Xoa bụng có kích thích đẻ không là một trong những băn khoăn hàng đầu của phụ nữ mang thai. Nhiều người cho rằng, hành động xoa bụng bầu là cách thể hiện tình cảm của người mẹ với thai nhi, ngoài ra, đây cũng là cách thức giúp chuyển dạ nhanh được nhiều người truyền tai nhau. Vậy xoa bụng nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Xoa bụng có kích thích đẻ không?
Mặc dù xoa bụng hay massage mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho mẹ bầu nhưng hành động này thực chất sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho bé nếu như bố mẹ không biết cách xoa bụng bầu đúng cách. Vậy khi xoa bụng có kích thích đẻ không?
Tam cá nguyệt thứ 3 được xem là thời điểm nhạy cảm với thai phụ. Khoảng thời gian này, các động tác xoa bóp phải nhẹ nhàng, tuyệt đối không xoa bóp sâu, ấn mạnh vào các vùng cơ, huyệt. Nó có thể kích thích tử cung người mẹ co bóp làm ảnh hưởng không tốt đến thai nhi, có thể làm sảy thai, động thai, sinh sớm. Đặc biệt là những bà bầu trong trường hợp có nhau thai bám mặt trước, từng có biểu hiện sinh sớm hoặc động thai càng không nên xoa bụng vì dễ gây kích thích hơn.
Cũng theo các bác sĩ, các mẹ không nên lo lắng việc xoa bụng bầu không gây nên hiện tượng nhau thai quấn cổ. Ở giai đoạn này nhau thai dài, không gian rộng, hoạt động của thai nhi có thể là quay 1 vòng hoặc 2 vòng quanh nhau thai. Có khi thai nhi có thể tự quay trả lại được như vị trí ban đầu, cho dù là bạn có xoa bụng hay không thì cũng không ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.
Vậy, "Xoa bụng bầu có kích thích đẻ không?", bạn chắc chắn đã có câu trả lời. Nếu như bạn tuân thủ các nguyên tắc xoa bụng bầu đúng cách thì hành động này sẽ mang đến nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé.
Xoa bụng có kích thích đẻ không
Hướng dẫn cách xoa bụng bầu đúng cách
Nếu bạn đang cân nhắc về việc massage, xoa bóp trong thời kỳ mang thai không thì hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ và nhân viên y tế. Họ sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe của bạn để đưa ra lời khuyên phù hợp nhất.
- Khi massage cần chú ý tư thế nằm, đặc biệt chú ý khi xoa vùng bụng để không ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi.
- Chọn kem hoặc dầu xoa bóp có nguồn gốc rõ ràng, không chứa các thành phần gây kích ứng với da.
- Tăng huyết áp khi mang thai có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ tiền sản giật. Nếu bạn bị tăng huyết áp khi mang thai thì bạn không nên đi massage.
- Mẹ nên vuốt ve nhẹ nhàng, tránh mạnh tay hoặc dồn dập để hạn chế gây ra những nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Massage là cách giao tiếp tuyệt vời giữa mẹ và bé, thông qua đó kích thích hệ thần kinh, thúc đẩy tế bào não của bé phát triển.
- Trước khi tiến hành xoa bụng, mẹ cần chuẩn bị một tâm lý tốt, giữ trạng thái vui vẻ, ổn định, tránh sự căng thẳng, kết hợp vừa xoa bụng, vừa nghe nhạc thư giãn, trò chuyện cùng bé.
Trường hợp không nên xoa bụng bầu
Thai phụ bị nhau tiền đạo
Xoa bụng nhiều có tốt không? Sẽ không tốt nếu như mẹ bầu gặp phải tình trạng nhau tiền đạo. Đây là hiện tượng bánh nhau không bám hoàn toàn vào mặt trước và sau đáy tử cung như bình thường. Một phần hoặc toàn bộ nhau sẽ chặn ngay cổ tử cung người mẹ, khiến thai nhi khó xoay đầu chui ra ngoài, gây khó sinh. Khi mẹ bị nhau tiền đạo, việc xoa bụng bầu được xem là việc làm cấm kỵ.
Khi xuất hiện các dấu hiệu sinh non
Bé sinh non sẽ chịu nhiều thiệt thòi về thể chất, trí tuệ hơn so với các em bé khác. Khi mẹ cảm thấy các dấu hiệu như đau bụng dưới, buồn nôn, tiêu chảy hoặc xuất hiện cơn co thắt ở bụng cứ sau 10 phút hoặc sớm hơn, thì hành động xoa bụng sẽ vô tình kích thích tử cung co thắt, tăng nguy cơ sinh non ở mẹ bầu.
Ngoài ra, mẹ nên chú ý đến thể trạng, thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng để thai nhi sinh không bị thiếu tháng, ốm yếu, chậm phát triển. Khi mẹ có tiền sử sinh non, sẩy thai, phá thai hoặc thai lưu, nên lưu ý không xoa bụng bầu để tránh những tác động không tốt đến thai nhi.
Thai nhi cử động nhiều hơn bình thường
Mẹ có thể cảm nhận những cú đạp, vươn vai của bé một cách rõ ràng. Việc theo dõi các cử động thai nhi rất quan trọng bởi đó là cách thức thể hiện tình trạng phát triển của em bé.
Nếu thai nhi cử động nhiều hơn mức bình thường, mẹ nên khám bác sĩ và tránh những tác động bên ngoài như xoa bụng bầu. Hành động này có thể khiến bé bị dây rốn quấn quanh cổ hoặc gia tăng nguy cơ sinh non.
Không massage nếu bị huyết khối tĩnh mạch sâu
Huyết khối tĩnh mạch sâu là việc hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch sâu ở chi hoặc trong cơ thể. Người bị huyết khối tĩnh mạch sâu nên tránh massage vì massage có thể làm cục máu đông tan ra, di chuyển trong dòng máu có thể gây tắc mạch phổi, nhồi máu cơ tim...
Xoa bụng có kích thích đẻ không? Có, nhưng thai phụ cũng không nên lạm dụng việc xoa bụng bầu thường xuyên, nhất là ở những tuần cuối thai kỳ bởi hành động này không thực sự có lợi đến sự phát triển của thai nhi. Lưu ý, những thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo, để quá trình sinh nở diễn ra dễ dàng hơn, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để nhận sự tư vấn tốt nhất, đồng thời chú ý đến chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý, chuẩn bị tâm lý tốt trước khi lâm bồn.
-----------------------------------------------------
Bạn đang lập kế hoạch mang thai và muốn chuẩn bị kiến thức và thiết lập thói quen tập luyện để có thể duy trì khi mang thai?
Bạn đang mang thai và mong muốn được chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho cả mình và em bé, nhưng không muốn bị tăng cân quá mức để hồi phục và về vóc dáng cũ nhanh chóng sau sinh?
Bạn muốn tận hưởng một thai kỳ lành mạnh và hạnh phúc, giảm thiểu các triệu chứng khó chịu cả về thể chất và tinh thần?
Bạn là người thân và muốn chăm sóc, chia sẻ kiến thức với người mẹ tương lai để đồng hành trong khoảng thời gian kỳ diệu này?
Bạn là bác sĩ phụ sản muốn cập nhật kiến thức về dinh dưỡng, tập luyện lành mạnh trong thai kỳ để tư vấn các thai phụ, bệnh nhân của mình tốt hơn và đầy đủ hơn?
Hãy đăng ký ngay chương trình tập luyện mới nhất của Her Academy: FIT & STRONG PREGNANCY cùng HLV Đào Chi Anh - là một HLV Fitness Cá Nhân có chứng chỉ quốc tế hàng đầu thế giới ISSA (Hoa Kỳ) và đã tốt nghiệp bằng Diploma về Sức khỏe Dinh Dưỡng của Royal Institute of Public Health (Vương Quốc Anh).
Link chương trình tập luyện tại đây!
About the author
Đặng Nguyệt