Điều gì xảy ra trong một ca sinh mổ?

MẸ & BÉ

Điều gì xảy ra trong một ca sinh mổ?

authorBy S. Reen
Share on
Share on
Điều gì xảy ra trong một ca sinh mổ?

Sinh mổ có thể được chỉ định trước nếu bạn đã từng sinh mổ hoặc gặp phải các biến chứng thai kỳ nhất định. Nhưng trong quá trình bạn sinh thường, nếu có dấu hiệu bất thường, quyết định sinh mổ được chỉ định ngay lập tức, mọi thứ nhanh chóng và cấp bách có thể khiến bạn choáng ngợp và hoảng sợ. Hiểu được trước, trong và sau ca sinh mổ có thể giúp bạn chuẩn bị tinh thần tốt hơn.


Với ca sinh mổ được chỉ định trong thai kỳ, bạn sẽ được bác sĩ thăm khám và hướng dẫn cụ thể. Nhưng sinh mổ cấp cứu thường được chỉ định khi trong giai đoạn chuyển dạ xuất hiện biến chứng bất ngờ như bị suy thai, rau bong non... Lúc này cần phải được mổ càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và em bé.


Hãy yên tâm, vì với sự phát triển của y học hiện đại, việc sinh mổ hiện nay không còn gì khó khăn. Các bác sĩ, nhân viên y tế sẽ làm mọi cách để giữ cho bạn và con bạn được an toàn nhất có thể. 


Trong hầu hết các trường hợp, bạn đời hoặc người chăm sóc có thể ở bên cạnh bạn trong ca sinh mổ.


Chuyện Gì Sẽ Xảy Ra?


Sinh mổ là hình thức phẫu thuật để đưa em bé ra ngoài qua một đường rạch nhỏ ở bụng mẹ thay vì đường âm đạo.


Ngay sau kí đồng ý mổ, các nhân viên y tế sẽ hoàn thành công tác chuẩn bị và đưa bạn tới phòng phẫu thuật - một căn phòng vô trùng, nhiều kim loại và ánh sáng. Nếu bạn may mắn chưa từng tới phòng phẫu thuật bao giờ, sẽ có chút cảm giác lạnh lẽo và e sợ. Nhưng đừng lo, các nhân viên y tế sẽ luôn tận tâm chăm sóc bạn và em bé từng chút một.


Bạn sẽ nằm trên bàn mổ và vùng bụng của bạn sẽ được vệ sinh sạch sẽ và vô trùng. Bạn cũng sẽ được đặt các thiết bị theo dõi huyết áp, đo nồng độ oxy, truyền chất lỏng và thuốc qua đường truyền tĩnh mạch. Bác sĩ sẽ đặt ống thông tiểu để nước tiểu chảy vào túi chứa trong quá trình mổ nhằm đảm bảo vệ sinh.


Gây Tê Vùng Và Gây Mê Toàn Thân


Trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ được gây tê vùng - thường là gây tê tủy sống hoặc ngoài màng cứng - vì vậy bạn sẽ tỉnh táo trong suốt quá trình phẫu thuật nhưng sẽ không cảm thấy đau. Trong một số tình huống hiếm gặp hoặc trường hợp khẩn cấp, có thể phải gây mê toàn thân, tác dụng của thuốc mê do bác sĩ gây mê điều chỉnh tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.


cac-phuong-phap-giam-dau-khi-sinh-2.jpg


Ca Mổ Diễn Ra Như Thế Nào?


Trước khi phẫu thuật, một tấm màn vô trùng sẽ chắn giữa phần thân trên và phần dưới để bạn không thể nhìn được mọi thứ bên dưới, giúp tâm lý ổn định hơn. Sau khi bác sĩ phẫu thuật kiểm tra xem thuốc tê (hoặc thuốc mê) đã phát huy tác dụng hay chưa, ca sinh mổ của bạn sẽ bắt đầu.


Đầu tiên, bác sĩ sẽ rạch một đường trên thành bụng dưới của bạn, theo chiều ngang. Nếu mẹ có chảy máu nhiều hoặc bé trong tình trạng nguy hiểm, bác sĩ sẽ rạch từ trên xuống dưới. Bác sĩ phẫu thuật sẽ đưa em bé ra thông qua vết rạch tử cung. Sau đó, em bé được làm sạch mũi và miệng, rồi kẹp dây rốn. Nếu bạn tỉnh táo, bạn sẽ được nhìn em bé và bé được đặt da kề da với mẹ. Sau đó, bác sĩ sẽ lấy nhau thai ra, làm sạch tử cung và khâu lần lượt các vết cắt.


Bạn Sẽ Thực Sự Không Cảm Thấy Gì?


Việc gây mê sẽ đảm bảo bạn không cảm nhận được cơn đau khi phẫu thuật. Bạn sẽ thấy mất cảm giác ở vùng ngực đến ngón chân, bao gồm vùng bụng và nơi bị rạch. Tuy nhiên, vẫn có thể có những cảm giác khác. Một số người cảm thấy căng, áp lực đè lên hoặc rùng mình... khi bác sĩ ấn vào tử cung và kéo em bé ra.


Trong lúc phẫu thuật, nếu bạn tỉnh táo, bác sĩ sẽ nói cho bạn biết họ đang làm gì. Đừng ngại làm phiền, bạn có thể hỏi nếu có thắc mắc. Hãy thông báo cho bác sĩ về cảm giác của bạn để họ có thể đảm bảo bạn vẫn cảm thấy thoải mái nhất có thể.


Nếu bạn cảm thấy sợ hãi, đừng quên thử sử dụng kỹ thuật thở hoặc thực hành thư giãn để vượt qua cảm giác đó.


Một ca sinh mổ thường chỉ mất khoảng 30 phút nếu không có biến chứng xảy ra. Sau khi sinh, mẹ sẽ được theo dõi sức khỏe tại phòng hậu phẫu nhằm phát hiện kịp thời các nguy cơ hay biến chứng sau phẫu thuật.


Điều Gì Xảy Ra Với Em Bé Của Bạn?


Cũng giống như sinh thường, trừ khi có vấn đề đặc biệt, bạn sẽ có thể gặp con mình ngay lập tức. Sau khi cắt dây rốn và lau khô nhẹ nhàng cho bé, em bé sẽ được đặt lên ngực bạn để da kề da..


Con sẽ được đưa tới phòng để bác sĩ khám tổng quát. Khi thấy bé hoàn toàn khỏe mạnh, bác sĩ sẽ trao bé cho chồng bạn hoặc người chăm sóc.


dieu-gi-xay-ra-trong-mot-ca-sinh-mo-1.jpg


Sau Ca Mổ Thì Sao?


Sau khi sinh dưới bất kỳ hình thức nào, bạn sẽ ở trong trạng thái “hỗn độn”, vừa xúc động hay phấn chấn vì sự ra đời của em bé, vừa đau đớn hoặc kiệt sức. Sau ca mổ, bạn sẽ được đưa về phòng hậu phẫu để các nhân viên y tế theo dõi và chăm sóc trong khoảng 5 – 10 giờ. Bạn sẽ được uống thuốc giảm đau để giúp cảm thấy dễ chịu khi thuốc tê hết tác dụng.


Sau đó, bạn sẽ được đưa về phòng nghỉ, nhân viên y tế sẽ khuyến khích bạn uống nhiều nước rút ống thông tiểu để bạn có thể đi tiểu bình thường. Sau ca mổ khoảng 24 giờ, dù vẫn còn đau và mệt nhưng bạn nên đi bộ, vận động nhẹ nhàng để lấy lại cảm giác, tăng cường sự hoạt động của ruột, dạ dày và ngăn ngừa nguy cơ hình thành cục máu đông.


Mẹ cũng nên cho bé bú sữa sớm để kích thích dạ con co bóp, giúp tống sản dịch ra ngoài.


Sinh mổ là một cuộc phẫu thuật lớn nên thời gian hồi phục sẽ lâu hơn so với sinh thường, bạn sẽ phải ở lại viện từ 3 – 4 ngày để bác sĩ theo dõi và chăm sóc vết mổ sau sinh.


Khi Nào Bạn Có Thể Ăn?


Sau ca mổ đẻ, chức năng hoạt động của ruột và dạ dày sẽ giảm. Trong 6 giờ sau khi phẫu thuật bạn không được ăn gì, cho đến khi ruột đã dần dần khôi phục chức năng, trung tiện được thì mới nên ăn cháo loãng trước. Các ngày sau bạn có thể ăn uống bình thường, tuy nhiên, nên ăn đồ dễ tiêu hóa, không nên ăn quá nhiều và hạn chế những loại thực phẩm có nhiều dầu mỡ. Nên uống nhiều nước lọc và bổ sung các loại trái cây để tránh nguy cơ bị táo bón.


dieu-gi-xay-ra-trong-mot-ca-sinh-mo-2.jpg


Những Tuần Đầu Tiên Sau sinh


- Trong vài tuần đầu hồi phục, điều quan trọng là phải nghỉ ngơi nhiều nhất có thể, tránh hoạt động nặng và tránh nâng bất cứ vật gì nặng hơn em bé của bạn. 

- Tiếp tục đi lại và vận động nhẹ nhàng mỗi ngày, theo thời gian, bạn sẽ có thể tăng khả năng vận động.

- Sử dụng thuốc giảm đau: Để làm dịu cơn đau do vết mổ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về các phương pháp giảm đau an toàn tại nhà.

- Cố gắng thư giãn, ngủ đủ và giữ tinh thần thật thoải mái, tránh xúc động mạnh. Bởi căng thẳng quá mức sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, gây thiếu sữa cho bé và thậm chí dễ dẫn đến trầm cảm sau sinh.

- Tránh quan hệ tình dục: Để ngăn ngừa nhiễm trùng hay gây tổn thương vết mổ, bạn nên tránh quan hệ tình dục trong 6 tuần sau ca mổ. Tìm hiểu về quan hệ tình dục sau sinh tại đây.

- Đừng ngại vết mổ, sau 3-4 ngày là bạn đã có thể tắm gội, điều quan trọng là tắm nhanh và giữ ấm cơ thể. Nếu chưa thể tắm ngay bạn có thể lau mình sạch sẽ bởi cơ thể không sạch sẽ là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, gây bệnh cho mẹ và cả em bé. 

- Theo dõi vết mổ của bạn thường xuyên, nếu có các triệu chứng như vết mổ sưng, rỉ máu, đau nặng hơn và bị sốt bạn nên tới ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được can thiệp kịp thời.


Cơn đau từ vết mổ cộng thêm thay đổi cuộc sống khi có em bé sẽ khiến bạn cảm thấy khó khăn và bỡ ngỡ lúc ban đầu. Nếu có thể, hãy chia sẻ những mệt mỏi và khó khăn với người thân bên cạnh, bạn sẽ được giải tỏa và hỗ trợ kịp thời.


Nếu được nghỉ ngơi hợp lý, mẹ có thể hồi phục hoàn toàn sức khỏe chỉ sau 6 tuần tùy vào tình trạng sức khỏe mỗi người.


Bài viết này là trải nghiệm sinh mổ thực tế cùng những kiến thức từ các bác sĩ sản khoa nhằm giúp bạn chuẩn bị tinh thần cho mọi thứ có thể xảy ra. Nhưng đừng lo lắng, hãy tận hưởng thai kỳ của bạn!


------------------------------------------------------


Bạn đang lập kế hoạch mang thai và muốn chuẩn bị kiến thức và thiết lập thói quen tập luyện để có thể duy trì khi mang thai?


Bạn đang mang thai và mong muốn được chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho cả mình và em bé, nhưng không muốn bị tăng cân quá mức để hồi phục và về vóc dáng cũ nhanh chóng sau sinh?


Bạn muốn tận hưởng một thai kỳ lành mạnh và hạnh phúc, giảm thiểu các triệu chứng khó chịu cả về thể chất và tinh thần?


Bạn là người thân và muốn chăm sóc, chia sẻ kiến thức với người mẹ tương lai để đồng hành trong khoảng thời gian kỳ diệu này?


Bạn là bác sĩ phụ sản muốn cập nhật kiến thức về dinh dưỡng, tập luyện lành mạnh trong thai kỳ để tư vấn các thai phụ, bệnh nhân của mình tốt hơn và đầy đủ hơn?


Hãy đăng ký ngay chương trình tập luyện mới nhất của Her Academy: FIT & STRONG PREGNANCY cùng HLV Đào Chi Anh - là một HLV Fitness Cá Nhân có chứng chỉ quốc tế hàng đầu thế giới ISSA (Hoa Kỳ) và đã tốt nghiệp bằng Diploma về Sức khỏe Dinh Dưỡng của Royal Institute of Public Health (Vương Quốc Anh).


Link chương trình tập luyện tại đây!


FIT & STRONG PREGNANCY-Dao-Chi-Anh.jpg

About the author

Một cô gái yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp

author

S. Reen

Đăng ký để nhận tin tức mới nhất từ Her

Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội

Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882

Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn

Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

imgimg
close-icon

Quà Tặng Đặc Biệt Tháng Này!

Liệu pháp giác hơi da mặt mang đến sức khoẻ và độ đàn hồi cho làn da, trả lại vẻ tươi trẻ bạn mong muốn!