Nhân Ngày của Mẹ, hãy nói về những người mẹ đi làm

ĐỜI SỐNG

Nhân Ngày của Mẹ, hãy nói về những người mẹ đi làm

authorBy S. Reen
Share on
Share on
Nhân Ngày của Mẹ, hãy nói về những người mẹ đi làm

Năm nay, chúng tôi muốn nói về những bà mẹ đi làm, những người vừa chăm lo cho gia đình, vừa đối mặt với khủng hoảng, dịch bệnh...


Bạn có biết:


- Các bà mẹ đi làm có khả năng quản lý gia đình cao gấp đôi so với người bạn đời của họ.

- Các bà mẹ đi làm có khả năng quản lý con cái cao gấp ba lần so với bạn đời.

- Các bà mẹ đi làm có nguy cơ kiệt sức cao hơn 28% so với các ông bố.


Gần đây chúng ta cũng đã nghe về tỷ lệ sinh thấp kỷ lục. Nhưng khi bạn có một cái nhìn đầy đủ về những gì đang diễn ra với những bà mẹ đang đi làm cộng với ảnh hưởng của đại dịch toàn cầu, bạn có ngạc nhiên không?


Đối với nhiều phụ nữ, trở thành một người mẹ đồng nghĩa với việc phải chịu thiệt thòi cả đời về kinh tế và sự nghiệp. Đặc biệt từ khi đại dịch bùng phát, có một tỉ lệ lớn phụ nữ bị mất việc làm, một phần lý do vì hầu hết các ngành công nghiệp đều chịu ảnh hưởng nặng nề, nhưng cũng vì không ai có thể đảm đương cả hai nhiệm vụ chăm sóc trẻ và trách nhiệm với công việc toàn thời gian. Ngay cả trong các gia đình có thu nhập kép, nơi cả cha và mẹ đều có thể làm việc tại nhà, vẫn chủ yếu là các bà mẹ dành thời gian làm việc được trả lương để tập trung vào việc dạy dỗ và chăm sóc con cái. 



Về mặt xã hội, thật khó để xua tan định kiến rằng bản năng của phụ nữ đơn giản là nuôi dạy con cái và quản lý gia đình. Phụ nữ đã vượt qua những rào cản tương tự để tham gia vào các lĩnh vực có chuyên môn cao như STEM và quản lý kinh doanh, những ngành nghề mà nam giới được coi là “tốt hơn một cách tự nhiên”. Phụ nữ ngày càng nỗ lực để tiến xa hơn, nhưng họ có được nhận hỗ trợ xứng đáng với sự cố gắng ấy?


Theo dữ liệu được cung cấp của UrbanSitter (Mỹ) với gần 500 bậc cha mẹ có ít hơn một phần ba được khảo sát đồng ý rằng việc chăm sóc con cái được chia đều cho cả cha và mẹ. Đối với những người phụ nữ làm việc ngay cả ở những cơ quan, tổ chức “thân thiện với người có gia đình”, có thể thấy mức lương và triển vọng thăng tiến của họ thấp hơn so với các đồng nghiệp nam có con.


Sau cùng, đừng hiểu sai ý tôi, tình mẫu tử vẫn là phần thưởng xứng đáng về mặt tinh thần của người phụ nữ. Nhưng đôi lúc nó là gánh nặng lớn lao về kinh tế. Và làm thế nào để cải thiện tình trạng này vẫn là câu hỏi còn đang bỏ ngỏ.


Từ khảo sát Người mẹ đi làm của Adecco Việt Nam, không chỉ thời gian mà kỹ năng nhận biết và kiểm soát căng thẳng cũng là một vấn đề nan giải, với 97,95% bà mẹ tham gia khảo sát cho biết thường xuyên căng thẳng khi cố gắng cân bằng giữa công việc và gia đình.


Căng thẳng lâu dài sẽ dẫn tới kiệt sức, đây là một tình trạng sức khỏe được công nhận, nó không chỉ là câu cửa miệng. Tổ chức Y tế Thế giới đã coi tình trạng này như một hội chứng và được liệt kê vào Bảng phân loại bệnh tật quốc tế. 


Tiến sĩ Sheryl Ziegler, nhà tâm lý học và là tác giả của cuốn sách “Mommy Burnout” cho biết: “Kiệt sức thực sự là một tình trạng khá nghiêm trọng. Đối với nhiều người, nó biểu hiện ở cả các triệu chứng cảm xúc và thể chất. Thông thường, những người bị kiệt sức sẽ bị mệt mỏi, hoài nghi, thiếu động lực, đau đầu, tức ngực, đau bụng, buồn nôn, rụng tóc và thậm chí trầm cảm”. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới phụ nữ mà còn tới gia đình, con cái của họ.


Đại dịch đã cho thấy sức khỏe tinh thần và căng thẳng trong cuộc sống có mối liên hệ chặt chẽ như thế nào. Tôi nghĩ rằng rất nhiều người đã đạt đến đỉnh ngưỡng và họ không được hỗ trợ để vượt qua.


Đối với những người mẹ đang gặp khó khăn, bạn có thể thực hiện một số bước để giảm thiểu hoặc kiểm soát tình trạng kiệt sức. Trước tiên, bạn cần để bản thân chấp nhận những gì bạn đang phải đối mặt. Thừa nhận những gì bạn đang trải qua bởi vì nếu không, bạn sẽ tiếp tục chạy theo con đường này cho đến khi bạn bỏ việc theo đúng nghĩa đen, hoặc bạn lên cơn đau tim hoặc còn tồi tệ hơn.


Bạn không thể chạy theo những kỳ vọng như bản thân và gia đình mình trước khi đại dịch xảy ra. Khi đặt kỳ vọng, tức là bạn phải dồn hết mức năng lượng, trạng thái cảm xúc vào đó. Điều này vừa tốt lại vừa không tốt. Bạn cần viết ra các mục tiêu của bạn và đánh giá lại chúng mỗi tuần để xem liệu chúng có đang hoạt động hiệu quả hay cần được điều chỉnh hay không.


Hãy tham khảo cách vượt qua tình trạng kiệt sức vì công việc từ Her.vn tại đây.


Với sự phát triển về kinh tế và nỗ lực bình đẳng giới của Việt Nam, sẽ vẫn còn rất nhiều người mẹ tham gia lực lượng lao động để đóng góp cho xã hội và gia đình của họ. Vì vậy cần có sự thấu hiểu và hành động thiết thực để có thể giảm bớt những rào cản trong cuộc sống hằng ngày của người mẹ đi làm, kể cả vật chất và tinh thần. Đừng ngần ngại kêu gọi sự giúp đỡ, chúng tôi sẽ luôn ở đây, khi bạn cần. Cũng đừng quên dành thời gian để chăm sóc bản thân, bạn là một người mẹ và bạn xứng đáng.


Hãy khiến Ngày của Mẹ năm nay trở nên đáng nhớ hơn bằng những điều ý nghĩa!


Cùng đón chờ thông tin về Her Academy cùng khóa học đầu tiên giúp phụ nữ cân bằng và hạnh phúc hơn tại Her.vn nhé!

About the author

Một cô gái yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp

author

S. Reen

Đăng ký để nhận tin tức mới nhất từ Her

Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội

Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882

Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn

Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

imgimg
close-icon

Quà Tặng Đặc Biệt Tháng Này!

Liệu pháp giác hơi da mặt mang đến sức khoẻ và độ đàn hồi cho làn da, trả lại vẻ tươi trẻ bạn mong muốn!