Âm nhạc và những lợi ích cho sức khỏe tinh thần

SỐNG KHỎE

Âm nhạc và những lợi ích cho sức khỏe tinh thần

authorBy Dao Chi Anh
Share on
Share on
Âm nhạc và những lợi ích cho sức khỏe tinh thần

Khái niệm âm nhạc có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ, cảm xúc và hành vi có lẽ không gây nhiều ngạc nhiên. Nếu đã từng cảm thấy phấn khích khi nghe bài hát rock có nhịp độ nhanh yêu thích hoặc xúc động đến rơi nước mắt trước bản tình ca dịu dàng, bạn sẽ dễ dàng hiểu được sức mạnh của âm nhạc trong việc tác động đến tâm trạng và thậm chí truyền cảm hứng cho hành động.


Tác động tâm lý của âm nhạc có thể rất mạnh mẽ và trên phạm vi rộng. Liệu pháp âm nhạc là một biện pháp can thiệp đôi khi được sử dụng để tăng cường sức khỏe cảm xúc, giúp bệnh nhân đối phó với căng thẳng và tăng cường sức khỏe tâm lý. Một số nghiên cứu thậm chí còn cho thấy rằng sở thích âm nhạc của bạn có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc về các khía cạnh khác nhau trong tính cách của bạn.


Âm nhạc Gắn Kết Tâm Hồn


Các nghiên cứu cho rằng một trong những chức năng quan trọng nhất của âm nhạc là tạo ra cảm giác gắn kết hay kết nối xã hội.


Các nhà khoa học nhận định con người hình thành sự phụ thuộc vào âm nhạc như một công cụ giao tiếp vì tổ tiên ban đầu của chúng ta có nguồn gốc từ các loài sống trên cây - những người sống trên cây gọi nhau qua tán cây.


Âm nhạc cho đến giờ vẫn là một cách giao tiếp mạnh mẽ để đoàn kết những con người lại:


•  Quốc ca kết nối đám đông tại các sự kiện thể thao


•  Bài hát khi diễu hành tạo không khí chung kích động quần chúng


•  Thánh ca xây dựng bản sắc cộng đồng trong nhà thờ


•  Nhạc lãng mạn giúp các cặp đôi gắn kết trong thời gian tìm hiểu


•  Những bài hát ru giúp cha mẹ hát cho con đã trở thành một phần của tuổi thơ không thể quên


Vậy âm nhạc tác động như thế nào với từng cá nhân riêng lẻ?


Những Ảnh Hưởng Của Âm Nhạc Lên Trí Não


Giúp tập trung hơn


Các tiến sĩ tại Trường đại học Johns Hopkins khuyên bạn nên nghe nhạc để kích thích não bộ. Các nhà khoa học giải thích rằng khi nghe nhạc, não bộ tăng tập trung hơn - họ có thể thấy các khu vực hoạt động sáng lên khi quét cộng hưởng từ.


Các nhà nghiên cứu bây giờ tìm ra rằng việc nghe nhạc tác động tới cảm hứng để học tích cực hơn. Trong một nghiên cứu năm 2019, mọi người đã có nhiều động lực hơn để học bài khi họ được phép nghe một bài hát và coi đó là phần thưởng cho công sức của mình.


Âm nhạc cải thiện trí nhớ


Âm nhạc có tác động tốt tới khả năng ghi nhớ của bạn.


Trong một nghiên cứu, những người tham gia được yêu cầu đọc và sau đó phải nhớ lại một danh sách gồm các từ. Kết quả là những người nghe nhạc cổ điển vượt trội hơn hẳn những người ghi nhớ trong im lặng hoặc với âm thanh trắng (tiếng nhiễu sóng).


Nghiên cứu tương tự đã theo dõi cách mọi người thực hiện các tác vụ xử lý đơn giản nhanh chóng - khớp số với hình dạng hình học - và kết quả thu lại được đúng với kết luận trên. Những bản nhạc của Mozart đã giúp mọi người hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn và chính xác hơn.


Tuy nhiên, việc nghe nhạc không thể đảo ngược các bệnh như mất trí nhớ của các bệnh nhân mắc Alzheimer hay các dạng sa sút trí tuệ. Âm nhạc có thể giúp làm chậm quá trình suy giảm nhận thức khi về già, giúp những người mắc chứng mất trí nhớ nhẹ hoặc trung bình nhớ được các giai đoạn trong cuộc sống của họ.


 “Bộ nhớ âm nhạc” là một trong những chức năng của não chống lại chứng mất trí. Đó là lý do tại sao một số người chăm sóc đặc biệt, y tá riêng đã thành công khi sử dụng âm nhạc để làm dịu bệnh nhân sa sút trí tuệ và xây dựng các kết nối đáng tin cậy với họ nhờ chức năng kết nối giữa con người của nó.


Âm nhạc giúp điều trị các bệnh tâm lý


Âm nhạc thực sự có thể thay đổi bộ não. Các chuyên gia về thần kinh đã phát hiện ra rằng nghe nhạc kích hoạt sự giải phóng một số chất hóa học thần kinh có vai trò vận hành các chức năng của não và sức khỏe tinh thần:


•  Dopamine, hóa chất cơ thể liên quan đến sự hài lòng, niềm vui và động lực


•  Kích thích hormone chống lại stress như cortisol


•  Serotonin và các kích thích tố khác liên quan đến miễn dịch


•  Oxytocin, hóa chất cơ thể thúc đẩy khả năng kết nối với người khác


Dù vậy, chúng ta vẫn cần có nhiều nghiên cứu hơn để hiểu chính xác cách âm nhạc có thể được sử dụng trong điều trị bệnh lý tinh thần, một số nghiên cứu cho thấy liệu pháp âm nhạc có thể cải thiện chất lượng cuộc sống và kết nối xã hội cho những người bị tâm thần phân liệt



Âm nhạc ảnh hưởng tới tâm trạng


Một số nhà nghiên cứu đã phỏng vấn các nhóm về lý do tại sao họ nghe nhạc. Những người tham gia dao động khác nhau về độ tuổi, giới tính và lý lịch, nhưng họ đều đưa ra những lý do tương tự nhau.


Một trong những mục đích dễ hiểu nhất khi nghe nhạc? Câu trả lời được tìm thấy là nó giúp con người điều chỉnh cảm xúc của mình. Nó có sức mạnh thay đổi tâm trạng và giúp mọi người hiểu được cảm xúc của mình.


Âm nhạc trấn an sự căng thẳng


Có rất nhiều bằng chứng cho thấy việc nghe nhạc có thể giúp bạn bình tĩnh trong những tình huống mà bạn cảm thấy áp lực. Ví dụ như những người trong trại cai nghiện sau khi gặp đột quỵ sẽ thấy thoải mái hơn một khi họ nghe nhạc trong một giờ đồng hồ.


Các nghiên cứu tương tự chỉ ra rằng âm nhạc hòa quyện trong âm thanh thiên nhiên giúp con người cảm thấy bớt lo âu, áp lực hơn. Ngay cả những người phải đối mặt với bệnh hiểm nghèo cũng cảm thấy bình tâm lại bằng liệu pháp âm nhạc.


Bên cạnh đó, một nghiên cứu gần đây đã thống kê một số chỉ số về căng thẳng (không chỉ riêng cortisol) đã kết luận rằng việc nghe nhạc trước một sự kiện căng thẳng không làm giảm sự lo lắng, mà nghe nhạc thư giãn sau một sự kiện căng thẳng có thể giúp hệ thống thần kinh của bạn phục hồi nhanh hơn.


Âm nhạc có thể giúp bạn ngủ ngon hơn


Mất ngủ là một vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi. Trong khi có nhiều cách tiếp cận để điều trị vấn đề này, nghiên cứu đã chứng minh rằng nghe nhạc cổ điển thư giãn có thể là một phương pháp khắc phục an toàn, hiệu quả và giá cả phải chăng.


Trong một nghiên cứu đối với các sinh viên đại học, những người tham gia sẽ lựa chọn nghe nhạc cổ điển, sách nói hoặc không nghe gì cả trước khi đi ngủ trong ba tuần. Các nhà nghiên cứu đã đánh giá chất lượng giấc ngủ cả trước và sau khi can thiệp.


Nghiên cứu cho thấy những người tham gia nghe nhạc có chất lượng giấc ngủ tốt hơn đáng kể so với những người đã nghe sách nói hoặc không được can thiệp.


Âm nhạc làm giảm các triệu chứng của trầm cảm


Một đánh giá nghiên cứu năm 2017 đã kết luận rằng nghe nhạc, đặc biệt là nhạc cổ điển kết hợp với nhạc jazz, có tác động tích cực đến các triệu chứng trầm cảm, đặc biệt là các nhà trị liệu âm nhạc xác nhận tính hiệu quả trong các phiên thực hiện.


Nếu không thích nhạc jazz hay cổ điển, chúng ta có thể chuyển sang trị liệu bằng các bộ gõ. Đánh giá nghiên cứu tương tự cho thấy đánh trống theo vòng tròn nhóm cũng mang lại một số lợi ích cho những người đối mặt với trầm cảm.


Âm nhạc trị liệu


Theo Hiệp hội Âm nhạc Trị liệu Mỹ, các phương pháp điều trị sử dụng âm nhạc ở các nơi như trong bệnh viện, phòng chờ, trại cai nghiện, trường lớp mầm non, trường học, … đều để giúp đáp ứng những nhu cầu về y tế, thể chất, trạng thái cảm xúc và nhận thức của con người với những mục đích tốt.


Âm nhạc có thể cải thiện độ bền và hiệu suất


Một lợi ích tâm lý quan trọng khác của âm nhạc nằm ở khả năng thúc đẩy hiệu suất của nó. Trong khi mọi người có tần suất bước ưa thích khi đi bộ và chạy, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng việc bổ sung nhịp điệu mạnh mẽ, chẳng hạn như bản nhạc nhịp độ nhanh có thể truyền cảm hứng cho mọi người bắt tăng tốc.


Người chạy bộ không chỉ có thể chạy nhanh hơn khi nghe nhạc; họ cũng cảm thấy có động lực hơn để gắn bó với nó và thể hiện sức bền cao hơn. Nhịp độ lý tưởng cho âm nhạc tập luyện là khoảng từ 125 đến 140 nhịp mỗi phút.


Trong khi nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc đồng bộ hóa các chuyển động của cơ thể với âm nhạc có thể dẫn đến hiệu suất tốt hơn và tăng sức chịu đựng, tác động có xu hướng rõ rệt nhất trong các trường hợp tập thể dục cường độ thấp đến trung bình. Nói cách khác, một người bình thường có nhiều khả năng đạt được phần thưởng của việc nghe nhạc hơn một vận động viên chuyên nghiệp.


Vậy tại sao âm nhạc lại thúc đẩy hiệu suất tập luyện? Nghe nhạc trong khi tập thể dục làm giảm nhận thức của một người về sự gắng sức. Sự chú ý của bạn bị chuyển hướng bởi âm nhạc, bạn ít có khả năng nhận thấy các dấu hiệu rõ ràng của việc gắng sức như tăng hô hấp, đổ mồ hôi và đau nhức cơ.

About the author

Đào Chi Anh là Founder của HER, ngoài việc kinh doanh, cô còn là một HLV Fitness, Pilates và Dinh Dưỡng cá nhân. Cô đã được nhận chứng chỉ quốc tế về Tư vấn Dinh dưỡng, Tư vấn Thể hình và Pilates từ những chương trình đào tạo uy tín tại Mỹ và Canada. Cô cũng đã tốt nghiệp bằng Diploma (Cao Đẳng) về Sức khỏe Dinh Dưỡng của Anh Quốc và là một HLV Fitness cá nhân được cấp chứng chỉ bởi ISSA (Hoa Kỳ).


Hãy theo dõi Chi Anh trên mạng xã hội tại:

IG: @daochianh,

LinkedIn: @chianhdao,

FB: @daochianh

author

Dao Chi Anh

Founder

Đăng ký để nhận tin tức mới nhất từ Her

Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội

Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882

Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn

Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

imgimg
close-icon

Quà Tặng Đặc Biệt Tháng Này!

Liệu pháp giác hơi da mặt mang đến sức khoẻ và độ đàn hồi cho làn da, trả lại vẻ tươi trẻ bạn mong muốn!