Không có bình đẳng cho phụ nữ đi làm ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới

SỰ NGHIỆP & TÀI CHÍNH

Không có bình đẳng cho phụ nữ đi làm ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới

authorBy S. Reen
Share on
Share on
Không có bình đẳng cho phụ nữ đi làm ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới

Theo một báo cáo mới của Ngân hàng Thế giới, không có quốc gia nào trên thế giới mang lại cho phụ nữ những cơ hội tương đương với nam giới trong lực lượng lao động. Khoảng cách giới tính toàn cầu dường như lớn hơn nhiều so với suy nghĩ của chúng ta trước đây - theo tờ Guardian.


Báo cáo cho biết việc thu hẹp khoảng cách có thể nâng tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu lên hơn 20%.


Lần đầu tiên, Ngân hàng Thế giới đã điều tra tác động của các chính sách an toàn và chăm sóc trẻ em đối với sự tham gia của phụ nữ vào thị trường lao động ở 190 quốc gia. Họ phát hiện ra rằng khi tính đến hai yếu tố này, trung bình phụ nữ chỉ được hưởng 64% sự bảo vệ pháp lý so với nam giới, giảm so với ước tính trước đó là 77%.


Tác giả báo cáo Tea Trumbic cho biết các vấn đề về an toàn và chăm sóc trẻ em đặc biệt ảnh hưởng đến khả năng làm việc của phụ nữ. Bạo lực có thể ngăn cản họ đi làm và chi phí chăm sóc trẻ em có thể khiến điều đó trở nên quá sức chịu đựng.


Ấn bản thứ 10 của báo cáo về phụ nữ, doanh nghiệp và pháp luật, được xuất bản hôm thứ Hai, cũng lần đầu tiên đánh giá khoảng cách giữa luật pháp và các chính sách được đưa ra để thực hiện chúng. Nó cho thấy trung bình các quốc gia đã thiết lập ít hơn 40% hệ thống cần thiết để thực hiện đầy đủ.


Trong khi 95 quốc gia ban hành luật trả lương ngang nhau, chỉ có 35 quốc gia có biện pháp đảm bảo giải quyết khoảng cách về lương. Trên toàn cầu, phụ nữ chỉ kiếm được 77 xu so với 1 USD mà đàn ông kiếm được.


Nghiên cứu cho biết, nhiều quốc gia châu Phi cận Sahara đã đạt được tiến bộ nhanh chóng trong việc cải cách luật pháp trong những năm gần đây, nhưng có khoảng cách lớn nhất giữa luật pháp và việc thực thi. Trong đó, Togo có số lượng luật cao nhất ở châu Phi cận Sahara, trao cho phụ nữ 77% các quyền hợp pháp của nam giới, nhưng chỉ có các cơ chế để thực hiện 1/4 trong số đó.


Bà Tea Trumbic cho biết thêm: “Chúng tôi đã chứng kiến nỗ lực cải cách nhất quán từ một số nước châu Phi… báo cáo năm nay đã nhận thấy rõ Togo và Sierra Leone đã có những thay đổi thực sự lớn trong 3 - 4 năm qua”. Tuy nhiên, sự hỗ trợ phần lớn vẫn còn thiếu. Vì vậy, đó là lý do tại sao khoảng cách thực thi thậm chí còn lớn hơn ở những quốc gia tiến hành cải cách gần đây vì họ đã nâng cao tiêu chuẩn trong luật của mình nhưng lại không có cơ chế hỗ trợ để thực hiện chúng.”


Giải quyết khoảng cách về chăm sóc trẻ em sẽ ngay lập tức giúp tăng 1% số lượng phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động. Báo cáo cho thấy, chưa đến một nửa các quốc gia có hỗ trợ tài chính hoặc giảm thuế cho cha mẹ có con nhỏ và chưa đến một phần ba có các tiêu chuẩn chất lượng áp dụng cho việc chăm sóc trẻ em để đảm bảo cho cha mẹ về sự an toàn của con cái họ.


Ở 81 quốc gia, trợ cấp lương hưu của phụ nữ không bao gồm thời gian nghỉ sinh và con cái.


Ngoài ra, 151 quốc gia có luật chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc thì chỉ có 40 quốc gia có luật quy định đối với việc lạm dụng ở khu vực công cộng hoặc trên phương tiện giao thông công cộng, nghĩa là phần lớn phụ nữ không được bảo vệ trên đường đi làm.


Đại diện Ngân hàng Thế giới, chuyên gia kinh tế cấp cao Indermit Gill chia sẻ: “Trên toàn thế giới, luật pháp và thực tiễn phân biệt đối xử ngăn cản phụ nữ làm việc hoặc khởi nghiệp kinh doanh bình đẳng với nam giới. Việc thu hẹp khoảng cách này có thể nâng tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu lên hơn 20% - về cơ bản là tăng gấp đôi tốc độ tăng trưởng toàn cầu trong thập kỷ tới - nhưng các cuộc cải cách dường như đã đi chậm lại”.

About the author

Một cô gái yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp

author

S. Reen

Đăng ký để nhận tin tức mới nhất từ Her

Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội

Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882

Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn

Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.