Tiêu chảy khi mang thai

MẸ & BÉ

Tiêu chảy khi mang thai

authorBy S. Reen
Share on
Share on
Tiêu chảy khi mang thai

Tiêu chảy vốn không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Tuy nhiên tiêu chảy kéo dài có thể dẫn đến mất nước và suy dinh dưỡng. Trong thời kỳ mang thai, điều này có thể gây hại cho cả mẹ và bé. 


Nguyên Nhân Gây Tiêu Chảy Khi Mang Thai


Tiêu chảy được định nghĩa là tình trạng đi tiêu phân lỏng từ 3 lần trở lên trong một ngày. Tình trạng phụ nữ mang thai bị tiêu chảy khá phổ biến, do nhiều nguyên nhân gây ra:


Thay đổi nội tiết tố


Khi mang thai bạn sẽ gặp phải những thay đổi trong nội tiết tố. Những chất này có thể ảnh hưởng đến dạ dày và đường tiêu hóa của bạn, dẫn đến buồn nôn và nôn, táo bón hoặc tiêu chảy.


Chế độ dinh dưỡng bị thay đổi


Mang thai có thể truyền cảm hứng cho bạn ăn uống lành mạnh hơn hoặc thai nghén khiến bạn thèm nhiều món ăn mà trước đây bạn không nghĩ đến. Đôi khi sự thay đổi đột ngột sang các loại thực phẩm giàu chất xơ, bổ dưỡng hơn cũng có thể dẫn đến thay đổi nhu động ruột, dạ dày chưa kịp thích ứng với chế độ ăn mới, gây khó chịu và dẫn đến tiêu chảy. 


Cơ thể nhạy cảm với nhiều loại thực phẩm


Nhạy cảm với thức ăn có thể là một trong những thay đổi mà bạn gặp phải khi mang thai. Những thực phẩm không bao giờ làm bạn “ngán” trước khi mang thai giờ đây có thể khiến bạn bị đầy hơi, đau bụng và tiêu chảy. Hoặc không dung nạp được lactose có thể bị tiêu chảy khi uống sữa.


tieu-chay-khi-mang-thai-1.jpg


Phản ứng phụ khi uống vitamin


Một số loại vitamin dễ gây táo bón và một số có thể dẫn đến phân lỏng hơn. Nếu bạn nghĩ rằng bạn đang bị tiêu chảy vì vitamin, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn và yêu cầu đề xuất cho một nhãn hiệu khác.


Tiêu chảy cũng có thể phát triển từ một số vấn đề không liên quan đến thai kỳ, chẳng hạn như:


- Ngộ độc thực phẩm

- Các vấn đề sức khỏe như rối loạn ruột do hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn, bệnh celiac hoặc cường giáp

- Tiêu chảy do nhiễm trùng. Một số vi sinh vật có thể gây tiêu chảy do người bệnh tiếp xúc với nguồn nước hoặc thực phẩm bị ô nhiễm như: vi khuẩn (Escherichia coli hoặc Listeriosis), virus,

ký sinh trùng (Giardia lamblia và Cryptosporidium).

- Dùng thuốc như kháng sinh


Tiêu Chảy Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm?


Tùy vào mức độ và tình trạng sức khỏe mà tiêu chảy sẽ ảnh hưởng khác nhau đối với từng trường hợp.


Thông thường, tiêu chảy sẽ kéo dài khoảng vài ngày với những triệu chứng như đau bụng, đau vùng quanh rốn, cơn đau có thể nhẹ hoặc dữ dội, tuy nhiên sẽ giảm dần sau vài ngày rồi kết thúc. Mặc dù vậy, cũng không nên chủ quan bởi phụ nữ mang thai có sức đề kháng kém hơn nên có thể bị ảnh hưởng nhiều hơn so với người bình thường. Ngoài tác hại lên cơ thể mẹ, thai nhi trong bụng cũng chịu ảnh hưởng không tốt, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây sảy thai hoặc tăng nguy cơ dị tật thai nhi…


tieu-chay-khi-mang-thai-2.jpg


Điều Trị Tiêu Chảy Khi Mang Thai


Phần lớn các trường hợp tiêu chảy khi mang thai đều tự khỏi nên mẹ bầu cũng không cần quá lo lắng. Nếu bạn bị tiêu chảy nhẹ mà không có bất kỳ triệu chứng nào khác (sốt, đau, chuột rút), bạn có thể đợi một vài ngày để xem xét tình trạng của bản thân. Tiêu chảy do vấn đề về thức ăn thường sẽ tự khỏi.


Hãy kiểm tra loại thuốc đang uống


 Nếu thuốc bổ sung vitamin, thực phẩm chức năng bạn đang dùng gây tiêu chảy, cơ thể bạn có thể điều chỉnh được và cơn tiêu chảy có thể ngừng lại. Nếu không, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về vấn đề này.


Kiểm tra lại chế độ ăn uống


Hãy kiểm tra lại xem những thực phẩm nào gây tiêu chảy, cần nên tránh và không sử dụng nữa. 


Ăn thức ăn dễ tiêu và không gây kích thích dạ dày và đường tiêu hóa cho đến khi hết tiêu chảy. Tránh xa thức ăn chiên, cay và nhiều chất béo.


Giữ cho cơ thể không bị mất nước


Việc quan trọng nhất khi bị tiêu chảy là phải bổ sung đủ nước bởi tình trạng mất nước khi bị tiêu chảy có thể xảy ra rất nhanh và nghiêm trọng, đặc biệt là với phụ nữ mang thai. Bạn có thể uống nước lọc, nước luộc gà/rau củ, nước trái cây, oresol… để bù lại lượng nước, một số chất điện giải, vitamin và khoáng chất đã bị mất trong quá trình bị tiêu chảy.


Tránh sữa, đồ uống có đường, cà phê, trà và nước tăng lực, vì chúng có thể làm cho tình trạng tiêu chảy nặng hơn.


tieu-chay-khi-mang-thai-3.jpg


Nghỉ ngơi


Tiêu chảy sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, vì vậy hãy tăng cường nghỉ ngơi bạn nhé.


Giữ vệ sinh sạch sẽ


Phân lỏng có thể khiến vi khuẩn trong ruột kết dễ dàng di chuyển đến đường tiết niệu và gây nhiễm trùng (UTI). Vệ sinh sạch sẽ cơ thể, quần áo và rửa tay thường xuyên có thể ngăn ngừa sự lây lan của vi trùng sang các bộ phận khác của cơ thể bạn và những người khác. 


Không tự ý dùng thuốc


Bạn không được dùng bất kỳ một loại thuốc điều trị tiêu chảy nào nếu không có ý kiến từ bác sĩ vì chúng có thể gây hại cho cả mẹ và bé.


Khi Nào Cần Gặp Bác Sĩ?


Tiêu chảy kéo dài quá lâu hoặc nặng sẽ làm mất nước trầm trọng. Nếu tiêu chảy kéo dài hơn hai đến ba ngày, mẹ nên đến cơ sở y tế để thăm khám. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần lưu ý những dấu hiệu nghiêm trọng sau đây: 


- Phân có máu hoặc mủ

- Tiêu chảy kéo dài hơn 48 giờ và ngày càng nặng hơn.

- Sốt cao. 

- Thường xuyên nôn mửa.

- Đau dữ dội ở trực tràng hoặc bụng.

- Không thấy em bé cử động nhiều như trước

- Đau bụng dưới hoặc có những cơn co thắt

- Các triệu chứng mất nước: nước tiểu sẫm màu, khát nước, khô miệng, cảm thấy lâng lâng hoặc đi tiểu ít thường xuyên.


tieu-chay-khi-mang-thai-4.jpg


Phòng Tránh Tiêu Chảy Khi Mang Thai


- Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tránh những thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm ôi thiu, mốc, hoa quả dập nát…Trong khi chế biến, cần đảm bảo vệ sinh, đồ ăn được nấu chín kỹ để phòng ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn, tránh xa những loại đồ ăn tái sống như gỏi hay tiết canh…

- Tránh những các thực phẩm bạn từng có tiền sử bị đau bụng, tiêu chảy khi ăn chúng.

- Bổ sung lợi khuẩn

- Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

- Nếu bạn không dung nạp lactose, tránh ăn nhiều sữa và các sản phẩm từ sữa.

- Xây dựng chế độ đầy đủ dinh dưỡng, khoa học để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.


------------------------------------------------------


Bạn đang lập kế hoạch mang thai và muốn chuẩn bị kiến thức và thiết lập thói quen tập luyện để có thể duy trì khi mang thai?


Bạn đang mang thai và mong muốn được chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho cả mình và em bé, nhưng không muốn bị tăng cân quá mức để hồi phục và về vóc dáng cũ nhanh chóng sau sinh?


Bạn muốn tận hưởng một thai kỳ lành mạnh và hạnh phúc, giảm thiểu các triệu chứng khó chịu cả về thể chất và tinh thần?


Bạn là người thân và muốn chăm sóc, chia sẻ kiến thức với người mẹ tương lai để đồng hành trong khoảng thời gian kỳ diệu này?


Bạn là bác sĩ phụ sản muốn cập nhật kiến thức về dinh dưỡng, tập luyện lành mạnh trong thai kỳ để tư vấn các thai phụ, bệnh nhân của mình tốt hơn và đầy đủ hơn?


Hãy đăng ký ngay chương trình tập luyện mới nhất của Her Academy: FIT & STRONG PREGNANCY cùng HLV Đào Chi Anh - là một HLV Fitness Cá Nhân có chứng chỉ quốc tế hàng đầu thế giới ISSA (Hoa Kỳ) và đã tốt nghiệp bằng Diploma về Sức khỏe Dinh Dưỡng của Royal Institute of Public Health (Vương Quốc Anh).


Link chương trình tập luyện tại đây!


FIT & STRONG PREGNANCY-Dao-Chi-Anh.jpg

About the author

Một cô gái yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp

author

S. Reen

Đăng ký để nhận tin tức mới nhất từ Her

Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội

Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882

Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn

Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

imgimg
close-icon

Quà Tặng Đặc Biệt Tháng Này!

Liệu pháp giác hơi da mặt mang đến sức khoẻ và độ đàn hồi cho làn da, trả lại vẻ tươi trẻ bạn mong muốn!