Bà bầu ăn chuối tiêu được không? Chuối là trái cây phổ biến với những tác dụng tốt cho sức khỏe người ăn. Với bà bầu, ăn chuối tiêu có tốt cho mẹ và bé không? Nếu ăn không đúng cách, bà bầu có thể gặp một số vấn đề gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết sau để biết bà bầu ăn chuối tiêu tốt không và những nguy cơ gặp phải nếu mẹ ăn chuối sai cách.
Bà bầu ăn chuối tiêu được không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu có thể ăn chuối tiêu bởi những công dụng tuyệt vời mà loại quả này mang đến cho sức khỏe. Đa số các nghiên cứu đều cho rằng chuối tiêu tốt cho phụ nữ mang thai, đặc biệt tốt cho sức khỏe thai nhi.
Cụ thể, chuối tiêu có nhiều kali và vitamin B6 - là những chất tốt cho sự phát triển của thai nhi. Nếu kali giúp giảm đau nhức và chuột rút cho bà bầu trong giai đoạn mang thai, thì B6 lại tốt cho thai nhi với khả năng dẫn truyền tuyệt vời. Vitamin B6 sẽ giúp dẫn truyền dopamine, serotonin, mang đến nguồn năng lượng để thai nhi phát triển mạnh mẽ.
Ngoài ra, chuối còn tốt cho tiêu hóa nên sẽ giúp mẹ bầu giảm nguy cơ và tình trạng táo bón tốt hơn. Nhìn vào những lợi ích này, có thể biết bà bầu ăn chuối tiêu được hay không.
Bà bầu ăn chuối tiêu có lợi ích gì?
Để hiểu hơn về việc bà bầu ăn chuối tiêu được không, hãy cùng nhìn vào những công dụng tuyệt vời mà loại quả này mang đến cho sức khỏe mẹ bầu như dưới đây.
Giảm nguy cơ dị tật thai nhi/ sinh non
Trong chuối tiêu có chứa axit folic, đây là một chất rất tốt cho sự phát triển của tủy sống, não và dây thần kinh của thai nhi. Thiếu loại axit này, nhiều bà bầu có nguy cơ sinh non hoặc thai nhi sinh ra dị tật khá cao. Việc ăn chuối có thể giúp phụ nữ mang thai giảm thiểu nguy cơ này vì thai nhi có thể hấp thu axit folic từ người mẹ.
Hỗ trợ trị thiếu máu
Thiếu máu là vấn đề mà rất nhiều phụ nữ khi mang thai gặp phải. Tình trạng thiếu máu có thể khiến bà bầu gặp những biến chứng về sau. Trong số các thực phẩm bổ máu, chuối cũng là một cái tên đáng xem xét vì nó có khả năng tăng sắt và giảm chứng thiếu máu khi tăng sản xuất hemoglobin.
Giảm tình trạng buồn nôn
Khi mang thai, các bà bầu phải trải qua tình trạng ốm nghén, buồn nôn là chuyện bình thường, nhất là giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất. Tuy nhiên, nếu khắc phục và giảm bớt sự khó chịu do buồn nôn gây ra, bà bầu có thể ăn chuối. Nhờ hàm lượng vitamin B6 cao mà chuối có thể hỗ trợ giảm buồn nôn và ốm nghén rất tốt.
Điều hòa và ổn định huyết áp
Chính nhờ kali có trong thành phần mà chuối cũng giúp ổn định huyết áp tốt. Bà bầu có thể ăn chuối để bổ sung kali cho cơ thể nhằm kiểm soát tăng huyết áp - vốn rất dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm trong thời kỳ mang thai.
Chuối giúp chống táo bón
Nếu đang thắc mắc bà bầu ăn chuối tiêu được không thì chắc chắn là có khi nhìn vào lợi ích này của chuối. Táo bón là triệu chứng rất hay gặp ở các bà bầu, gây nên sự khó chịu khi đi tiêu cùng nhiều vấn đề khác. Thế nhưng, chuối lại có thể giúp bà bầu chống táo bón và đi vệ sinh dễ dàng hơn nhờ nó chứa rất nhiều chất xơ. Bởi vậy, các bà bầu đừng quên bổ sung chuối vào thực đơn ăn uống của mình để giảm nguy cơ táo bón nhé.
Giúp bổ sung canxi
Chuối cũng chứa hàm lượng canxi dồi dào nên sẽ tốt cho các bà bầu khi mà canxi đóng vai trò rất quan trọng đối với xương và răng của thai nhi. Ăn chuối thực sự là một mẹo rất tốt để bổ sung thêm lượng canxi cho cơ thể một cách tự nhiên.
Tăng cường sức đề kháng
Với thành phần chứa vitamin C, chuối cũng mang lại khả năng chống lão hóa và viêm nhiễm. Các bà bầu ăn chuối có thể nhận lại được hiệu quả tăng cường sức đề kháng và miễn dịch sẽ tốt hơn.
Cân bằng và cải thiện tâm trạng
Ngoài ra, chuối cũng hỗ trợ cân bằng và cải thiện tâm trạng cho các bà bầu rất tốt. Ăn chuối sẽ giúp bà bầu giảm lo âu và căng thẳng, đặc biệt hỗ trợ cho giấc ngủ ngon hơn nếu ăn vào buổi tối đúng thời điểm.
Những điều cần lưu ý khi bà bầu ăn chuối tiêu
Bà bầu nên ăn bao nhiêu quả chuối?
Sau khi biết bà bầu ăn chuối tiêu được không, nhiều người không rõ ăn bao nhiêu quả dẫn đến việc ăn quá nhiều không tốt. Theo chuyên gia, bà bầu chỉ nên ăn 1-2 quả mỗi ngày để không bị thừa chất.
Bà bầu ăn chuối xanh được không?
Bà bầu vẫn có thể ăn chuối xanh nhưng cần chú ý không ăn nhiều. Ngoài ra, cũng cần cân nhắc nên ăn không vì có thể dễ bị táo bón và đầy hơi, chướng bụng. Tình trạng xấu hơn là có thể bị buồn nôn. Riêng với chuối xanh nấu ốc, bà bầu hoàn toàn có thể ăn ngon miệng vì chuối xanh đã được nấu chín.
Bà bầu bị tiểu đường ăn chuối được không?
Vì chuối có lượng đường khá cao nên sẽ khiến đường huyết tăng lên dễ dàng. Bởi vậy, nếu bà bầu bị tiểu đường, bạn không nên ăn chuối để tránh làm trầm trọng thêm vấn đề bệnh lý.
Bà bầu nên ăn chuối lúc nào?
Bà bầu không nên ăn chuối lúc đó vì sẽ dễ bị đau dạ dày và rối loạn. Tốt nhất là nên ăn sau bữa chính khoảng 1-2 tiếng. Thời điểm này được xem là tốt nhất vì bà bầu có thể hấp thu nhiều vitamin và khoáng chất trong chuối nhất có thể.
Bài viết này đã lý giải bà bầu ăn chuối tiêu được không. Nhìn vào những công dụng tuyệt vời ở trên thì chắc chắn bạn sẽ biết bà bầu có nên ăn chuối không. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho các bà bầu khi lựa chọn và ăn loại trái cây giàu dinh dưỡng này.
-----------------------------------------------------
Bạn đang lập kế hoạch mang thai và muốn chuẩn bị kiến thức và thiết lập thói quen tập luyện để có thể duy trì khi mang thai?
Bạn đang mang thai và mong muốn được chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho cả mình và em bé, nhưng không muốn bị tăng cân quá mức để hồi phục và về vóc dáng cũ nhanh chóng sau sinh?
Bạn muốn tận hưởng một thai kỳ lành mạnh và hạnh phúc, giảm thiểu các triệu chứng khó chịu cả về thể chất và tinh thần?
Bạn là người thân và muốn chăm sóc, chia sẻ kiến thức với người mẹ tương lai để đồng hành trong khoảng thời gian kỳ diệu này?
Bạn là bác sĩ phụ sản muốn cập nhật kiến thức về dinh dưỡng, tập luyện lành mạnh trong thai kỳ để tư vấn các thai phụ, bệnh nhân của mình tốt hơn và đầy đủ hơn?
Hãy đăng ký ngay chương trình tập luyện mới nhất của Her Academy: FIT & STRONG PREGNANCY cùng HLV Đào Chi Anh - là một HLV Fitness Cá Nhân có chứng chỉ quốc tế hàng đầu thế giới ISSA (Hoa Kỳ) và đã tốt nghiệp bằng Diploma về Sức khỏe Dinh Dưỡng của Royal Institute of Public Health (Vương Quốc Anh).
Link chương trình tập luyện tại đây!
About the author
Đặng Nguyệt