Mối liên hệ giữa cảm giác cô đơn với bệnh trầm cảm và cách để vượt qua

SỐNG KHỎE

Mối liên hệ giữa cảm giác cô đơn với bệnh trầm cảm và cách để vượt qua

authorBy Ngọc Anh
Share on
Share on
Mối liên hệ giữa cảm giác cô đơn với bệnh trầm cảm và cách để vượt qua

Việc kết nối với những người khác không chỉ là một cách thú vị để thời gian trôi qua nhanh hơn. Đó là một khía cạnh khá quan trọng của hạnh phúc. Dù sao con người cũng là một phần của xã hội và việc không có đủ tương tác có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn. 


Cô đơn làm tăng lượng cortisol (một loại hormone căng thẳng) trong cơ thể. Điều này ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, mất ngủ, ung thư, các vấn đề về tim mạch, béo phì.


Cô đơn kéo dài còn ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần. Nó sẽ khiến cho bất kỳ triệu chứng nào bạn đang có đều trở nên tồi tệ hơn. Ngoài ra, nó còn dẫn đến sự phát triển của tình trạng sức khỏe nghiêm trọng khác: bệnh trầm cảm.


Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra cho bạn mối liên kết giữa cảm giác cô đơn và bệnh trầm cảm cùng những cách để đối phó với cảm xúc tiêu cực bủa vây.


Phân Biệt Giữa Cô Đơn Và Trầm Cảm


Xác định nguyên nhân gây ra đau khổ về cảm xúc luôn là bước đầu tiên để kiểm soát được những cảm giác không mong muốn này. Và việc phân biệt giữa cô đơn và trầm cảm cũng hết sức quan trọng. Bạn cần phải xác định rõ thứ mà bạn đang đối mặt chính là sự cô đơn hay trầm cảm.


Cô đơn và trầm cảm đều có những cảm giác tương tự, vì vậy không phải lúc nào bạn cũng dễ dàng nhận ra đâu là khi cô đơn kết thúc và trầm cảm đã bắt đầu. Dưới đây là một vài ví dụ:


- Bồn chồn và khó chịu

- Cảm thấy tinh thần không thoải mái

- Năng lượng thấp

- Thiếu tự tin

- Thèm ăn và thèm ngủ

- Nhức mỏi và đau nhức


Điểm khác biệt lớn nhất


Sự khác biệt lớn nhất giữa cô đơn và trầm cảm đó là: trầm cảm là một tình trạng sức khỏe tâm thần, trong khi cô đơn chỉ là một cảm xúc có xu hướng đè nặng và lan tỏa trong bạn giống như trầm cảm.


Cô đơn có thể không dễ chịu lắm, nhưng đó là trạng thái cảm xúc thoáng qua liên quan cụ thể đến nhu cầu kết nối và tình cảm của bạn. Một khi bạn đáp ứng được những nhu cầu đó, bạn sẽ cảm thấy bớt cô đơn hơn.


Mặt khác, trầm cảm không chỉ liên quan đến nhu cầu kết nối. Nếu không được điều trị từ một chuyên gia sức khỏe được đào tạo bài bản, các triệu chứng trầm cảm có thể kéo dài trong nhiều năm và trở nên nghiêm trọng hơn.


Hơn nữa, nếu bạn bị trầm cảm, các tương tác xã hội có thể tạm thời khiến bạn quên đi tình trạng của mình nhưng không phải lúc nào cũng hữu ích. Ngay cả khi dành thời gian cho người yêu hoặc bạn thân của mình, bạn vẫn có thể tiếp tục cảm thấy bơ phờ, trống rỗng và không thể tận hưởng từng phút giây.


moi-lien-he-giua-cam-giac-co-don-voi-benh-tram-cam-3.jpg


Cô Đơn Có Thể Trở Thành Trầm Cảm Không? 


Trầm cảm là một tình trạng sức khỏe tinh thần phức tạp thường phát triển từ sự kết hợp của một vài yếu tố. Cảm giác bị xã hội cô lập hoặc không hài lòng với các mối quan hệ hoàn toàn có thể đóng một vai trò trong đó. Mặc dù sự cô lập với xã hội không nhất thiết sẽ chuyển biến thành sự cô đơn.


Một số người sống một mình và không gặp mọi người thường xuyên sẽ có khi lại chẳng thấy cô đơn chút nào. Tuy nhiên, lại có những người dành thời gian bên nhiều người khác mỗi ngày mà vẫn cảm thấy cô đơn. Những cảm giác cô đơn này, khi không được giải quyết, cuối cùng có thể dẫn đến chứng trầm cảm.


Vậy điều gì khiến những người trải qua sự cô đơn lại phát triển chứng trầm cảm? Và tại sao cô đơn đôi khi còn góp phần gây ra trầm cảm?


Vai trò của hình ảnh bản thân


Một nghiên cứu từ năm 2018 đã cho thấy rằng sự chán ghét bản thân là mối liên hệ tiềm ẩn giữa sự cô đơn và trầm cảm. Và đây là lời giải thích: 


Có thể gần đây bạn bè của bạn không có nhiều thời gian để đi chơi cùng nhau hoặc bạn cảm thấy họ không hứng thú mỗi khi gặp bạn. Cảm thấy cô đơn, có lẽ là một chút tổn thương, bạn bắt đầu tìm kiếm câu trả lời và sự chán ghét bản thân xuất hiện như một “vật tế thần” hữu ích.


Sự chán ghét bản thân - hoặc không nhìn nhận đúng giá trị bản thân - sẽ liên quan đến cảm giác tiêu cực hay sự phán xét nghiêm khắc đối với các hành động cụ thể hoặc toàn bộ bản thân bạn. Điều này sẽ xuất hiện trong suy nghĩ như: “Tại sao mọi người lại không muốn hẹn hò với tôi?”, “Tôi thật xấu xí” hoặc “Tôi đã không thay quần áo trong 3 ngày, thật đáng xấu hổ!”.


Nếu bạn luôn suy nghĩ như vậy và tin rằng mình không xứng đáng với tình yêu hay tình bạn này, bạn sẽ lại hành động theo những cách tiêu cực để củng cố thêm niềm tin. Chẳng hạn, bạn sẽ từ chối lời mời và tự nhủ: “Họ đâu thật sự muốn gặp mình”. Khi gặp người khác, bạn lại liên tục lo lắng về việc họ thực sự cảm thấy thế nào đối với bạn.


Điều này có thể làm giảm đáng kể giá trị việc kết nối, khiến bạn cảm thấy bị cô lập và đau khổ - ngay cả với những người bạn quan tâm. Kết quả cuối cùng thường là một chu kỳ đau khổ càng làm củng cố sự cô đơn. Cuối cùng, bạn có thể bắt đầu thấy mình thật tuyệt vọng và tin rằng bạn không thể làm gì để cải thiện tình hình.


moi-lien-he-giua-cam-giac-co-don-voi-benh-tram-cam-1.jpg


Cách Đương Đầu Với Nỗi Cô Dơn


Trước tiên, hãy đi đến giải pháp rõ ràng nhất: bạn chỉ cần ra ngoài thường xuyên và kết bạn nhiều hơn. Đúng vậy, cách này chắc chắn giúp bạn tăng cơ hội có được những kết nối xã hội có ý nghĩa. Nhưng hãy nhớ rằng: không phải cứ ở một mình thì bạn sẽ có cảm giác cô đơn.


Để giải quyết sự cô đơn một cách hiệu quả, thông thường bạn sẽ cần tìm hiểu sâu hơn để khám phá ra những nguyên nhân cơ bản. Làm như vậy sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về những điều còn thiếu trong các mối quan hệ và cho phép bạn xây dựng các kết nối trọn vẹn hơn.


Xem lại các mối quan hệ hiện có của mình


Bạn hoàn toàn có thể cảm thấy cô đơn trong một đám đông. Nếu bạn đã có nhiều mối quan hệ trong cuộc sống nhưng vẫn cảm thấy cô đơn, bạn nên xem xét lại chất lượng của những mối quan hệ đó.


Thời gian bạn dành cho người khác thế nào? Nếu chỉ đơn thuần là ở bên cạnh nhau mà không thực sự kết nối, các tương tác đó sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu xã hội mà bạn cần. Thay vì chỉ đơn giản là ngồi trong cùng phòng xem TV hoặc nhìn vào điện thoại, hãy thử tạo ra một kết nối có ý nghĩa hơn: 


- Gọi điện hoặc đến thăm người thân thay vì chỉ gửi một tin nhắn

- Tham gia vào các hoạt động cho phép bạn và mọi người tìm hiểu thêm về nhau: như chơi thể thao, ra ngoài thiên nhiên hoặc cùng nhau - làm việc trong một dự án

- Thể hiện lòng tốt một cách chân thành: đặt hoa trước cửa nhà người thân, đổ rác cho hàng xóm hoặc nấu bữa tối cho một người bạn sau một ngày tồi tệ


Làm những điều mà bạn thích


Dành thời gian cho các hoạt động mà bạn không thấy thích có thể gây ra phản ứng ngược và làm bạn cảm thấy buồn chán hơn. Tuy những cảm giác này không trực tiếp gây ra sự cô đơn nhưng chúng chắc chắn góp phần vào việc khiến bạn không hài lòng với cuộc sống. Điều này có thể ảnh hưởng đến cảm giác của bạn khi dành thời gian bên người khác.


Hãy coi việc dành thời gian rảnh rỗi cho những việc bạn thực sự thích làm như một cách nuông chiều bản thân. Sở thích là một khía cạnh quan trọng của việc tự chăm sóc bản thân, giúp cải thiện thế giới quan của bạn và cung cấp cho bạn nhiều năng lực hơn cho những kết nối có ý nghĩa. Sở thích cũng tạo cho bạn cơ hội tiếp xúc với những người có cùng mối quan tâm và mở ra cánh cửa cho các mối quan hệ chất lượng hơn.


Hãy thể hiện lòng trắc ẩn và sự tử tế


Bạn có thể sai sót và mắc sai lầm. Và mọi người khác trên thế gian này đều vậy. Nhắc nhở bản thân về sự thật này sẽ giúp bạn cư xử với bản thân tốt hơn thay vì sự chán ghét. Thay vì phê phán bản thân, hãy tự nói chuyện tích cực với mình để tin rằng mình xứng đáng có được tình yêu và tình bạn, đồng thời thúc đẩy bản thân chủ động tìm kiếm những điều này trong cuộc sống.


Nếu đang phải đấu tranh với lòng tự trắc ẩn, hãy thử tưởng tượng những gì bạn có thể nói với một người đang đánh giá bản thân một cách khắc nghiệt. Bạn sẽ nhắc họ về những điểm mạnh và phẩm chất tích cực của họ, phải không? Hãy khẳng định bản thân theo cách tương tự để tăng cường cảm giác xứng đáng và sự tự tôn tích cực. Đây là những điều tích cực giúp bạn đánh giá đúng giá trị của bản thân để mở đường cho những mối quan hệ có ý nghĩa hơn.


Biết cách điều chỉnh cảm xúc


Thi thoảng, bạn cảm thấy chán ghét bản thân, tuyệt vọng và suy nghĩ tiêu cực. Đó là điều hoàn toàn bình thường. Nhưng cách bạn đối phó với những cảm giác đó mới là thứ tạo nên sự khác biệt.


Các nhà nghiên cứu đã khám phá ra mối liên quan giữa sự cô đơn và trầm cảm, cho thấy việc kiềm chế hoặc gạt đi những suy nghĩ không mong muốn có thể giúp giảm các tác động tiêu cực. Vì vậy, khi một người bạn không bắt máy, hãy thử thay đổi suy nghĩ từ “Họ không muốn nói chuyện với mình” thành “Có thể họ đang bận, mình sẽ gọi lại sau”.


Nếu chẳng có ai bên cạnh, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy cô đơn. Nhưng thay vì để suy nghĩ này lấn át, hãy thử đánh lạc hướng bản thân bằng cách nghĩ về điều gì đó khác hoặc dành thời gian cho những việc khiến bạn hạnh phúc. Sự chấp nhận trong tâm trí cũng giúp bạn thoải mái hơn với những suy nghĩ phiền muộn. Chánh niệm giúp bạn học cách chấp nhận những suy nghĩ này và sau đó sẽ qua đi trước khi chúng kịp ảnh hưởng đến nhận thức của bạn về bản thân.


moi-lien-he-giua-cam-giac-co-don-voi-benh-tram-cam-2.jpg


Đừng Để Cô Đơn Biến Thành Trầm Cảm


Mặc dù trầm cảm có thể là nguyên nhân khiến bạn lo lắng nhiều hơn, nhưng sự cô đơn cũng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Cả hai vấn đề không chỉ làm tăng nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất lẫn tinh thần mà còn liên quan tới ý định tự sát. 


Hãy luôn tỉnh táo và tìm kiếm cho mình sự hỗ trợ chuyên nghiệp nếu triệu chứng này: 


- Không cải thiện sau một hoặc hai tuần

- Vẫn tồn tại ngay cả khi bạn cố gắng kiểm soát chúng

- Ảnh hưởng đến khả năng đảm nhận và xử lý các công việc hàng ngày của bạn

- Gây ra các vấn đề trong các mối quan hệ

- Để lại cho bạn cảm giác vô vọng hoặc vô giá trị


Việc trị liệu sẽ giúp tìm hiểu tận cùng các triệu chứng, xác định nguyên nhân tiềm ẩn và cung cấp cho bạn những hướng dẫn về điều trị và cách đối phó hiệu quả hơn.


Kết Luận


Bạn cảm thấy buồn bã khi thiếu kết nối với xã hội là điều bình thường. Nhưng việc xác định rõ bạn đang cô đơn hay trầm cảm sẽ giúp cải thiện chất lượng các mối quan hệ, ngăn chặn các nguy cơ tiềm tàng như đau khổ và cô đơn, đồng thời sẽ đem đến cho bạn những biện pháp để chống lại chúng. Bất kể bạn đang giải quyết vấn đề gì, bạn không cần phải xử lý chúng một mình. Nói chuyện với người thân yêu về cảm giác của mình là một khởi đầu đúng đắn.

About the author

Một tâm hồn yêu ẩm thực, một đôi chân thích đi du lịch, một trái tim thích tận hưởng.

author

Ngọc Anh

Đăng ký để nhận tin tức mới nhất từ Her

Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội

Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882

Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn

Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

imgimg
close-icon

Quà Tặng Đặc Biệt Tháng Này!

Liệu pháp giác hơi da mặt mang đến sức khoẻ và độ đàn hồi cho làn da, trả lại vẻ tươi trẻ bạn mong muốn!