Que thử thai của bạn đã “2 vạch” - Làm gì tiếp theo đây?

MẸ & BÉ

Que thử thai của bạn đã “2 vạch” - Làm gì tiếp theo đây?

authorBy S. Reen
Share on
Share on
Que thử thai của bạn đã “2 vạch” - Làm gì tiếp theo đây?

Bạn thậm chí có thể thấy mình nghi ngờ tính chính xác của que thử và thử đi thử lại thêm 3 lần. Riêng có một điều chắc chắn đó là bạn đang ở trên một con tàu lượn cảm xúc, bạn có thể có rất nhiều câu hỏi về việc "Phải làm gì tiếp theo?"


Nhưng trước khi bạn bắt đầu quyết định giữa việc gây tê ngoài màng cứng hay sinh tự nhiên, hãy tạm dừng một chút để tham khảo bài viết dưới đây. Bạn còn 40 tuần để tìm ra tất cả các câu trả lời.


Đặt Lịch Hẹn Với Bác Sĩ


Bạn xác nhận mang thai càng sớm, bạn càng có nhiều thời gian để đưa ra quyết định và bạn càng có thể chăm sóc bản thân tốt hơn.


Bác sĩ có thể yêu cầu bạn đến để làm xét nghiệm mang thai tại phòng khám, đo lượng hCG chính xác trong máu.

Sau đó, bác sĩ có thể tính ngày dự sinh, lập kế hoạch và đưa ra lời khuyên về quá trình hành động, chăm sóc trước khi sinh bạn cần thực hiện, hướng dẫn về lối sống, thuốc hoặc chế độ ăn uống của bạn để giữ cho bản thân và thai nhi khỏe mạnh trong chín tháng tới.


Đây cũng là lúc để nói với bác sĩ về bất kỳ loại thuốc nào bạn đang dùng. Họ sẽ xác định xem liệu thuốc hiện tại của bạn có an toàn để tiếp tục hay không hoặc giới thiệu một loại thuốc mới an toàn hơn cho phụ nữ mang thai.



Trò Chuyện Cùng "Đối Tác"


Bước đầu tiên bạn cần là ngồi xuống và nói chuyện chân thành. Hãy nói cho chồng bạn biết cảm giác của bạn. Hãy thẳng thắn và trung thực về mọi nỗi sợ hãi hoặc lo lắng mà bạn đang gặp phải. Rất có thể, họ đang đối mặt với những cảm giác tương tự.


Phát hiện mình có thai là dấu hiệu đầu tiên mà cuộc sống của bạn sắp thay đổi theo một triệu cách. Bạn đang tràn ngập progesterone, đloại hormone khiến bạn cảm thấy dễ bị tổn thương hơn nhiều. “Hầu hết những tâm trạng này sẽ qua đi nếu bạn nghỉ ngơi. Đừng làm những công việc không cần thiết ”, Mary Jane Minkin, MD, giáo sư lâm sàng về sản phụ khoa và khoa học sinh sản tại Trường Y Yale, Mỹ cho biết.


Rồi có thể hãy cùng nhau tận hưởng trong khoảnh khắc vui vẻ này trước khi gia đình và bạn bè "nhấn chìm" các bạn với hàng triệu câu hỏi - một cách thiện ý: “ Bạn muốn một cậu bé hay một cô gái? Bạn đã chọn ra cái tên nào chưa?”...


Nếu bạn vẫn cảm thấy bất an hoặc nhận thấy rằng bạn đang trải qua tâm trạng thay đổi nghiêm trọng, lo lắng hoặc trầm cảm, hãy cân nhắc việc đặt lịch hẹn với chuyên gia sức khỏe tâm thần.


Quyết Định Nhà Cung Cấp Dịch Vụ


Khi chuẩn bị đến cuộc hẹn khám thai đầu tiên, bạn có thể quyết định tìm kiếm dịch vụ thăm khám, chăm sóc trước và sau khi sinh. Quyết định này phụ thuộc vào điều kiện kinh tế cũng như những gì bạn hy vọng trong quá trình mang thai và sinh nở.



Chia Sẻ Cho Ai Và Khi Nào


Chắc chắn, cả thế giới sẽ biết khi cái bụng của bạn cứ lớn dần lên. Một số người cho biết ngay sau khi kết quả thử thai dương tính, trong khi những người khác thì đợi đến sau 12 tuần ( là lúc nguy cơ sẩy thai giảm đáng kể). Hãy nhớ rằng đây là tin tức để bạn chia sẻ - không có cách nào đúng hay sai để thông báo mang thai, vì vậy chỉ thực hiện khi bạn đã sẵn sàng.


Bạn có thể muốn gặp gỡ gia đình và bạn bè thân thiết, không chỉ để họ có thể ăn mừng mà còn có thể hiểu được nếu bạn bối rối, suy sụp trong dòng cảm xúc.


Bên cạnh đó, có một nhóm người có thể đợi đang thông báo của bạn đó chính là nhà tuyển dụng và đồng nghiệp. Hãy cho sếp và bộ phận nhân sự của bạn biết. Cùng nhau, bạn sẽ lập kế hoạch xem bạn sẽ nghỉ bao lâu và làm thế nào để chuyển giao, bảo đảm công việc của bạn trôi chảy trong 6 tháng nghỉ thai sản.


Tìm Hiểu Quá Trình Mang Thai


Một trong những điều thú vị nhất sau khi biết mình đang mang thai là theo dõi sự phát triển của em bé — từ kích thước của hạt táo đến quả dưa hấu!


Cơ thể của bạn (và cả đứa trẻ sắp chào đời) sẽ thay đổi theo từng tuần. Biết cách xác định những thay đổi đó và tìm hiểu về những gì sẽ xảy ra có thể giúp giảm bớt lo lắng và chuẩn bị cho từng giai đoạn của thai kỳ.


Hãy lưu ý, mặc dù cơ thể của mỗi phụ nữ phản ứng khác nhau, nhưng bạn nhất định có ít nhất một vài trong số các triệu chứng cơ bản của giai đoạn đầu mang thai: buồn nôn, chuột rút, đau ngực, mụn trứng cá, thay đổi tâm trạng, đi tiểu thường xuyên, đau đầu, thèm ăn và thậm chí kiệt sức.


Sách, podcast, tài liệu trực tuyến và tạp chí đều là những cách tuyệt vời để tự giáo dục thai sản trong vài tháng tới. Đừng quên rằng bạn cần đọc về quá trình mang thai, cũng như giai đoạn sau sinh và cuộc sống với trẻ sơ sinh.


Bạn có thể đăng ký nhận bản tin sức khỏe, theo dõi các blog về thai kỳ hoặc tham gia diễn đàn trực tuyến.


Cân nhắc tham gia một lớp học tiền sản.



Tập Trung Vào Sức Khỏe Của Bạn


Trong những tuần đầu của thai kỳ, mọi thứ bên ngoài có thể giống nhau, nhưng rất nhiều điều kỳ diệu đang xảy ra bên trong, hãy lắng nghe các tín hiệu của cơ thể.


Não, các cơ quan và bộ phận cơ thể của con bạn đang bắt đầu hình thành. Bạn có thể hỗ trợ sự phát triển này bằng cách chăm sóc tốt cho bản thân.


- Bắt đầu uống vitamin trước khi sinh.Nếu bạn chưa uống vitamin trước khi sinh, thì bây giờ là lúc bắt đầu — khi em bé phát triển, chúng sẽ cần canxi để tạo xương và sắt để tạo ra các tế bào hồng cầu, cộng với axit folic để ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh và vô số các chất dinh dưỡng quan trọng khác. Và em bé nhận được tất cả những điều này từ những gì bạn đã lưu trữ trong cơ thể mình

- Luyện tập thể dục đều đặn. Tập thể dục trong suốt thai kỳ không chỉ giúp bạn duy trì cân nặng hợp lý mà còn giúp cơ thể bạn xây dựng sức chịu đựng cần thiết chuẩn bị cho sự căng thẳng khi mang và sinh em bé. Bạn cần tránh các môn thể thao và hoạt động tiếp xúc mà bạn có nhiều khả năng bị ngã đồng thời tránh xa các bài tập trong không gian kém thông thoáng như hot yoga.

- Tạo dựng chế độ ăn uống lành mạnh: ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc. Tránh ăn thịt nguội, đồ sống, sữa và phô mai chưa tiệt trùng... vì chúng có thể chứa vi khuẩn listeria, một loại vi khuẩn có thể gây ra các biến chứng thai kỳ. Bạn cũng nên hạn chế tối đa cá sống và những loại cá có nhiều thủy ngân (cá kiếm, cá thu vua..), vì kim loại nặng này rất độc đối với hệ thần kinh của trẻ. 

- Uống nhiều nước. Giữ đủ nước cho phép cơ thể sản xuất nhiều máu hơn, xây dựng mô mới, vận chuyển chất dinh dưỡng qua cơ thể và thải chất thải của bạn (và của em bé) ra ngoài

- Tránh xa các chất kích thích như rượu, nicotin và ma túy. Hạn chế lượng caffeine không quá 200 mg mỗi ngày.

- Tránh dọn hộp vệ sinh cho mèo.


Bắt Đầu Tiết Kiệm Tiền


Việc sinh nở và những năm đầu đời của trẻ có thể rất đắt đỏ. Nhưng chưa hết, bạn có 18 năm và thậm chí hơn nữa để nuôi dạy con. Đừng lo lắng, có rất nhiều cách để mua sắm thông minh và tiết kiệm như một bậc cha mẹ tương lai hiểu biết. Tham khảo thêm tại đây


Chuẩn Bị Nghỉ Thai Sản


Hãy tìm hiểu về chế độ nghỉ thai sản và các đặc quyền về bảo hiểm. Luật lao động cho phép tổng thời gian nghỉ thai sản là 6 tháng trước và sau sinh nên bạn có thêm lựa chọn để sắp xếp thời gian chăm sóc sức khỏe của mình.


Và quan trọng nhất, hãy tận hưởng thai kỳ của bạn. Bạn đang được đón nhận thiên chức thiêng liêng nhất.


Nếu bạn muốn học về Dinh dưỡng thai kỳ, hãy học cùng chuyên gia của Her.vn tại đây.

About the author

Một cô gái yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp

author

S. Reen

Đăng ký để nhận tin tức mới nhất từ Her

Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội

Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882

Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn

Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

imgimg
close-icon

Quà Tặng Đặc Biệt Tháng Này!

Liệu pháp giác hơi da mặt mang đến sức khoẻ và độ đàn hồi cho làn da, trả lại vẻ tươi trẻ bạn mong muốn!