Các phương pháp giảm đau khi sinh con

MẸ & BÉ

Các phương pháp giảm đau khi sinh con

authorBy S. Reen
Share on
Share on
Các phương pháp giảm đau khi sinh con

Có nhiều phương pháp giảm đau khi sinh, đi cùng với chúng là những ưu/nhược điểm. Hãy tìm hiểu qua bài viết sau để lựa chọn cho mình phương pháp phù hợp, an toàn nhất.


Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Đau Khi Sinh 


Đau trong lúc chuyển dạ sanh khác nhau ở mỗi người, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như:


- Sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn

- Khả năng chịu đau của bản thân

- Kích thước khung chậu

- Kích thước của em bé

- Vị trí của em bé


Các Phương Pháp Làm Giảm Đau Khi Sinh


Giảm đau khi sinh trong sản khoa được chia ra 2 nhóm phương pháp: Phương pháp không dùng thuốc và phương pháp dùng thuốc.


Phương pháp giảm đau không dùng thuốc


Lợi ích lớn nhất là không gặp phải tác dụng phụ của thuốc, mặc dù đây chỉ là tỷ lệ nhỏ, hầu hết chúng có thể dùng thuốc giảm đau một cách an toàn trong quá trình chuyển dạ.


Nhược điểm của của việc không can thiệp bằng thuốc là bạn không biết chắc quá trình này sẽ đau đớn như thế nào (đặc biệt đối với những người lần đầu làm mẹ). Trong một số trường hợp, cơn đau có thể tồi tệ hơn bạn nghĩ.


Để giảm đau, bạn có thể nhờ các y tá hộ sinh và người thân hỗ trợ các cách sau:


- Thay đổi tư thế: đi lại, di chuyển nhẹ nhàng, nếu bị hạn chế trên giường sinh bạn nên cử động tay, chân, thay đổi tư thế nằm...

- Massage

- Tắm hoặc chườm nước ấm.

- Sử dụng bóng hơi


cac-phuong-phap-giam-dau-khi-sinh-1.jpg


Hãy để tâm trí của bạn được thư giãn, thoải mái. Khi bạn sợ đau, bạn căng thẳng, điều đó càng làm cho cơn đau tồi tệ hơn. Nếu có thể cảm thấy thư giãn hơn bạn sẽ tự chủ hơn và bớt sợ hãi về những gì sẽ xảy ra.


Học cách thư giãn, giữ bình tĩnh và hít thở sâu. Để thư giãn, điều quan trọng là phải chú ý đến hơi thở của bạn. Thông thường, hơi thở của bạn phản ánh với cảm giác mà bạn cảm nhận. Nó có thể tăng nhẹ khi các cơn co thắt xảy đến. Nếu điều đó xảy ra, bạn cần tập trung và ổn định nhịp thở.


Đặc biệt, nếu có sự chia sẻ từ bạn đời, người thân có thể giúp bạn giảm căng thẳng, lo lắng và an tâm hơn.


Các phương pháp giảm đau dùng thuốc 


- Gây tê ngoài màng cứng (NMC). Hiện nay, phương pháp gây tê NMC là kỹ thuật giảm đau hiệu quả nhất và phù hợp nhất cho bà mẹ và bé đối với cả trường hợp sinh thường hay sinh mổ.


Thuốc tê sử dụng trong tê NMC để giảm đau thường dùng với nồng độ rất thấp, chỉ đủ để ức chế cảm giác đau mà không làm ảnh hưởng đến vận động. Vậy, việc rặn sinh sẽ diễn ra gần như bình thường.


Tác dụng phụ của thuốc tê rất thấp, có thể gặp như buồn nôn, hạ huyết áp, đau lưng và khoảng 1% bị nhức đầu trong vòng 1-7 ngày sau tiêm. Những cơn đau này có thể điều trị bằng thuốc giảm đau thông thường. Nhiều phụ nữ cho rằng đau lưng sau sinh là do gây tê ngoài màng cứng tuy nhiên không một nghiên cứu nào chỉ ra rằng đau lưng sau sinh là do gây tê NMC. Trên thực tế, 50% sản phụ không dùng phương pháp giảm đau khi đi sinh vẫn gặp đau lưng sau sinh. Đau lưng sau sinh có thể do những nguyên nhân sau: sự biến đổi hình dạng cột sống khi mang thai, giãn dây chằng vùng cột sống lưng...


Thuốc tê sử dụng để gây tê NMC chỉ ngăn chặn dẫn truyền thần kinh (cảm giác đau) ở mẹ và không gây nguy hiểm gì cho bé.


cac-phuong-phap-giam-dau-khi-sinh-2.jpg


- Gây tê tuỷ sống: Gây tê tủy sống là thủ thuật đưa thuốc tê vào khoang dưới nhện qua một cây kim rất mảnh. Tác dụng sau vài phút và kéo dài 60-120 phút, thường áp dụng cho giảm đau sinh mổ. Một số tác dụng phụ là tụt huyết áp, buồn nôn, nhiễm trùng, đau lưng..


- Giảm đau toàn thân đường tĩnh mạch


Nhóm thuốc giảm đau trung ương, còn gọi là nhóm thuốc phiện, được tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạch, bao gồm pethidine, morphine...


Có thể ảnh hưởng gây buồn nôn ở mẹ, ức chế hô hấp ở bé, ít được khuyên dùng.


- Khí entonox hay khí nitơ oxit


Đây là loại khí không mùi.. Oxit nitơ có thể được sử dụng liên tục hoặc khi cần thiết trong quá trình chuyển dạ. Nitơ oxit không hoàn toàn làm ngừng cả cơn đau, nhưng làm giảm mức độ của các cơn co thắt. 


Những vấn đề có thể xảy ra khi sử dụng nitơ oxit bao gồm: buồn nôn, chóng mặt, buồn ngủ...


Các phương pháp này được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa, được đào tạo và huấn luyện đầy đủ về gây mê hồi sức, có chỉ định và chống chỉ định rõ ràng. Bạn cần trao đổi cụ thể với bác sĩ, các phương pháp có phù hợp hay không còn dựa vào sức khỏe của bạn.


Hãy cẩn trọng với các phương pháp sinh đẻ "thuận tự nhiên" vẫn được các bà mẹ truyền tai nhau. Việc sinh đẻ có nhiều nguy cơ, biến chứng có thể xảy ra, vì thế bạn cần phải các bác sĩ có chuyên môn theo dõi để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.


Đừng quên tập thể dục trong suốt thai kỳ giúp tăng cường cơ thể và có thể tăng khả năng chịu đau của bạn. Các lớp học tiền sản cũng có thể cung cấp cho bạn các mẹo để chuẩn bị tốt hơn cho ngày dự sinh. (Tham khảo khóa học chuẩn bị cho một thai kỳ khỏe mạnh bao gồm dinh dưỡng và các bài tập phù hợp với 3 giai đoạn của thai kỳ tại đây)


Quan trọng nhất là giữ tinh thần luôn được thoải mái và hãy tin tưởng vào bác sĩ của bạn nhé!

About the author

Một cô gái yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp

author

S. Reen

Đăng ký để nhận tin tức mới nhất từ Her

Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội

Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882

Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn

Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

imgimg
close-icon

Quà Tặng Đặc Biệt Tháng Này!

Liệu pháp giác hơi da mặt mang đến sức khoẻ và độ đàn hồi cho làn da, trả lại vẻ tươi trẻ bạn mong muốn!