Cho con bú khi mang thai: Câu trả lời cho câu hỏi của bạn

MẸ & BÉ

Cho con bú khi mang thai: Câu trả lời cho câu hỏi của bạn

authorBy S. Reen
Share on
Share on
Cho con bú khi mang thai: Câu trả lời cho câu hỏi của bạn

Bạn có thể đã lên kế hoạch hoặc bất chợt mang thai khi đang nuôi con nhỏ. Điều này vừa mang lại bất ngờ và hạnh phúc nhưng cũng có thể khiến bạn hoang mang lo lắng. Bởi cho con bú khi đang mang thai không phải là điều ai cũng trải qua.


Cho Con Bú Khi Mang Thai Có An Toàn Không?


Có. Học viện Bác sĩ Gia đình Hoa Kỳ (AAFP) chỉ ra rằng việc cho con bú trong khi mang thai là an toàn miễn là đó là một thai kỳ khỏe mạnh và bạn đang cung cấp đủ dinh dưỡng cho bản thân, cho thai nhi đang phát triển và em bé đang bú mẹ.


Việc cho con bú sẽ kích hoạt các cơn co thắt tử cung nhẹ. Oxytocin được giải phóng một lượng nhỏ trong thời gian cho con bú nên không đủ để gây chuyển dạ sinh non. Các cơn co thắt do hormone này gây ra rất nhỏ và hiếm khi làm tăng khả năng sảy thai. Tuy nhiên, có một số trường hợp mà bác sĩ có thể khuyên bạn nên cai sữa cho con bạn, nếu:


- bạn có tiền sử sảy thai, sinh non trước đây

- Thai kỳ của bạn không khỏe mạnh hoặc bạn có nguy cơ bị sảy thai

- Bạn đang mang song thai

- Bạn bị đau tử cung hoặc chảy máu


Lợi Ích Của Việc Cho Con Bú Khi Mang Thai Là Gì?


Mặc dù việc cho con bú có thể khó khăn hơn khi mang thai, nhưng có rất nhiều lợi ích khiến nhiều bà mẹ chọn tiếp tục cho con bú:


- Tăng khả năng miễn dịch và tăng dinh dưỡng cho em bé hiện đang bú mẹ

- Tăng sự gắn kết với con, đặc biệt là khi bạn cảm thấy mệt mỏi, vì cho con bú có thể là một cách thư giãn khi dành thời gian bên nhau

- Thúc đẩy cảm giác an toàn ở trẻ trong thời kỳ phát triển

- Giúp giảm các triệu chứng căng sữa 


cho-con-bu-khi-mang-thai-1.jpg


Những Rủi Ro Có Thể Gặp Phải?


Nếu việc cho con bú là an toàn, bạn có thể thắc mắc tại sao một số phụ nữ quyết định không cho con bú khi đang mang thai? Mang thai có thể khiến bạn mệt mỏi và không thoải mái, và việc tiếp tục cho con bú trong khi mang thai có thể làm tăng thêm những thách thức về thể chất và cảm xúc.


Bạn có thể cảm thấy:


- Núm vú đau và sưng tấy

- Căng tức ngực

- Buồn nôn (có thể được kích hoạt trong thời gian buồn bã)

- Mệt mỏi

- Cảm giác bị choáng ngợp

- Các cơn co thắt ( Mặc dù nguy cơ chuyển dạ sinh non do những cơn co thắt này là rất nhỏ, nhưng nếu bạn lo lắng hãy thảo luận vấn đề này với bác sĩ sản phụ khoa của mình)


Mang Thai Có Ảnh Hưởng Đến Nguồn Sữa Không?


Nếu đang cân nhắc cho con bú khi đang mang thai, hãy chuẩn bị cho những thay đổi mà con bạn có thể nhận thấy. Mặc dù sữa mẹ vẫn đảm bảo về mặt dinh dưỡng trong suốt thai kỳ, nhưng tới tháng thứ 4 và 5 của thai kỳ, vú mẹ bắt đầu tiết ra sữa non (loại sữa giàu dinh dưỡng và rất cần thiết cho trẻ sơ sinh), nên mùi vị, độ đặc hay số lượng sữa tiết ra sẽ có những thay đổi nhất định.


Hút Sữa Khi Mang Thai Có An Toàn Không?


Giống như khi cho con bú, bạn có thể hút sữa trong thai kỳ mà không phải lo lắng quá nhiều tới các rủi ro, mặc dù độ nhạy cảm của núm vú quá cao có thể khiến bạn khó chịu.


Nếu bạn đã hút sữa trước khi mang thai, bạn có thể tiếp tục hút ở tần suất hiện tại. Nhưng để an toàn, hãy tránh hút nhiều hơn, ngay cả khi lượng sữa của bạn giảm xuống một chút. Điều đó sẽ giúp bạn tránh khỏi mọi rủi ro có thể xảy ra do cơ thể giải phóng lượng oxytocin cao hơn.


cho-con-bu-khi-mang-thai-2.jpg


Chăm Sóc Em Bé Đang Bú Mẹ


Sữa mẹ vẫn sẽ cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết cho em bé nhưng khi lượng sữa giảm và sự thay đổi thành phần, mùi vị xảy ra, nhiều trẻ có thể sẽ tự cai sữa vào một thời điểm nào đó.


Nếu bé lớn dưới 1 tuổi và chế độ dinh dưỡng phụ thuộc nhiều vào nguồn sữa mẹ thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm cho bé bú tiếp để đảm bảo sự tăng cân bình thường. Hãy theo dõi chặt chẽ để đảm bảo con đáp ứng các chỉ số về tăng trưởng và cân nặng. Mẹ cũng không nên lo lắng rằng nguồn sữa non có thể bị cạn, vì cơ thể sẽ tiếp tục tiết ra loại sữa đặc biệt này cho đến khi em bé trong bụng mẹ chào đời.


Nếu con bỏ bú, cần kết hợp các chất dinh dưỡng khác vào chế độ ăn của con.


Trò chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để hiểu hơn về cách chăm sóc con trong thời gian đặc biệt này.


Chăm Sóc Bản Thân


Cho con bú khi đang mang thai có thể làm bạn cảm thấy mệt mỏi hơn hoặc bị ốm nghén nặng hơn. Những tác dụng phụ này là do nội tiết tố thai kỳ, chúng có thể hết sau tam cá nguyệt đầu tiên, nhưng đối với một số phụ nữ, chúng kéo dài cả thai kỳ. 


Bởi vậy bạn nên chăm sóc bản thân bằng cách ăn uống đầy đủ, đảm bảo đủ nước và nghỉ ngơi nhiều. Bạn không cần phải bổ sung nhiều vitamin hoặc khoáng chất - cơ thể bạn sẽ điều chỉnh để tạo sữa mẹ và nuôi dưỡng thai nhi của bạn cùng một lúc.


Để tạo ra sữa tốt nhất có thể, giữ cho bản thân khỏe mạnh và cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi và đứa trẻ đang phát triển của bạn, bạn sẽ cần tiêu thụ nhiều thức ăn hơn.


Bạn nên tiêu thụ thêm 500 calo/ngày nếu em bé bú mẹ đã bắt đầu ăn dặm và thêm 650 calo/ngày nếu trẻ dưới 6 tháng chỉ dựa vào sữa mẹ hoàn toàn. Bạn cũng nên tăng thêm 350 calo trong tam cá nguyệt thứ hai và thêm 450 calo trong tam cá nguyệt thứ ba.


Cũng đừng quên chăm sóc tinh thần của mình nữa nhé!


cho-con-bu-khi-mang-thai-3.jpg


Nếu Bạn Ngừng Cho Con Bú Khi Mang Thai Thì Sao?


Có thể con bạn sẽ tự cai sữa hoặc bạn cảm thấy không đủ sức khỏe để cho con bú khi mang thai, dù là lý do gì cũng đừng cảm thấy tội lỗi. Bạn đã làm rất tốt và bây giờ điều quan trọng là cơ thể bạn phải chuẩn bị cho em bé sắp chào đời và chương tiếp theo của hành trình nuôi con bằng sữa mẹ!


Bạn có thể thử cai sữa từ từ bằng cách giãn các cữ bú hoặc thời gian bú ngắn hơn. Điều này thường giúp bạn thoải mái hơn cũng như có thêm thời gian để chuẩn bị tinh thần và sức khỏe cho con.


Lời Nhắn Nhủ


Nuôi con bằng sữa mẹ là một hành trình rất riêng của mỗi bà mẹ và em bé. Bạn có tiếp tục cho con bú sau khi phát hiện mình có thai hay không là quyết định mà chỉ bạn mới có thể đưa ra được.


Mặc dù bạn có thể cảm thấy áp lực từ bạn bè và các thành viên trong gia đình, nhưng điều quan trọng là bạn phải lắng nghe cơ thể và con mình. Hãy xin ý kiến từ bác sĩ và các chuyên gia y tế, họ sẽ giúp bạn cân nhắc giữa lợi ích cá nhân và các yếu tố nguy cơ, đồng thời giúp bạn xác định xem tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn có phải là bước đi đúng đắn hay không.


-----------------------------------------------------


Bạn đang lập kế hoạch mang thai và muốn chuẩn bị kiến thức và thiết lập thói quen tập luyện để có thể duy trì khi mang thai?


Bạn đang mang thai và mong muốn được chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho cả mình và em bé, nhưng không muốn bị tăng cân quá mức để hồi phục và về vóc dáng cũ nhanh chóng sau sinh?


Bạn muốn tận hưởng một thai kỳ lành mạnh và hạnh phúc, giảm thiểu các triệu chứng khó chịu cả về thể chất và tinh thần?


Bạn là người thân và muốn chăm sóc, chia sẻ kiến thức với người mẹ tương lai để đồng hành trong khoảng thời gian kỳ diệu này?


Bạn là bác sĩ phụ sản muốn cập nhật kiến thức về dinh dưỡng, tập luyện lành mạnh trong thai kỳ để tư vấn các thai phụ, bệnh nhân của mình tốt hơn và đầy đủ hơn?


Hãy đăng ký ngay chương trình tập luyện mới nhất của Her Academy: FIT & STRONG PREGNANCY cùng HLV Đào Chi Anh - là một HLV Fitness Cá Nhân có chứng chỉ quốc tế hàng đầu thế giới ISSA (Hoa Kỳ) và đã tốt nghiệp bằng Diploma về Sức khỏe Dinh Dưỡng của Royal Institute of Public Health (Vương Quốc Anh).


Link chương trình tập luyện tại đây!


FIT & STRONG PREGNANCY-Dao-Chi-Anh.jpg

About the author

Một cô gái yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp

author

S. Reen

Đăng ký để nhận tin tức mới nhất từ Her

Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội

Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882

Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn

Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

imgimg
close-icon

Quà Tặng Đặc Biệt Tháng Này!

Liệu pháp giác hơi da mặt mang đến sức khoẻ và độ đàn hồi cho làn da, trả lại vẻ tươi trẻ bạn mong muốn!