Phù chân là hiện tượng sinh lý bình thường ở mẹ bầu và có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, nhưng nhiều nhất vẫn là 3 tháng cuối thai kỳ do trọng lượng thai nhi ngày càng to, chiếm một thể tích lớn trong khoang bụng người mẹ, tạo sức ép lớn lên tĩnh mạch dưới khiến máu khó lưu thông, gây phù nề.
Nguyên nhân gây phù chân khi mang thai
Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ sẽ sản xuất lượng máu và chất lỏng nhiều hơn 50% so với bình thường nhằm giúp nuôi dưỡng thai nhi. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây phù nề ở phụ nữ mang thai.
Khi thai càng lớn, tử cung của bạn cũng sẽ lớn hơn, gây nên áp lực, chèn lên tĩnh mạch chủ dưới, đây là những tĩnh mạch có nhiệm vụ bơm máu từ chi dưới về tim, khi sức ép càng lớn thì máu sẽ dồn nhiều ở chân, gây hiện tượng phù, nhất là vị trị bàn chân, mắt cá.
Thêm vào đó, sự thay đổi hormon trong thai kỳ cũng khiến cho thành mạch trở nên mềm hơn, điều này gây khó khăn cho tĩnh mạch trong quá trình vận chuyển máu từ chi dưới về tim, gây ứ đọng máu ở chân làm xuất hiện của các triệu chứng: chân nặng, sưng phù, ngứa ran hoặc chuột rút.
Một số nguyên nhân khác: tăng cân, béo phì, lười vận động hay chế độ dinh dưỡng hấp thụ quá nhiều muối, ít kali...
Phù chân khi mang thai có đáng lo ngại?
Một chút sưng tấy là một phần của cuộc hành trình mang thai, đây là điều hết sức bình thường. Những dấu hiệu này sẽ mất đi khi em bé chào đời.
Tuy nhiên, sưng phù cũng có thể là dấu hiệu chỉ ra cơ thể bạn đang gặp phải những vấn đề nghiêm trọng hơn:
Tiền sản giật
Tiền sản giật là hội chứng huyết áp cao do thai kỳ, đi kèm với sự tăng protein trong nước tiểu. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể gây ra biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con. Hãy tới gặp bác sĩ nếu bạn có những triệu chứng sau:
- Sưng phù dài ngày nhưng vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm
- Tay và mặt cũng bị sưng phù
- Dấu hiệu sưng, phù tăng dần, lớn hơn so với ban đầu, có thể xuất hiện dấu ấn lõm (dùng ngón tay ấn vào vị trí phù, da đàn hồi chậm).
- Một số triệu chứng khác xuất hiện đồng thời: đau đầu, chóng mặt, khó thở, mắt mờ,…
Tiền sản giật là hội chứng huyết áp cao do thai kỳ, đi kèm với sự tăng protein trong nước tiểu. Chứng này thường xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể gây ra chứng co giật (sản giật) gây biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con.
Vấn đề tĩnh mạch
Nếu một chân của bạn có vẻ sưng nhiều hơn so với chân còn lại, đó có thể là bạn đang gặp vấn đề về tĩnh mạch, chẳng hạn như huyết khối tĩnh mạch sâu.
Biện pháp làm giảm phù chân khi mang thai
Sưng phù bàn chân và mắt cá chân là hiện tượng phổ biến khi mang thai và sẽ mất đi sau khi sinh con. Tuy nhiên để giảm bớt những khó chịu và bất tiện trong cuộc sống, bạn có thể thử những phương pháp sau đây.
Những lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày
- Xoa bóp: giúp giảm sưng và thư giãn cơ hiệu quả, tuy nhiên chỉ thực hiện với lực tay nhẹ nhàng. Sử dụng nước ấm ngâm chân và các tinh dầu có lợi cho mẹ bầu (tràm, bạc hà, gừng,...) kèm theo có thể giúp mẹ bầu ngủ ngon, tinh thần thoải mái hơn. Có thể chườm lạnh vào chỗ sưng
- Hạn chế đứng, ngồi quá lâu mà không di chuyển.
- Khi ngồi nên duỗi thẳng chân, không vắt chéo chân vì sẽ khiến máu khó lưu thông.
- Khi nằm nên nằm nghiêng sang trái hoặc kê cao chân khi nghỉ ngơi giúp giảm áp lực từ tĩnh mạch chủ khi đưa máu từ thân dưới về tim (nằm nghiêng bên trái giúp tử cung không chèn vào các tĩnh mạch ở khung chậu), cải thiện sự lưu thông tuần hoàn, từ đó giảm các triệu chứng sưng phù.
- Tránh mặc quần áo quá chật,
- Mang giày dép thoải mái (tránh mang giày chật, có gót quá cao hay đế quá phẳng)
- Không mặc quần áo, đi tất bó sát vì sẽ hạn chế khả năng lưu thông máu.
- Cố gắng giữ mát cho cơ thể đặc biệt trong điều kiện thời tiết oi bức.
Chế độ dinh dưỡng khoa học
- Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng và khoa học.
- Tránh tăng cân quá mức
- Nên uống nhiều nước (khoảng 2,4 lít/ngày) góp phần cân bằng dung dịch nội môi, thải loại lượng natri dư thừa cùng các độc tố khác, giúp cơ thể được thanh lọc hiệu quả. Nếu không được cung cấp đủ nước, thận sẽ hoạt động tích nước lại ở các tế bào nhiều hơn, khiến triệu chứng sưng phù thêm nặng nề.
- Tránh thức ăn quá mặn hoặc quá cay. Việc hấp thu muối quá nhiều có thể khiến cơ thể tích trữ một lượng nước lớn, có thể gây các hậu quả không chỉ triệu chứng sưng nề mà còn làm tăng huyết áp, suy thận, viêm bàng quang,…
- Bổ sung thêm Kali: Kali có tác dụng ổn định lượng dịch trong cơ thể, giúp mẹ bầu giảm triệu chứng sưng phù một cách hiệu quả. Mẹ bầu nên chú ý bổ sung qua các thực phẩm như chuối, bơ, dưa hấu, cải bó xôi, sữa chua, chế phẩm từ đậu nành...
- Hạn chế thức ăn đóng gói sẵn, thức ăn nhanh và khoai tây chiên... vì trong những thực phẩm này có chứa nhiều chất béo chuyển hóa, đây cũng là yếu tố dễ gây phù nề
- Không sử dụng trà, cà phê. Thỉnh thoảng, bạn vẫn có thể dùng trà hay cà phê nhưng việc tiêu thụ vượt ngưỡng cho phép sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cả mẹ lẫn bé. Bởi caffeine có tác dụng như một chất lợi tiểu nhẹ làm thúc đẩy quá trình bài tiết nước tiểu nhiều hơn trong ngày. Điều này khiến cơ thể có xu hướng giữ lại chất lỏng để tự cân bằng nên không tránh khỏi tình trạng phù nề chân có thể xảy ra.
Tập luyện thường xuyên
- Tập thể dục thường xuyên giúp giảm phù chân khi mang thai. Hãy lựa chọn các bộ môn vận động nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, bơi lội… (tham khảo bác sĩ để đưa ra sự lựa chọn tốt nhất).
- Chú ý giữ mát cho cơ thể khi tập luyện trong thời tiết nắng nóng.
- Nếu có điều kiện hãy thương xuyên bơi lội hoặc dành thời gian trong hồ bơi vì đây là phương pháp sử dụng áp lực của nước giúp giảm sưng tạm thời.
- Tránh xa các hoạt động gắng sức như chạy, mang vác, tập tạ,…
Phù chân thường xuất hiện ở 3 tháng cuối thai kỳ và có thể là dấu hiệu cảnh báo của tiền sản giật vô cùng nguy hiểm. Vì vậy trong giai đoạn này mẹ bầu nên khám thai thường xuyên và thông báo với bác sĩ ngay nếu có những dấu hiệu bất thường nào như cảm thấy đau đầu, buồn nôn, mắt nhìn mờ, sưng đột ngột ở mặt, tay...
------------------------------------------------------
Bạn đang lập kế hoạch mang thai và muốn chuẩn bị kiến thức và thiết lập thói quen tập luyện để có thể duy trì khi mang thai?
Bạn đang mang thai và mong muốn được chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho cả mình và em bé, nhưng không muốn bị tăng cân quá mức để hồi phục và về vóc dáng cũ nhanh chóng sau sinh?
Bạn muốn tận hưởng một thai kỳ lành mạnh và hạnh phúc, giảm thiểu các triệu chứng khó chịu cả về thể chất và tinh thần?
Bạn là người thân và muốn chăm sóc, chia sẻ kiến thức với người mẹ tương lai để đồng hành trong khoảng thời gian kỳ diệu này?
Bạn là bác sĩ phụ sản muốn cập nhật kiến thức về dinh dưỡng, tập luyện lành mạnh trong thai kỳ để tư vấn các thai phụ, bệnh nhân của mình tốt hơn và đầy đủ hơn?
Hãy đăng ký ngay chương trình tập luyện mới nhất của Her Academy: FIT & STRONG PREGNANCY cùng HLV Đào Chi Anh - là một HLV Fitness Cá Nhân có chứng chỉ quốc tế hàng đầu thế giới ISSA (Hoa Kỳ) và đã tốt nghiệp bằng Diploma về Sức khỏe Dinh Dưỡng của Royal Institute of Public Health (Vương Quốc Anh).
Link chương trình tập luyện tại đây!
About the author
S. Reen