Giải đáp các câu hỏi thường gặp về vắc xin COVID-19

SỐNG KHỎE

Giải đáp các câu hỏi thường gặp về vắc xin COVID-19

authorBy S. Reen
Share on
Share on
Giải đáp các câu hỏi thường gặp về vắc xin COVID-19

Vắc-xin hoạt động bằng cách chuẩn bị cho hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể - hệ thống miễn dịch - nhận biết và chống lại chủng vi-rút gây bệnh Covid-19. Sau khi tiêm phòng, nếu sau này cơ thể tiếp xúc với những vi trùng gây bệnh đó, cơ thể sẽ ngay lập tức sẵn sàng tiêu diệt chúng, ngăn ngừa bệnh tật.


Có rất nhiều lý do có thể giải thích tại sao có nhiều người ít quan tâm đến việc tiêm chủng, đó có thể là lo ngại về tính an toàn, tác dụng phụ và mức độ hoạt động của vắc xin đối với các biến thể virus mới.


Ngoài ra, các rào cản trong việc tiếp cận vắc xin vẫn là một vấn đề đáng kể đối với nhiều người.


Vắc Xin Có Thể Gây Vô Sinh Không?


Không có bằng chứng nào chứng minh rằng vắc xin có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Đây không phải là điều mọi người nên lo lắng.


Tôi Muốn Có Con, Vậy Sử Dụng Vắc Xin Covid-19 Có An Toàn Không?


Có. Nếu bạn đang cố gắng mang thai hoặc muốn mang thai trong tương lai, bạn có thể tiêm vắc xin Covid-19.


Hiện không có bằng chứng cho thấy việc tiêm chủng vắc-xin Covid-19 gây ra bất kỳ vấn đề nào đối với việc mang thai, kể cả sự phát triển của nhau thai. Ngoài ra, không có bằng chứng cho thấy tác dụng phụ của vắc xin, kể cả vắc xin ngừa Covid-19 liên quan tới các vấn đề về thụ thai.


Vắc Xin Covid-19 Có Làm Thay Đổi ADN Của Tôi Không?


Không. Vắc xin Covid-19 không làm thay đổi hay ảnh hưởng đến ADN của bạn theo bất kỳ cách nào.


Các loại vaccine Covid-19 hiện tại đang được sản xuất theo 3 cơ chế: vắc xin mRNA, vắc xin protein và vắc xin vector. 


Vắc xin phòng Covid-19 của AstraZeneca được đưa về Việt Nam là vắc xin vector. Loại vắc xin này gửi vật liệu gen đến tế bào của chúng ta để bắt đầu xây dựng hàng rào bảo vệ chống virus gây bệnh Covid-19. Tuy nhiên, vật liệu đó không xâm nhập vào nhân tế bào nơi chứa ADN. Điều này có nghĩa là vật liệu gen trong vắc xin không thể tác động hoặc tương tác với ADN của chúng ta theo bất kỳ hình thức nào. Tất cả vắc xin Covid-19 bắt tay với hàng rào bảo vệ tự nhiên của cơ thể để phát triển khả năng miễn dịch đối với bệnh đó một cách an toàn.



Tôi Có Nên Tiêm Chủng Nếu Đã Từng Nhiễm Covid-19?


Bất kỳ ai đã bị nhiễm Covid-19 vẫn nên tiêm phòng vì các chuyên gia hiện vẫn chưa biết thời gian chúng ta miễn dịch, được bảo vệ không bị nhiễm bệnh lại sau khi khỏi bệnh Covid-19 là bao lâu.


Vắc Xin Có Tác Dụng Trong Bao Lâu?


Nghiên cứu gần đây nhất cho thấy khả năng miễn dịch có thể kéo dài 8 tháng hoặc lâu hơn, nhưng các chuyên gia vẫn đang tìm hiểu thêm về khoảng thời gian vắc xin có thể bảo vệ chống lại Covid-19 trong điều kiện thực tế.


Điều chúng ta chắc chắn biết đó là Covid-19 đã gây bệnh rất nghiêm trọng và gây tử vong cho nhiều người. Nếu bị nhiễm Covid-19, bạn cũng có khả năng sẽ lây bệnh cho người thân, những người có thể bị bệnh nặng. Tiêm vắc xin ngừa Covid-19 là môt lựa chọn an toàn hơn.


Còn Các Biến Thể Của Coronavirus Thì Sao?


Các chuyên gia lo ngại rằng các biến thể của coronavirus vẫn sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng. Tiêm vắc xin là cách duy nhất để đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng. kiểm soát đại dịch.


Chúng ta đang trong một cuộc đua sát nút đến vạch đích để xem liệu có thể tiêm đủ số lượng người để tạo miễn dịch cộng đồng trước khi các biến thể vẫn tiếp tục biến đổi hay các biến thể mới xuất hiện sẽ kháng lại các loại vắc xin hiện có.


Tác Dụng Phụ Của Vắc Xin Có Đáng Lo?


Sau khi tiêm vắc-xin, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ, là những dấu hiệu bình thường cho thấy hệ thống miễn dịch phản ứng với vắc-xin và cơ thể đang xây dựng hàng rào bảo vệ. Các tác dụng phụ phổ biến bao gồm đau, tấy đỏ và sưng ở cánh tay nơi tiêm hay mệt mỏi, đau đầu, đau nhức cơ, ớn lạnh, sốt hoặc buồn nôn trên khắp toàn bộ phần còn lại của cơ thể. Những tác dụng phụ này có thể còn ảnh hưởng tới khả năng làm các hoạt động hàng ngày nhưng chúng sẽ biến mất sau vài ngày.


Các phản ứng phụ ít gặp hơn được báo cáo đối với một số vắc xin Covid-19 bao gồm các phản ứng dị ứng nghiêm trọng như phản vệ, tuy nhiên phản ứng này cực kỳ hiếm.



Tôi Có Bị Nhiễm Covid-19 Khi Tiêm Vắc Xin Không?


Không có vắc-xin Covid-19 nào được cấp phép chứa virus còn sống gây bệnh Covid-19. Điều này có nghĩa là vắc xin Covid-19 không thể khiến quý vị nhiễm bệnh Covid-19.


Tuy nhiên, thông thường phải mất vài tuần sau khi tiêm chủng để cơ thể phát triển khả năng miễn dịch (bảo vệ khỏi vi-rút gây bệnh Covid-19). Điều này có nghĩa là một người có thể bị lây nhiễm vi-rút gây bệnh Covid-19 ngay trước hoặc sau khi tiêm chủng. Đây là do vắc-xin chưa có đủ thời gian để cung cấp sự bảo vệ.


Hãy cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro và lựa chọn tiêm vắc xin nếu bạn có cơ hội. Tác dụng chủng ngừa Covid-19 của vắc xin "vượt xa" những rủi ro. Bộ Y tế các nước và Tổ chức Y tế Thế giới vẫn đang theo dõi chặt chẽ mọi tác dụng phụ không mong muốn sau khi sử dụng vắc xin Covid-19.


Ai Không Nên Tiêm Vắc Xin?


Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi quốc gia cần chủng ngừa cho ít nhất 70% dân số mới đạt được miễn dịch cộng đồng. Giống với các loại dược phẩm khác, vaccine COVID-19 có thể gây một số tác dụng phụ và không phù hợp ở từng đối tượng nhất định. Tất cả những người có phản ứng dị ứng nghiêm trọng với bất kỳ thành phần hoạt chất hoặc tá dược nào liệt kê trong mục thành phần vắc xin đều KHÔNG ĐƯỢC tiêm vắc xin.


Bên cạnh đó, cần thận trọng tiêm chủng với các đối tượng, như:


- Nếu bạn đã từng có phản ứng dị ứng nghiêm trọng (phản ứng phản vệ) sau khi tiêm vắc xin nào đó trước đây.

- Nếu hệ miễn dịch của bạn bị suy yếu (suy giảm miễn dịch) hoặc bạn đang dùng thuốc làm suy yếu hệ miễn dịch (như corticosteroid liều cao, thuốc ức chế miễn dịch hoặc thuốc ung thư).

- Nếu bạn hiện đang bị nhiễm trùng nặng với thân nhiệt cao (trên 38°C/ 100.4°F).

- Nếu bạn có vấn đề về xuất huyết/chảy máu hoặc bầm tím, hoặc nếu bạn đang dùng thuốc làm loãng máu (thuốc chống đông máu).


Trong trường hợp nếu bạn không chắc chắn bất kỳ điều gì bên trên, hãy trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn trước khi bạn được tiêm vắc xin.


*Nguồn tham khảo: CDC, WHO

About the author

Một cô gái yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp

author

S. Reen

Đăng ký để nhận tin tức mới nhất từ Her

Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội

Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882

Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn

Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

imgimg
close-icon

Quà Tặng Đặc Biệt Tháng Này!

Liệu pháp giác hơi da mặt mang đến sức khoẻ và độ đàn hồi cho làn da, trả lại vẻ tươi trẻ bạn mong muốn!