“Mom brain” - Tình trạng suy giảm trí nhớ khi mang thai và sau sinh

MẸ & BÉ

“Mom brain” - Tình trạng suy giảm trí nhớ khi mang thai và sau sinh

authorBy S. Reen
Share on
Share on
“Mom brain” - Tình trạng suy giảm trí nhớ khi mang thai và sau sinh

Bạn không đơn độc đâu. Rất nhiều phụ nữ mang bầu hoặc sau sinh đã gửi tới Her những lời than phiền về tình trạng “não cá vàng”, nhớ nhớ quên quên. Phải thừa nhận rằng những câu chuyện này rất hài hước, gây cười nhưng chúng tôi hiểu bạn có những lo lắng giấu trong đó.


“Não cá vàng của các bà mẹ" hay “mom brain” nghe có vẻ giống như một tình trạng hư cấu hoặc một lý do thuận tiện để đổ lỗi cho việc đãng trí, nhưng đó thực sự là một tình trạng có thật được khoa học chứng minh. Một nghiên cứu của Đại học British Columbia đã chứng minh rằng việc làm mẹ có tác động vĩnh viễn đến chức năng nhận thức của bạn.


Trong khi đó, một nghiên cứu trên tạp chí Nature Neuroscience cho thấy ngay cả hai năm sau khi mang thai, phụ nữ đã có những thay đổi về chất xám trong não. Những thay đổi này diễn ra ở các khu vực liên quan đến nhận thức xã hội hoặc khả năng đồng cảm với người khác. Nói cách khác, một phần của trí nhớ được “hy sinh” để các phần nhận thức khác được phát triển hơn.


Nguyên Nhân Suy Giảm Trí Nhớ 


Ngay cả ở người bình thường, hiện tượng suy giảm trí nhớ hoặc hay quên vẫn có thể xảy ra nếu stress hoặc mất ngủ… Tình trạng suy giảm trí nhớ sau sinh có thể khác nhau ở mỗi người. 


Có một sự thay đổi sinh học thần kinh trong não của phụ nữ cả trong thời kỳ mang thai và sau sinh. Khi mang thai, lượng progesterone và estrogen trong não của phụ nữ mang thai được ước tính tăng lên khoảng 15 - 40 lần so với bình thường. Những hormone này ảnh hưởng đến mọi nơron thần kinh ở não.


Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cho rằng sự gia tăng estrogen, oxytocin và prolactin sau sinh có thể giúp não của mẹ định hình lại để đáp ứng việc chăm sóc em bé thật tốt. Sự thay đổi này khiến nhận thức của mẹ xác định nhu cầu của trẻ sơ sinh là mối quan tâm hàng đầu nên những hoạt động khác dường như sẽ bị “mờ” đi trong não. Điều này khiến mẹ kém tập trung và khó ghi nhớ các công việc hàng ngày khác.


Ngoài ra có một số nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ sau sinh như: thiếu dinh dưỡng, tình trạng thiếu ngủ, căng thẳng, áp lực ... dễ làm mẹ mệt mỏi, đãng trí, kém tập trung.


suy-giảm-trí-nhớ-phụ-nữ.jpg


Suy Giảm Trí Nhớ Khi Mang Thai Và Sau Sinh Có “Hết” Không?


Không phải trải nghiệm của mọi phụ nữ đều giống nhau. Theo các nhà khoa học, thời gian để phụ nữ sau sinh lấy lại được trạng thái cân bằng hormone là khoảng nửa năm cho đến 1 năm. Nhưng cũng có người sẽ phải vật lộn trong nhiều năm hoặc sẽ không thể trở lại được như ban đầu.


Nhưng đừng lo sợ, theo Tiến sĩ Cindy Barha, Đại học British Columbia: “Trí não của bạn không quay lại như cũ vì nó đã thay đổi. Nó đã được phát triển". Như việc nâng cao khả năng giữ bình tĩnh và tập trung trong các tình huống căng thẳng, khả năng giải thích những tiếng khóc khác nhau của trẻ sơ sinh và tăng cường cảnh giác trước những nguy hiểm tiềm ẩn…


Cách Khắc Phục Triệu Chứng Suy Giảm Trí Nhớ


Với một chút kế hoạch và nỗ lực, bạn có thể cải thiện chứng hay quên của tình trạng “mom brain”.


Kiên nhẫn


Những thay đổi sinh học mà bạn đang trải qua là bình thường và đó là cách bộ não của bạn thích nghi và phát triển để bạn trở thành người mẹ tốt nhất có thể. Trong khi các tác dụng phụ đôi khi gây khó chịu, hãy nhắc nhở bản thân rằng khoa học đã chứng minh cho những điều này. Hãy cho phép bản thân được mắc sai lầm, đừng tự chỉ trích và gây sức ép cho bản thân vì điều đó có thể gây sức ép lên não bộ khiến tình trạng tệ hơn.


Luôn giữ tâm trạng thoải mái và hạnh phúc


Áp lực từ cuộc sống, tài chính cho tới việc làm mẹ dễ dẫn đến stress. Sự căng thẳng tác động trực tiếp lên trung tâm thần kinh nhận thức và làm giảm tốc độ phản ứng với sự vật, khiến con người khó tập trung suy nghĩ, dễ phân tán tư tưởng và giải quyết vấn đề chậm chạp. Lâu ngày làm não bộ suy giảm chức năng và trí nhớ sa sút dần. Vì vậy, hãy cố gắng giữ tâm trạng thoải mái, nhìn cuộc sống ở những khía cạnh tích cực.


Nếu quá căng thẳng, bạn có thể dành chút thời gian để nghe nhạc, âm nhạc luôn khiến tâm hồn con người được thoải mái và thư giãn. 


Tìm hiểu những thói quen hàng ngày để cải thiện tâm trạng tại đây.


suy-giảm-trí-nhớ-phụ-nữ-1.jpg


Tránh xa các chất như rượu, bia và thuốc lá


Điều này không mới nhưng vẫn luôn cần nhắc lại, các chất kích thích có ảnh hưởng xấu tới não bộ và thần kinh con người và đặc biệt là phụ nữ mang thai. Khói thuốc không chỉ ảnh hưởng đến não bộ của thai nhi mà còn gây hại cho trí nhớ của mẹ bầu. Vì vậy, nếu không hút thuốc lá bạn cũng nên tránh xa những nơi có khói thuốc.


Chăm sóc sức khỏe trí não


Tham gia các hoạt động giúp não tập trung và tỉnh táo như chơi các trò chơi cần sự ghi nhớ và động não (giải ô chữ, ô số)..


Để tăng cường khả năng ghi nhớ của não, bạn nên thường xuyên quan sát và ghi nhớ những sự việc xung quanh. Bạn có thể bắt đầu với những hình ảnh đơn giản là xem xét và ghi nhớ những đặc điểm riêng trong vài giây rồi tăng dần mức độ..


Chỉ cần kiên nhẫn và dành chút thời gian để rèn luyện trí não mỗi ngày thì bạn sẽ cải thiện được tình trạng suy giảm trí nhớ sau sinh hiệu quả, nhanh chóng hơn.


Bổ sung đầy đủ dưỡng chất và vitamin


Ăn uống cân bằng, lành mạnh, ưu tiên các loại trái cây và rau xanh giàu chất chống oxy hóa như quả việt quất, bông cải xanh và cam.


Thịt nạc, thịt gia cầm, các loại đậu và sữa có chứa nhiều protein. Những thực phẩm này giải phóng dopamine và norepinephrine, giúp tăng cường năng lượng và sự tập trung.


Axit béo omega-3 trong cá hồi cũng thúc đẩy sự phát triển của não và các tế bào thần kinh.


Tập luyện hàng ngày


Tập thể dục giúp giải phóng endorphin nâng cao tâm trạng, giảm mệt mỏi và tăng cường khả năng thư giãn tổng thể của bạn. Hơn nữa, nó có thể cải thiện trí lực bằng cách tăng cường lưu lượng máu và oxy hơn đến não và tăng sản xuất các hormone thúc đẩy sự phát triển của các tế bào não.


shutterstock_1696881907.jpg


Ngủ đủ giấc


Giấc ngủ giúp não bộ nghỉ ngơi, qua đó tăng cường trí nhớ. Bạn nên tạo thói quen cho bé ngủ đúng giờ để mẹ có thời gian nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc, hãy ngủ trưa khoảng 20 - 30 phút và ngủ đủ 8 tiếng một ngày sẽ hạn chế được việc suy giảm trí nhớ.


Sắp xếp công việc hợp lý


Luôn lên kế hoạch trước để hoàn thành các công việc một cách chủ động. Sắp xếp công việc một cách hợp lý, tránh làm quá nhiều việc cùng một lúc gây quá tải, khiến cơ thể mệt mỏi và ảnh hưởng đến trí nhớ. 


Cách tốt nhất là ghi chép lại vào sổ tay hoặc sử dụng điện thoại để đặt lời nhắc và báo thức. Điều quan trọng là làm điều đó ngay khi bạn nhớ ra, bỏ qua và nghĩ “mình sẽ làm ngay sau” chỉ làm tăng khả năng bạn quên luôn công việc đó mà thôi.


Đối với những vật dụng cần thiết như chìa khóa, điện thoại, ví tiền, mắt kính… nên cất ở một nơi cố định để khi cần đến thì sẽ tìm thấy ngay. Điều quan trọng nữa là bạn nên bình tĩnh khi phát hiện mình lại quên một thứ gì đó. Càng mất bình tĩnh, gấp gáp sẽ càng khiến cảm xúc của bạn trở nên tệ hơn


Chia sẻ áp lực với người thân, gia đình


Đừng im lặng và chịu đựng một mình, bạn có thể chia sẻ với gia đình để được giúp đỡ. Bên cạnh việc giảm áp lực các công việc, tâm lý được yêu thương chia sẻ sẽ giúp bạn thoải mái, giảm stress.


Cuộc sống là những sự đổi thay. Tuy trí nhớ của bạn sẽ không giống trước, nhưng bạn đang trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình, một người mẹ tuyệt vời.

About the author

Một cô gái yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp

author

S. Reen

Đăng ký để nhận tin tức mới nhất từ Her

Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội

Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882

Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn

Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

imgimg
close-icon

Quà Tặng Đặc Biệt Tháng Này!

Liệu pháp giác hơi da mặt mang đến sức khoẻ và độ đàn hồi cho làn da, trả lại vẻ tươi trẻ bạn mong muốn!