Rất nhiều điều thú vị xảy ra trong khoảng 40 tuần của thai kỳ. Đó là khoảng thời gian đáng nhớ nhất mà mọi bà mẹ trải qua, dù theo những cách rất khác nhau.
1. Lần mang thai dài nhất được ghi nhận là 375 ngày. Theo Tạp chí Time năm 1945, một phụ nữ tên là Beulah Hunter ở Los Angeles đã sinh con muộn hơn 100 ngày so với thai kỳ trung bình 280 ngày.
2. Một trong những ca mang thai ngắn nhất được ghi nhận là em bé được sinh ra và sống sót khi ở trong bụng mẹ 21 tuần 4 ngày. Em bé hiện nay đã đi học mẫu giáo và dường như không có vấn đề gì về sức khỏe hoặc phát triển do sinh non.
3. Người phụ nữ lớn tuổi nhất được ghi nhận sinh con là 66 tuổi.
4. Lượng máu trong cơ thể khi mang thai tăng 40 - 50%. Sự gia tăng này giúp cung cấp thêm lượng oxy cần thiết để hỗ trợ một thai kỳ khỏe mạnh.
5. Dù bố mẹ đã sử dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, vẫn rất nhiều em bé đã được sinh ra như một điều kỳ diệu. Em bé Dexter Tyler (bang Alabama, Mỹ) là “kết quả” của phương pháp đặt vòng tránh thai bị lỗi và chào đời với cân nặng 4,1kg cùng chiều dài 54,6cm. Tỉ lệ có thai khi đặt vòng là 0.2 - 0.8%.
Em bé Dexter Tyler
6. Sữa mẹ có thể xuất hiện vào tuần thứ 14 của thai kỳ.
7. Giọng nói của bạn có thể thay đổi khi mang thai. Sự gia tăng estrogen và progesterone có thể gây sưng các nếp gấp thanh quản chính là nguyên nhân. Thông thường thì mọi thứ có thể sẽ trở lại bình thường sau khi sinh.
8. Đến tam cá nguyệt thứ ba, em bé đang phát triển có thể nhận ra giọng nói của mẹ từ trong bụng mẹ.
9. Cứ 2.000 trẻ sinh ra thì có 1 trẻ đã mọc răng. Chúng có thể gây đau đớn cho người mẹ khi cho con bú và cũng có thể nguy hiểm vì khả năng bị văng ra khiến trẻ hít phải.
10. Tử cung có thể mở rộng rất nhiều khi mang thai. Trong tam cá nguyệt đầu tiên, nó có kích thước bằng một quả cam. Đến tam cá nguyệt thứ ba, nó nở ra tương đương kích thước của một quả dưa hấu.
11. Hồ sơ đầu tiên được ghi nhận về ca mổ lấy thai đến từ Thụy Sĩ vào thế kỷ thứ 16, người thực hiện chính là Jacob Nufer, chồng của thai phụ - một người làm nghề mổ lợn. May mắn là cả vợ và con ông đều sống sót qua ca mổ thô sơ lúc đó.
12. Thổ Nhĩ Kỳ có tỷ lệ trẻ sinh ra bằng phương pháp mổ lấy thai cao nhất (50,4/ 100 trẻ), trong khi Iceland có tỷ lệ thấp nhất (15,2/100 trẻ).
13. Khứu giác của bạn có thể thay đổi. Phụ nữ mang thai thường cảm thấy khứu giác nhạy cảm hơn ngay từ tam cá nguyệt đầu tiên. Các nhà khoa học cho rằng đó có thể là một cách cơ thể “tiến hóa” giúp phụ nữ mang thai tránh những thực phẩm không an toàn.
14. Các bộ phận trên cơ thể có thể thay đổi màu sắc. Khi cơ thể bà bầu thay đổi có thể xuất hiện các vết rạn da, những vết đốm sậm màu, bị nám da. Âm đạo cũng có thể thâm hơn...
15. Có nhiều cặp song sinh được sinh ra ở Benin (Trung Phi) hơn bất kỳ quốc gia nào khác, với 27,9 cặp song sinh được sinh ra trên 1.000 ca sinh.
16. Sinh đôi khác giới chiếm khoảng 1/3 số ca sinh đôi.
17. Ở tuổi 30, cơ hội thụ thai hàng tháng của một cặp vợ chồng là khoảng 20%. Đến 40 tuổi, cơ hội giảm xuống chỉ còn khoảng 5%.
18. Trẻ sơ sinh có thể khóc trong bụng mẹ. Theo một nghiên cứu tại trường Đại học Durham (Anh), trẻ đã bắt đầu phát triển phương thức giao tiếp với mọi người ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Và khóc là phương thức giao tiếp đầu tiên của trẻ. Ngay từ tháng thứ 6 trong bụng mẹ, thai nhi đã bắt đầu biết khóc, dù không ai có thể nghe thấy, ngay cả mẹ. Đây là một minh chứng cho sự phát triển xúc cảm của thai nhi ngay khi còn trong bụng mẹ.
19. Mang thai có thể gây ra hội chứng ống cổ tay. Phụ nữ mang thai có thể bị sưng ở tay do tích tụ chất lỏng trong các mô. Đôi khi, chất lỏng này có thể tích tụ trong ống cổ tay, gây áp lực lên dây thần kinh, dẫn đến ngứa ran và tê ở bàn tay và ngón tay. Theo NHS, có tới 60% phụ nữ mang thai có thể gặp các triệu chứng này.
20. Hình dáng bụng bầu không thể đoán được giới tính của thai nhi. Trên thực tế, các cơ bụng căng ra khi mang thai. Vì vậy, nếu bụng của thai phụ nhô cao hơn, điều đó có thể chỉ có nghĩa là cô ấy có cơ bụng khỏe mạnh mà thôi
21. 12 tuần đầu của thai kỳ là thời gian hình thành các bộ phận của thai nhi và cuối tuần thứ 12 là thời gian để hoàn thành sự biệt hóa cơ quan sinh dục. Đó là lý do muốn biết thai là trai hay gái thì bố mẹ phải đợi tới sau tháng thứ 3.
22. Những tháng cuối thai kỳ, nhịp tim của mẹ có thể ảnh hưởng tới nhịp tim của thai nhi. Tim mẹ đập nhanh, tim bé cũng đập nhanh theo. Đó chính là lý do các chuyên gia khuyến khích mẹ bầu nên thư giãn và giữ tinh thần thật vui vẻ.
23. Giờ không còn là thời đại của những quan niệm sai lầm như "phụ nữ mang thai phải ăn cho 2". Thai phụ chỉ cần thêm khoảng 300 calo/ngày và bổ sung thêm vitamin, dinh dưỡng thiết yếu.
24. Thèm ăn khi mang thai là hiện tượng bình thường. Thậm chí còn nhiều thai phụ thèm những thứ không ăn được như giấy, tóc, bóng đèn, gạch sỏi, kem đánh răng... vì mùi vị hấp dẫn của chúng, hiện tượng này gọi là chứng pica - thèm những thứ không ăn được.
25. Vì cơ thể tăng thêm máu và estrogen, nên nhiều phụ nữ mang thai sẽ có tóc bóng đẹp và da sáng hơn.
Có quá nhiều điều để tìm hiểu về quá trình mang thai. Nếu bạn đang mang thai hoặc dự định có thai, hãy để các bác sĩ có chuyên môn giúp bạn lập kế hoạch và có một thai kỳ khỏe mạnh.
------------------------------------------------------
Bạn đang lập kế hoạch mang thai và muốn chuẩn bị kiến thức và thiết lập thói quen tập luyện để có thể duy trì khi mang thai?
Bạn đang mang thai và mong muốn được chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho cả mình và em bé, nhưng không muốn bị tăng cân quá mức để hồi phục và về vóc dáng cũ nhanh chóng sau sinh?
Bạn muốn tận hưởng một thai kỳ lành mạnh và hạnh phúc, giảm thiểu các triệu chứng khó chịu cả về thể chất và tinh thần?
Bạn là người thân và muốn chăm sóc, chia sẻ kiến thức với người mẹ tương lai để đồng hành trong khoảng thời gian kỳ diệu này?
Bạn là bác sĩ phụ sản muốn cập nhật kiến thức về dinh dưỡng, tập luyện lành mạnh trong thai kỳ để tư vấn các thai phụ, bệnh nhân của mình tốt hơn và đầy đủ hơn?
Hãy đăng ký ngay chương trình tập luyện mới nhất của Her Academy: FIT & STRONG PREGNANCY cùng HLV Đào Chi Anh - là một HLV Fitness Cá Nhân có chứng chỉ quốc tế hàng đầu thế giới ISSA (Hoa Kỳ) và đã tốt nghiệp bằng Diploma về Sức khỏe Dinh Dưỡng của Royal Institute of Public Health (Vương Quốc Anh).
Link chương trình tập luyện tại đây!
About the author
S. Reen