một số vấn đề nghiêm trọng khác. Tuy nhiên, hãy nhớ trước khi bổ sung bất kỳ loại vitamin và khoáng chất nào, bạn cũng nên tìm đến các bác sĩ và chuyên gia y tế để có được giải pháp an toàn nhất nhé!

About the author

Cô gái yêu thích marketing và viết lách.

author

Đặng Nguyệt

Đăng ký để nhận tin tức mới nhất từ Her

Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội

Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882

Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn

Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

imgimg
close-icon

Quà Tặng Đặc Biệt Tháng Này!

Liệu pháp giác hơi da mặt mang đến sức khoẻ và độ đàn hồi cho làn da, trả lại vẻ tươi trẻ bạn mong muốn!