Vệ sinh và chăm sóc vùng kín là một phần quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của người phụ nữ. Điều này trở nên quan trọng gấp đôi khi bạn mang thai.
Sức Khỏe “Vùng Kín” Thay Đổi Như Thế Nào Trong Thai Kỳ?
Khi bạn mang thai, cơ thể của bạn trải qua tất cả các loại vũ điệu của nội tiết tố. Chúng sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới âm đạo của bạn:
Viêm âm đạo do vi khuẩn
Viêm âm đạo do vi khuẩn có thể xảy ra nếu sự cân bằng giữa vi khuẩn tốt và xấu trong âm đạo thay đổi. Bạn có thể nhận thấy ngứa, sưng đỏ, tiết chất dịch loãng có mùi tanh hơn bình thường, màu đục hoặc xám…
Nhiễm trùng nấm men
Ngoài vi khuẩn, âm đạo của bạn bình thường chứa một lượng nhỏ nấm men. Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai có thể phá vỡ sự cân bằng pH của âm đạo, khiến nấm men sinh sôi. Vì lý do này, nhiễm trùng nấm men rất phổ biến trong thai kỳ. Chúng sẽ không gây nguy hiểm cho thai kỳ của bạn nhưng có thể rất khó chịu. Nhưng tin tốt là nó có thể được kiểm soát dễ dàng.
Các triệu chứng có thể bao gồm: ngứa, khó chịu, tiết dịch âm đạo màu trắng, có mùi lạ…
Tăng sưng âm đạo, giãn tĩnh mạch âm hộ
Khi mang thai, môi âm hộ và âm đạo có cảm giác như sưng lên, dày hơn. Sự thay đổi nội tiết tố và tăng lưu lượng máu cũng có thể khiến âm đạo và môi âm hộ của bạn sẫm màu và có màu hơi xanh. Vùng âm hộ và âm đạo của bạn cũng có thể bị giãn tĩnh mạch (nguyên nhân do lượng máu tăng lên và tốc độ máu chảy từ chi dưới của bạn giảm xuống), nhưng hầu hết sẽ tự biến mất vài tuần sau khi sinh.
Tăng tiết dịch âm đạo
Lượng dịch âm đạo và chất nhầy cổ tử cung bạn tiết ra có thể tăng lên trong suốt thai kỳ. Sự thay đổi nội tiết tố gây ra điều này cũng như làm mềm cổ tử cung và thành âm đạo.
Dịch tiết có tác dụng bảo vệ âm đạo của bạn khỏi bị nhiễm trùng, nhưng nó có thể gây kích ứng da âm hộ, làm cho nó đỏ và ngứa.
Khô âm đạo
Sự thay đổi nội tiết tố có thể gây ra tình trạng khô âm đạo ở một số người khi mang thai.
Bạn sẽ cảm thấy kích ứng và đau khi quan hệ tình dục.
Nhạy cảm, dễ kích ứng
Khi mang thai, âm đạo bị ứ máu, và làn da của bạn có thể bị kéo căng và nhạy cảm hơn bình thường. Các sản phẩm mà bạn đã sử dụng thoải mái trước khi thụ thai giờ đây có thể gây kích ứng da, khiến da bạn bị ngứa và mẩn đỏ.
Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)
Tử cung nằm trên đầu bàng quang. Khi nó mở rộng trong thời kỳ mang thai, áp lực lớn hơn sẽ đè lên bàng quang. Điều này có thể cản trở việc tống nước tiểu ra ngoài, gây nhiễm trùng.
Vì lý do này, phụ nữ mang thai có thể có nhiều nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
Các triệu chứng bao gồm: đi tiểu quá nhiều lần, đau bụng, ngứa và rát âm đạo hay xuất hiện máu trong nước tiểu…
Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs)
Bạn có thể mang thai khi đang bị STI hoặc mắc bệnh khi mang thai. Rất nhiều bệnh lây truyền qua đường tình dục không có triệu chứng cụ thể nào nên đôi khi chính bạn cũng không biết mình mắc bệnh.
Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh chlamydia, lậu, giang mai, viêm âm đạo do Trichomonas và nhiễm khuẩn âm đạo có thể được điều trị bằng kháng sinh an toàn với phụ nữ mang bầu.
Tuy nhiên, rất nhiều bệnh lây qua đường tình dục có thể để lại tác động nghiêm trọng đến bạn và em bé. Nếu bạn đang mang thai hoặc cân nhắc việc mang thai, nên làm xét nghiệm để bảo vệ bản thân và con mình.
Chảy máu âm đạo
Chảy máu âm đạo trong tam cá nguyệt đầu tiên không phải là bất thường. Có thể do trứng đã thụ tinh làm tổ đến niêm mạc tử cung hoặc cũng có thể được gây ra bởi lượng máu tăng lên.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý bởi trong một số trường hợp, chảy máu âm đạo là dấu hiệu của sảy thai.
Hướng Dẫn Chăm Sóc Vùng Kín Trong Thai Kỳ
Nếu không biết cách chăm sóc vùng kín, bạn có thể phải chịu đựng sự khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày. Chưa kể đó cũng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng phát triển, gây ra viêm nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.
Các chuyên gia sản khoa và sức khỏe sinh sản khuyên bạn:
- Giữ vùng kín khô ráo, thoáng mát.
- Nên mặc quần lót cotton, co giãn tốt và thoáng mát. Tránh mặc quần chật, bó vì điều này tạo ra một môi trường ẩm ướt, ấm áp, khuyến khích sự phát triển quá mức của vi khuẩn và nấm men.
- Không nên ngâm vùng kín dưới nước quá lâu.
- Tránh sử dụng các sản phẩm có chứa mùi hương, hóa chất hoặc chất gây kích ứng.
- Không thụt rửa âm đạo vì dễ gây tổn thương cho vùng âm đạo và xuất huyết tử cung.
- Rửa vùng kín của bạn hai lần một ngày bằng nước ấm, nhưng không quá hai lần.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ trước và sau khi quan hệ tình dục. Dùng bao cao su để hạn chế tối đa bệnh truyền nhiễm lây qua đường tình dục.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng và khoa học.
- Luôn luôn lau từ trước ra sau sau khi đi vệ sinh vì điều này ngăn chặn các sinh vật trong ruột bị cuốn vào âm đạo.
Khi Nào Nên Đến Gặp Bác Sĩ?
Hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn thấy ngứa âm đạo kèm theo các triệu chứng khác, chẳng hạn như đau hoặc xuất hiện máu, tiết dịch đặc, có mùi…
Không tự ý điều trị tại nhà hay mua các dung dịch vệ sinh phụ nữ đang được quảng cáo mà chưa được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, kê đơn.
-----------------------------------------------------
Bạn đang lập kế hoạch mang thai và muốn chuẩn bị kiến thức và thiết lập thói quen tập luyện để có thể duy trì khi mang thai?
Bạn đang mang thai và mong muốn được chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho cả mình và em bé, nhưng không muốn bị tăng cân quá mức để hồi phục và về vóc dáng cũ nhanh chóng sau sinh?
Bạn muốn tận hưởng một thai kỳ lành mạnh và hạnh phúc, giảm thiểu các triệu chứng khó chịu cả về thể chất và tinh thần?
Bạn là người thân và muốn chăm sóc, chia sẻ kiến thức với người mẹ tương lai để đồng hành trong khoảng thời gian kỳ diệu này?
Bạn là bác sĩ phụ sản muốn cập nhật kiến thức về dinh dưỡng, tập luyện lành mạnh trong thai kỳ để tư vấn các thai phụ, bệnh nhân của mình tốt hơn và đầy đủ hơn?
Hãy đăng ký ngay chương trình tập luyện mới nhất của Her Academy: FIT & STRONG PREGNANCY cùng HLV Đào Chi Anh - là một HLV Fitness Cá Nhân có chứng chỉ quốc tế hàng đầu thế giới ISSA (Hoa Kỳ) và đã tốt nghiệp bằng Diploma về Sức khỏe Dinh Dưỡng của Royal Institute of Public Health (Vương Quốc Anh).
Link chương trình tập luyện tại đây!
About the author
Chi