Bệnh tiểu đường thai kỳ và những điều nên lưu ý

MẸ & BÉ

Bệnh tiểu đường thai kỳ và những điều nên lưu ý

authorBy Dzung Phạm
Share on
Share on
Bệnh tiểu đường thai kỳ và những điều nên lưu ý

Tiểu đường thai kỳ đang có chiều hướng gia tăng do sự gia tăng tỷ lệ béo phì, tiểu đường type 2 ở người trẻ và đề kháng insulin trong hội chứng buồng trứng đa nang. Vậy tiểu đường thai kỳ là gì và nó nguy hiểm như thế nào?


Nhiều mẹ bầu vẫn thường thắc mắc “Mình không bị tiểu đường thì khi mang thai tỉ lệ bị tiểu đường thai kỳ liệu có giảm đi không?”. Trên thực tế thì tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu cao (glucose) phát triển trong thời kỳ mang thai và thường biến mất sau khi sinh.


Hiện tượng này có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Nó xảy ra khi cơ thể bạn không thể sản xuất đủ insulin - một loại hormone giúp kiểm soát lượng đường trong máu - để đáp ứng nhu cầu bổ sung của bạn trong thai kỳ.


Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể gây ra các vấn đề cho bạn và em bé của bạn trong khi mang thai và sau khi sinh. Nhưng rủi ro có thể được giảm bớt nếu tình trạng bệnh được phát hiện sớm và quản lý tốt.


Ai Có Nguy Cơ Mắc Bệnh Tiểu Đường Thai Kỳ?


Bất kỳ phụ nữ nào cũng có thể phát triển bệnh tiểu đường thai kỳ trong khi mang thai, nhưng bạn sẽ có nguy cơ cao hơn nếu:


- Bạn có chỉ số khối cơ thể (BMI) là trên 30 hoặc mắc các bệnh béo phì, thừa cân

- Tiền sử sản khoa bất thường: thai chết lưu không rõ nguyên nhân, sẩy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân, sinh non, thai dị tật…

- Từng sinh con >4kg.

- Bạn bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước

- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tiểu đường


Nếu có một hay nhiều đặc điểm đã kể trên, bạn nên được khám sàng lọc bệnh tiểu đường thai kỳ trong thai kỳ của mình.


shutterstock_1522020788.jpg


Các Triệu Chứng?


Bệnh tiểu đường thai kỳ thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Hầu hết các trường hợp chỉ được phát hiện khi lượng đường trong máu của bạn được kiểm tra trong quá trình tầm soát bệnh tiểu đường thai kỳ.

Một số phụ nữ có thể xuất hiện các triệu chứng nếu lượng đường trong máu của họ quá cao (tăng đường huyết), chẳng hạn như: thường xuyên cảm thấy khát và háo nước, cần đi tiểu thường xuyên hơn bình thường, miệng khô, mệt mỏi. Hoặc các vết thương khó lành, sụt cân không rõ nguyên do... Nhưng triệu chứng ở mỗi người là khác nhau, hãy nói chuyện với bác sĩ nếu bạn lo lắng về bất kỳ triệu chứng nào đang gặp phải.


Ảnh Hưởng Của Bệnh Tiểu Đường Đến Thai Kỳ?


Hầu hết phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ đều có thai bình thường với những đứa trẻ khỏe mạnh tuy nhiên chứng bệnh này ít nhiều ảnh hưởng đến quá trình sinh nở. Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra các vấn đề như:


- Giai đoạn 3 tháng đầu: Tác động lên quá trình phát triển của phôi thai gây nên sảy thai tự nhiên, thai lưu, và dị tật bẩm sinh ( cao gấp 2-4 lần so với nhóm không bị tiểu đường thai kỳ). Các dị tật thai nhi thường gặp: tổn thương hệ thần kinh, tim, các mạch máu lớn, hệ xương, thận, tiết niệu.

- Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ: Tăng tỉ lệ sinh non, tăng tỉ lệ tử vong chu sinh (chiếm 20-30%), đặc biệt sau đẻ do hạ glucose máu, hạ canxi máu. Thai chết lưu trong vòng 3-6 tuần cuối của thai kỳ. 

- Em bé của bạn phát triển lớn hơn bình thường - điều này có thể dẫn đến khó khăn trong quá trình sinh nở và làm tăng khả năng cần phải sinh mổ mà không thể sinh bằng đường âm đạo


Đối với mẹ, tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ các biến chứng như rối loạn chuyển hóa, nhiễm khuẩn, tổn thương thận, mắt, mach vành. Các biến chứng sản khoa như rối loạn tăng huyết áp khi có thai, tiền sản giật, đẻ khó, sang chấn trong đẻ, chảy máu sau đẻ, tăng tỷ lệ mổ lấy thai do thai to, tăng tỷ lệ nhiễm khuẩn


tiểu-đường-thai-kỳ.jpg


Tầm Soát Bệnh Tiểu Đường Thai Kỳ?


Đối với những mẹ bầu có yếu tố nguy có cao thì nên được làm xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ từ lần khám thai đầu tiên, nếu chưa được chẩn đoán tiểu đường trước đó cần được tầm soát tiếp tục từ tuần thứ 24- 28 của thai kỳ. Bạn nên thăm khám bác sĩ thường xuyên hơn theo lịch đã đề ra. Trong các lần thăm khám định kỳ như vậy, mẹ bầu sẽ được kiểm tra mức glucose và thực hiện các xét nghiệm khác nhau.


Những Thói Quen Sinh Hoạt Giúp Hạn Chế Diễn Tiến Của Tiểu Đường Thai Kỳ


Nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ, khả năng gặp vấn đề với thai kỳ của bạn có thể giảm bớt bằng cách kiểm soát lượng đường trong máu của bạn. Bạn sẽ được cung cấp một bộ dụng cụ kiểm tra lượng đường trong máu để có thể theo dõi hiệu quả của việc điều trị.


Lượng đường trong máu có thể được giảm xuống bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và thói quen tập thể dục của bạn. 


Ăn uống lành mạnh: chọn những thực phẩm giàu chất xơ và ít chất béo, calo. Ngoài ra, thai phụ cần tập trung ăn các loại hoa quả, rau xanh và ngũ cốc. Chú ý đến sự đa dạng của thức ăn để giúp đạt được mục tiêu của mình nhưng không ảnh hưởng đến hương vị và dinh dưỡng bữa ăn. Tránh các loại thực phẩm tinh chế, chứa nhiều đường, tinh bột và các chất gây hại.


Lưu ý trái cây là thực phẩm vô cùng thiết yếu hàng ngày cung cấp nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất, năng lượng cho cơ thể. Đặc biệt với bệnh nhân tiểu đường, các loại trái cây tốt, phù hợp sẽ giúp kiểm soát đường huyết cơ thể tốt, làm chậm tiến triển bệnh và ngăn ngừa biến chứng. Tuy nhiên phụ nữ tiểu đường thai kỳ cần lựa chọn những loại hoa quả phù hợp, tránh những loại hoa quả nhiều đường như sầu riêng, xoài, vải… để vừa cung cấp dinh dưỡng tốt vừa không khiến đường huyết tăng cao đột ngột hoặc kéo dài.


tiểu-đường-thai-kỳ-2.jpg


Luôn luôn vận động: Duy trì 30 phút vận động nhẹ nhàng mỗi ngày. Luyện tập thể dục không chỉ giúp giữ cho mức đường huyết ở trong giới hạn bình thường mà còn đem đến nhiều lợi ích khác, bao gồm việc kiểm soát cân nặng, tăng cường sức khỏe, giúp giấc ngủ, giảm đau lưng, táo bón và đầy hơi.    


Giảm cân trước khi mang thai: giảm cân trước khi mang thai giúp cho quá trình thai kỳ khỏe mạnh. Hãy tự động viên bản thân bằng những lợi ích lâu dài khi giảm cân, chẳng hạn như có trái tim khỏe mạnh, nhiều năng lượng hơn và tự tin vào bản thân.


Theo dõi chặt chẽ sức khỏe của bản thân. Thực hiện đúng yêu cầu của bác sĩ khi điều trị.


Ảnh Hưởng Lâu Dài Của Bệnh Tiểu Đường Thai Kỳ?


Bệnh tiểu đường thai kỳ thường sẽ biến mất sau khi sinh. Nhưng có những phụ nữ từng mắc bệnh này có nhiều khả năng bị tiểu đường thai kỳ một lần nữa trong những lần mang thai trong tương lai hoặc mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 - một loại bệnh tiểu đường suốt đời.


O pés do bebê são uma lembrança linda  para os pais.


Hãy tận hưởng thời gian làm mẹ của bạn nhưng đừng quên xét nghiệm máu để kiểm tra bệnh tiểu đường từ 6 đến 13 tuần sau khi sinh và sau đó mỗi năm một lần nếu kết quả bình thường. Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn xuất hiện các triệu chứng của lượng đường trong máu cao, chẳng hạn như tăng cảm giác khát nước, đi tiểu thường xuyên hơn bình thường và khô miệng - đừng đợi đến lần kiểm tra tiếp theo. 


Bạn nên làm các xét nghiệm ngay cả khi bạn cảm thấy khỏe, vì nhiều người bị bệnh tiểu đường không có bất kỳ triệu chứng nào.


Lập kế hoạch mang thai trong tương lai nếu bạn đã từng bị tiểu đường thai kỳ và dự định mang thai, hãy chắc chắn rằng bạn đã được kiểm tra bệnh tiểu đường. Bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra hướng điều trị và chăm sóc sức khỏe đúng cách.

About the author

Là người vui vẻ, sống đơn giản, dám theo đuổi đam mê, dám sống vì bản thân mình và dám thay đổi để trở nên hạnh phúc.

author

Dzung Phạm

Writer

Đăng ký để nhận tin tức mới nhất từ Her

Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội

Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882

Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn

Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

imgimg
close-icon

Quà Tặng Đặc Biệt Tháng Này!

Liệu pháp giác hơi da mặt mang đến sức khoẻ và độ đàn hồi cho làn da, trả lại vẻ tươi trẻ bạn mong muốn!