Tập thể dục không làm tăng nguy cơ sinh non. Đối với một số phụ nữ, nó thậm chí có thể làm giảm nguy cơ.
Một nghiên cứu về tác động của tập thể dục đối với việc mang thai ở 2.059 phụ nữ có cân nặng khỏe mạnh đã cho phép phụ nữ tham gia các bài tập aerobic ngẫu nhiên có độ dài từ 35 đến 90 phút, 3 - 4 lần/ tuần trong suốt thời gian họ mang thai. Kết quả:
- Sinh non không liên quan đến tập thể dục
- Tập thể dục khi mang thai không ảnh hưởng đến tuổi thai khi sinh
- Tập thể dục khi mang thai có liên quan đến tỷ lệ sinh thường cao hơn
Một nghiên cứu khác được thực hiện với 1.502 phụ nữ mang thai thừa cân/béo phì cũng có kết quả tương tự. Những phụ nữ này tham gia tập thể dục nhịp điệu ngẫu nhiên từ 30 đến 60 phút, 3 - 7 lần/ tuần trong suốt thời gian họ mang thai. Các nhà nghiên cứu cũng tìm ra kết luận:
- Tập thể dục có liên quan đến việc giảm nguy cơ sinh non
- Tập thể dục ở phụ nữ mang thai thừa cân khiến tỷ lệ sinh thường cao hơn
Bác sĩ Marcela Smid từ Khoa Sản và Phụ khoa của Đại học Utah Health, Mỹ giải thích: “Tập thể dục có lợi ích lâu dài ở phụ nữ mang thai giống như ở phụ nữ không mang thai”.
Tập thể dục giúp duy trì sức bền của tim mạch, sức mạnh cơ bắp, sự linh hoạt và sức khỏe tổng thể.
Duy trì thói quen tập thể dục trong thời kỳ mang thai sẽ giúp cơ thể mẹ bầu mau phục hồi sau sinh, dễ dàng lấy lại vóc dáng trước sinh.
Tập thể dục cũng có một vai trò trong sức khỏe tâm lý của phụ nữ mang thai.
Smid nói: “Tập thể dục thường xuyên khi mang thai có thể giúp cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng, cải thiện hình ảnh bản thân, tăng cảm giác kiểm soát, giảm căng thẳng và thậm chí giảm tỷ lệ trầm cảm sau sinh”.
Các lợi ích khác của việc tập thể dục khi mang thai bao gồm:
- 34% giảm đau lưng trong suốt thai kỳ
- Giảm nguy cơ có thể xảy ra các biến chứng thai kỳ như tiểu đường thai kỳ và tiền sản giật
Tóm lại, tập thể dục khi mang thai là tốt. Nếu bạn không tập thể dục - hãy bắt đầu! Nếu bạn đang làm hãy cố gắng duy trì nhé!
* Lưu ý, khó chịu và mệt mỏi khi tập thể dục là bình thường. Nếu cảm giác khó chịu biến mất sau khi bạn ngừng hoạt động thể chất, đó có thể chỉ là cảm giác khó chịu tạm thời. Nếu thấy mệt, đau thường xuyên hay bị chảy máu âm đạo, đau/ bỏng rát dữ dội… hãy ngừng tập luyện và nói chuyện ngay với bác sĩ.
Người có tiền sử sinh non, tử cung có vấn đề, thai kỳ không bình thường, xảy ra tình trạng dọa sảy thai hay có vấn đề về sức khỏe, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập luyện.
Làm cho việc tập thể dục trở nên thú vị là một cách tuyệt vời để tiếp tục gắn bó và hào hứng với việc tập luyện, hãy thử cùng Her Academy nhé!
------------------------------------------------------
Bạn đang lập kế hoạch mang thai và muốn chuẩn bị kiến thức và thiết lập thói quen tập luyện để có thể duy trì khi mang thai?
Bạn đang mang thai và mong muốn được chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho cả mình và em bé, nhưng không muốn bị tăng cân quá mức để hồi phục và về vóc dáng cũ nhanh chóng sau sinh?
Bạn muốn tận hưởng một thai kỳ lành mạnh và hạnh phúc, giảm thiểu các triệu chứng khó chịu cả về thể chất và tinh thần?
Bạn là người thân và muốn chăm sóc, chia sẻ kiến thức với người mẹ tương lai để đồng hành trong khoảng thời gian kỳ diệu này?
Bạn là bác sĩ phụ sản muốn cập nhật kiến thức về dinh dưỡng, tập luyện lành mạnh trong thai kỳ để tư vấn các thai phụ, bệnh nhân của mình tốt hơn và đầy đủ hơn?
Hãy đăng ký ngay chương trình tập luyện mới nhất của Her Academy: FIT & STRONG PREGNANCY cùng HLV Đào Chi Anh - là một HLV Fitness Cá Nhân có chứng chỉ quốc tế hàng đầu thế giới ISSA (Hoa Kỳ) và đã tốt nghiệp bằng Diploma về Sức khỏe Dinh Dưỡng của Royal Institute of Public Health (Vương Quốc Anh).
Link chương trình tập luyện tại đây!
About the author
Dao Chi Anh